Kinh phí công đoàn được biết đến là nguồn tiền sử dụng trong những hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến người lao động, kinh phí này sẽ chỉ thu với một số đối tượng nhất định. Vậy giám đốc công ty có phải đóng kinh phí công đoàn không?
Mục lục bài viết
1. Đóng kinh phí công đoàn gồm có các nguồn nào?
Kinh phí công đoàn được biết đến là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp, do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nguồn kinh phí được đóng theo mức quy định cua pháp luật và sử dụng nguồn kinh phí này để hỗ trợ trong hoạt động của đơn vị, doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 7 của
– Kinh phí công đoàn có thể được hỗ trợ toàn bộ từ ngân sách nhà nước: Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước được sử dụng để bảo đảm toàn bộ nguồn đóng kinh phí công đoàn và kinh phí này được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước;
– Kinh phí công đoàn được hỗ trợ một phần kinh phí: Đối với trường hợp cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí cho quá trình hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước sẽ được sử dụng để bảo đảm nguồn đóng kinh phí công đoàn tính theo quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho số biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phần kinh phí công đoàn phải đóng còn lại, đơn vị tự bảo đảm theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 7.
– Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ;
– Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị còn lại, khoản đóng kinh phí công đoàn được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật.
2. Giám đốc công ty có phải đóng kinh phí công đoàn không?
Kinh phí công đoàn sẽ chỉ thực hiện trên một số cá nhân nhất định và những đối tượng này phải thuộc trường hợp phải đóng kinh phí theo đúng quy định. Căn cứ theo Điều 4
Các đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
+ Áp dụng thu kinh phí công đoàn đối với những cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Bên cạnh đó còn thu kinh phí của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập cũng là một trong những trường hợp thuộc đối tượng này;
+ Phải kể đến, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư;
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã cũng cần thực hiện nghĩa vụ này;
+ Pháp luật cũng đã ghi nhận rõ rằng: Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam;
+ Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Đặc biệt, tại Mục 1.3 Chương 1 Hướng dẫn 238/HD-TLĐ năm 2014 được sửa đổi bởi Hướng dẫn 251/HD-TLĐ năm 2017 liệt kê những đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn gồm:
+ Cá nhân là người lao động có quốc tịch nước ngoài nhưng lại tham gia lao động, làm việc tại Việt Nam.
+ Ngoài ra, những cá nhân đang giữ vị trí là chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc; người được ủy quyền quản lý doanh nghiệp hoặc ký
+ Cá nhân đang là Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, hoặc giữ vị trí là phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập;
+ Kể cả với trường hợp người là xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp cũng nằm trong trường hợp này;
+ Cuối cùng, phải nhắc đến tình huống là người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án.
Với các nội dung trên thì một người giữ chức danh là giám đốc doanh nghiệp không thuộc đối tượng kết nạp vào tổ chức công đoàn nên đương nhiên họ không phải đóng kinh phí công đoàn.
3. Mức đóng kinh phí công đoàn được ghi nhận thế nào?
Cung cấp các thông tin về mức đóng công đoàn thì được ghi nhận trong Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP như sau:
Mức đóng = 2% x Quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động
Trong đó: Quỹ tiền lương này được xác định như sau:
Đây là tổng mức tiền lương của những người lao động, nằm trong trường hợp thực hiện việc đóng BHXH;
Còn trong trường hợp áp dụng với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân: Quỹ tiền lương được hiểu là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị; hoặc là tổng mức lương của cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân;
Về vấn đề thời gian đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp: thì theo hướng dẫn việc này được đóng hằng tháng cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động, trừ doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý cùng với thời điểm đóng BHXH bắt buộc trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn;
Có thể thấy, người lao động một khi đã được kết nạp và trở thành đoàn viên phải có trách nhiệm đóng đoàn phí. Vì lý do không chính đáng mà người lao động không đóng kinh phí công đoàn có thể sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật Trường hợp doanh nghiệp không chịu đóng hoặc không đóng đủ kinh phí công đoàn sẽ bị xử phạt theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Được ghi nhận đầy đủ tại Điều 37 Nghị định này, như sau:
– Cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 12% – dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn nếu: Vi phạm trong thời gian đóng kinh phí, chậm đóng theo thời gian đã định; Bên cạnh đó, Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định; Hoặc đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng cũng nằm trong trường hợp bị xử phạt hành chính;
– Đối với hành vi không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng. thì mức phạt tiền từ 18% – 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn sẽ được áp dụng;
Lưu ý: Quy định mức phạt về vi phạm đóng phí kinh đoàn nhưng mức phạt chỉ được áp dụng ở mức tối đa nhất định. Hiện nay, Mức phạt trong các trường hợp này không quá 75 triệu đồng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải thực hiện thêm nghĩa vụ là nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước. Thời gian để thực hiện hoạt động này là trong 30 ngày kể từ ngày có quyết định xử phạt.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết về tài chính công đoàn;
– Hướng dẫn 251/HD-TLĐ năm 2017 sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn 238/HD-TLĐ thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam.