Nhiều người hiện nay đang là giám đốc của một loại hình công ty nhất định tuy nhiên vẫn có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh để kiếm thêm thu nhập. Vậy liệu rằng giám đốc công ty có được thành lập hộ kinh doanh hay không?
Mục lục bài viết
1. Giám đốc công ty có được thành lập hộ kinh doanh không?
1.1. Khái quát chung về thành lập hộ kinh doanh:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về thành lập hộ kinh doanh. Căn cứ vào quy định tại Điều 79 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, có quy định cụ thể về đăng ký doanh nghiệp như sau:
– Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc do các thành viên của hộ gia đình đăng ký thành lập tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục luật định, sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trong trường hợp các thành viên của hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh thì sẽ phải ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật. Còn trong trường hợp cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động riêng lẻ, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh sẽ được coi là chủ hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật;
– Hộ gia đình sản xuất nông nghiệp hoặc sản xuất nông nghiệp, sản xuất ngư nghiệp hoặc diêm nghiệp và những người bán hàng rong, những chủ thể bán hàng quà vặt và buôn chuyến, những chủ thể kinh doanh lưu động và kinh doanh thời vụ theo quy định của pháp luật hoặc các chủ thể làm dịch vụ có thu nhập thấp sẽ không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ những trường hợp kinh doanh các ngành nghề đầu tư có điều kiện theo quy định của pháp luật. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa bàn quản lý của địa phương đó.
– Theo đó thì có thể thấy, mặc dù hộ kinh doanh và doanh nghiệp đều được coi là các tổ chức kinh tế và thực hiện hoạt động thương mại tuy nhiên hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hiện nay.
1.2. Giám đốc công ty có được thành lập hộ kinh doanh không?
Hiện nay pháp luật đã có những quy định cụ thể về đối tượng không được phép thành lập hộ kinh doanh. Nhiều người đang giữ chức danh giám đốc của một công ty tuy nhiên vẫn có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh. Vậy câu hỏi đặt ra là: Đã làm giám đốc của một công ty thì có được phép thành lập hộ kinh doanh hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh của các chủ thể. Căn cứ theo quy định tại Điều 80 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, có ghi nhận về quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh của các chủ thể như sau:
Các chủ thể được xác nhận là cá nhân hoặc thành viên của hộ gia đình là công dân Việt Nam có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, thỏa mãn các điều kiện về chủ thể theo Bộ luật dân sự năm 2015 thì có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ kinh doanh, trừ những trường hợp sau đây sẽ không được phép thành lập hộ kinh doanh, cụ thể như sau:
– Các đối tượng được xác định là người chưa thành niên hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, các đối tượng được xác định là người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo bản án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là toà án, các chủ thể được xác định là người đang bị tạm giam hoặc đang chấp hành hình phạt tù, các chủ thể đang chấp hành các biện pháp xử phạt hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, hoặc các cơ sở giáo dục bắt buộc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đang bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Ngoài ra thì các chủ thể là cá nhân hoặc thành viên của hộ gia đình theo phân tích nêu trên chỉ được phép đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền thực hiện hoạt động góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách là cá nhân theo quy định của pháp luật. Đồng thời thì pháp luật hiện nay còn ghi nhận, các chủ thể được xác định là cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân và cũng không được đồng thời là thành viên hợp doanh của công ty hợp doanh, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp doanh còn lại theo quy định của
Như vậy thì có thể thấy, trong trường hợp các chủ thể là chủ doanh nghiệp tư nhân thì sẽ không được phép thành lập hộ kinh doanh theo như phân tích ở trên. Còn đối với trường hợp là thành viên hợp danh của công ty hợp danh giữ chức danh giám đốc cũng sẽ không được phép thành lập hộ kinh doanh nếu chưa có sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Vậy thì đối với câu hỏi: Giám đốc công ty có được thành lập hộ kinh doanh hay không? Thì theo như phân tích ở trên giám đốc công ty vẫn sẽ được thành lập hộ kinh doanh, nếu thỏa mãn được các điều kiện nêu trên.
2. Quyền và nghĩa vụ của giám đốc công ty đồng thời là chủ hộ kinh doanh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh sẽ có một số quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:
– Chủ hộ kinh doanh sẽ có nghĩa vụ tài chính đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ hộ kinh doanh cần thực hiện nghĩa vụ về thuế và một số hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật;
– Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách là người yêu cầu để giải quyết các việc dân sự tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đóng vai trò là nguyên đơn hoặc bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trước trọng tài hoặc trước tòa án, bảo vệ một số quyền lợi và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
– Chủ hộ kinh doanh có thể tiến hành hoạt động thuê người khác quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh đó sao cho phù hợp với nhu cầu mong muốn của bản thân cũng vô vì lợi ích chung của cả hộ kinh doanh, trong trường hợp này thì chủ hộ kinh doanh cũng như các thành viên khác của hộ gia đình tham gia hoạt động đăng ký hộ kinh doanh vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và chịu trách nhiệm đối với những nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh của hộ;
– Chủ hộ kinh doanh và các thành viên trong hộ gia đình phải có nghĩa vụ tham gia hoạt động đăng ký hộ kinh doanh và chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Ngoài ra còn có thể có một số quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì chủ hộ kinh doanh đồng thời đang là giám đốc công ty theo quy định của pháp luật sẽ có những quyền và nghĩa vụ nêu trên.
3. Quy định về thủ tục thành lập hộ kinh doanh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 87 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, trình tự và thủ tục đăng ký hộ kinh doanh sẽ phải trải qua một số giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu đăng ký hộ kinh doanh sẽ cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoạt động đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp này là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở của hộ kinh doanh. Nhìn chung thì thành phần hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau đây:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao giấy biên nhận cho chủ thể nộp hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho các chủ thể trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ không hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ để người nộp hồ sơ bổ sung theo quy định của pháp luật. Nếu trong trường hợp đã thông báo cho người nộp hồ sơ không bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh thì sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, phải trả lời bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do.
Bước 3: Nếu sau khoảng thời gian nêu trên mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn không có phản chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc các chủ thể nộp hồ sơ không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi và bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, thì có quyền khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.