Kế toán là bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng ở trong công ty doanh nghiệp, từ phạm vi quản lý kinh tế trong từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp đến phạm vi lớn hơn, bao quát hơn như toàn bộ nền kinh tế. Vậy giám đốc có được đồng thời làm kế toán công ty không?
Mục lục bài viết
1. Giám đốc có được đồng thời làm kế toán công ty không?
Căn cứ Điều 52 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Kế toán và Điều 19 của Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BTC 2019 hợp nhất các Nghị định hướng dẫn Luật Kế toán thì những người không được làm kế toán bao gồm có:
– Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người mà đang phải chấp hành về biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người mà đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người mà đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc là đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ có liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của những người dưới đây (trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác nhưng không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa):
+ Của người đại diện theo pháp luật,
+ Của những người đứng đầu,
+ Của các giám đốc, tổng giám đốc
+ Của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách về công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán.
– Người đang làm quản lý, Điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán về các tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do có một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác nhưng không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo quy định trên thì người đang làm quản lý trong cùng một đơn vị kế toán là một trong những đối tượng không được làm kế toán, trừ trường hợp trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do có một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác nhưng không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thêm nữa, tại Điều 13 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Kế toán thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong kế toán bao gồm có người có trách nhiệm quản lý, điều hành của đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, chỉ trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.
Đồng thời, tại khoản 24 Điều 4 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất
Như vậy, qua các quy định trên thì có thể khẳng định được rằng giám đốc không được đồng thời làm kế toán công ty. Nhưng nếu như là giám đốc doanh nghiệp tư nhân hay giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và cả các doanh nghiệp thuộc loại hình khác nhưng không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ và vừa thì vẫn được đồng thời làm kế toán.
2. Xử phạt khi Giám đốc đồng thời làm kế toán công ty:
Như đã phân tích ở mục trên, giám đốc không được đồng thời làm kế toán công ty (chỉ trừ giám đốc doanh nghiệp tư nhân hay giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và cả các doanh nghiệp thuộc loại hình khác nhưng không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ và vừa). Nếu như không thuộc trường hợp Giám đốc được đồng thời làm kế toán công ty mà công ty vẫn để xảy ra tình trạng giám đốc kiêm làm kế toán thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Điều 17 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BTC 2022 hợp nhất những Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập có quy định xử phạt về những hành vi vi phạm quy định về tổ chức bộ máy kế toán, bố trí những người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
+ Thuê tổ chức, cá nhân mà không đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề kế toán để làm dịch vụ kế toán cho đơn vị mình;
+ Không thực hiện bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán theo như thời hạn quy định;
+ Không tổ chức bàn giao công tác kế toán khi mà có thay đổi về người làm kế toán, kế toán trưởng, phụ trách kế toán;
+ Không thông báo theo quy định khi có thay đổi kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
+ Không tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị kế toán; không bố trí người làm kế toán, làm kế toán trưởng hoặc không thuê những tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán làm kế toán, làm kế toán trưởng theo quy định;
+ Bố trí những người làm kế toán mà pháp luật quy định không được làm kế toán;
+ Bố trí nhữg người làm kế toán, người làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định;
+ Bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán không đúng với trình tự, thủ tục theo quy định.
-Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
+ Bố trí người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán về những tài sản trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác nhưng không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ và vừa;
+ Bố trí người làm kế toán trưởng không đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định;
+ Thuê người làm kế toán trưởng không đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định.
Thêm nữa, tại khoản 2 Điều 6 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BTC 2022 hợp nhất các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập quy định phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về tổ chức bộ máy kế toán, bố trí những người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán là mức phạt tiền đối với cá nhân. Còn đối với các tổ chức mà có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, nếu như không thuộc trường hợp Giám đốc được đồng thời làm kế toán công ty mà công ty vẫn để xảy ra tình trạng giám đốc công ty kiêm làm kế toán thì sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
3. Nhiệm vụ kế toán của giám đốc được đồng thời làm kế toán:
Như đã nói ở trên, giám đốc doanh nghiệp tư nhân hay giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và cả các doanh nghiệp thuộc loại hình khác nhưng không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ và vừa thì vẫn được đồng thời làm kế toán. Khi đó nhiệm vụ kế toán của giám đốc được đồng thời làm kế toán bao gồm có:
– Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và các nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
– Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng những tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa về các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
– Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất về các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
– Cung cấp các thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Kế toán.
THAM KHẢO THÊM: