Trong thế giới tự nhiên có rất nhiều loại khí, chúng có những đặc tính khác nhau, có loại bản chất luôn ở dạng khí như hyđro, oxy, carbonic, nitơ; có loại từ thể rắn, thể lỏng phân huỷ bốc hơi trở thành thể khí như H,S từ động vật thối rữa tạo ra, lưu huỳnh bốc hơi, v.v... Có chất khí có ích như oxy, có chất khí lượng ít có lợi, lượng nhiều gây ngộ độc như CO, có khí hoàn toàn gây độc như oxyt carbon (CO) v.v...
Người ta chia ra 3 nhóm nhiễm độc:
– Hơi độc dùng trong chiến tranh như CL. Tetracloruacarbon (CCL), v.v…
– Hơi độc trong kỹ thuật : NO,, khí metan trong hầm mỏ, H,S, Formol trong xí nghiệp thuộc da, v.v…
– Hơi độc trong đời sống: CO,, CO, clorofoc, ête,v.v..
Mục lục bài viết
1. Tính chất chung của hơi độc:
– Kích thích niêm mạc mũi, mắt, gây cay mắt, sổ mũi, hắt hơi.
– Gây ngột ngạt khó thở (tùy nồng độ và thời gian tiếp xúc) Gây nôn mửa
– Gây nhức đầu choáng váng (tuỳ nồng độ và thời gian tiếp xúc).
Tính chất và tác dụng của khí độc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nồng độ và thời gian tiếp xúc lâu hay chóng, tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp, đặc biệt chịu ảnh hưởng rất lớn của không khí (trong phòng kín hoàn toàn bị nhiễm độc nhanh hơn phòng thoáng. Ở ngoài trời bị nhiễm độc nhẹ hoặc không bị nhiễm độc).
Tổn thương chung của cơ thể do các hơi độc gây nên: chất độc ở thể hơi tổn thương khu trú chủ yếu ở cơ quan hô hấp như viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, nhồi máu phổi, rồi đến cơ quan khác như xung huyết, chảy máu não. có khí độc hủy hoại cả tổ chức bên ngoài như gây bỏng, loét giác mạc (phospho trắng).
Một số khí độc thường gặp: khí carbonic (CO,), oxyt carbon (CO), acid cyanhydric (HCN)
2. Chết ngạt do khí carbonic (CO,):
2.1. Nguồn gốc khí carbonic (CO,):
Khí carbonic tự nhiên có trong không khí khoảng 0.03%. Nó được sản sinh ra từ: sự lên men rượu, mốc tương, lên men magi, hơi thở của động thực vật, sự thối rữa của động thực vật và khói của các đám cháy, v.v…
Khí carbonic có tỷ trọng nặng hơn không khí (1.254). Trong không khí lượng khí carbonic tỷ lệ thấp có tác dụng kích thích trung tâm hô hấp, thần kinh, phế vị và kích thích vỏ não làm tim đập chậm. Do tỷ trọng lớn hơn không khí nên nó luôn có xu hướng tích tụ ở nơi thấp như trong hầm, hố sâu. Ở Pháp có một hang, nếu dắt chó vào đó chó chết, còn người vẫn an toàn vì khí carbonic đọng ở thấp, người ta gọi là “hang chó”.
Chết ngạt khí carbonic chủ yếu gặp trong tai nạn rủi ro ít gặp trong án mạng. Trong tai nạn rủi ro gặp phổ biến xẩy ra khi đào giếng có độ sâu cao và làm vệ sinh đáy giếng (thau giếng), gầu kéo nước bị đứt xuống giếng lấy gầu, v.v… Rải rác loại tai nạn này năm 2000 và 2001 ở một số địa phương đã xẩy ra 10 vụ nhiễm độc khí carbonic vì đào giếng, vệ sinh giếng làm 25 người bị nạn trong đó 20 người chết, chỉ có 5 người được cứu sống.
Một gia đình ở thị xã Hà Giang có chiếc gầu múc nước bị đứt dây rơi xuống đáy giếng, cháu trai 14 tuổi xuống lấy gầu bị ngạt chết. Bố cháu xuống cứu cũng bị tử vong; người hàng xóm vội vã xuống cứu hai bố con cũng bị chết.
Tại xã Phước Tiến, Bình Phước, 3 thợ đào giếng đều bị ngất dưới đáy giếng làm 1 người chết, 2 người thoát nạn.
* Một chủ cửa hàng kinh doanh đồ ăn uống thuê 4 nam thanh niên làm công, họ đều ngủ trong một phòng nhỏ ở tầng hầm, sáng hôm sau phát hiện họ đều chết. Y pháp kết luận họ đều bị tử vong do ngạt khí carbonic.
* Tại xã Tam Lãnh, Núi Thành, Quảng Nam, 12 người khai thác vàng hầm lò có độ sâu 500 – 700 m bị ngất xỉu, khó thở phải đi cấp cứu bởi ngạt khí carbonic, trong đó 1 người chết.
2.2. Triệu chứng lâm sàng ngạt khí carbonic (CO,):
Ở nồng độ tương đối cao xuất hiện mệt nhọc, nhức đầu, buồn ngủ, tim đập nhanh, thở gấp. Nồng độ cao nạn nhân cảm thấy chân tay bủn rủn, nói ú ớ, bất tỉnh, co giật, nhịp tim và hô hấp chậm. Trong trường hợp này phải đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi tai nạn và cấp cứu cho thở oxy có thể cứu được nạn nhân.
Trường hợp phát hiện nạn nhân bị ngất hoặc chết dưới giếng dù đào giếng hay vệ sinh giếng (thau giếng) cần phải bình tĩnh xử lý:
Buộc một cành cây có nhiều lá thả xuống đáy giếng, kéo lên thả xuống nhiều lần nhằm tạo đối lưu không khí để oxy có ở đáy giếng. Ở nơi có điện thì mở quạt điện buộc dây thả xuống đáy giếng tạo cho không khí đối lưu để cho oxy có ở dưới giếng.
Lấy chiếc đèn dầu hoặc cây nến đốt cháy hay lấy một chú gà con buôn đâu thả xuống đáy giếng, nếu đèn,nến tắt, gà con chết là ở đó có nhiều khí carbonic, ngược lại là có oxy và an toàn.
2.3. Giám định y pháp ngạt khí carbonic (CO,):
* Quan sát bên ngoài:
Da, niêm mạc, hoen tử thi có màu đỏ tím. Củng mạc, màng tiếp hợp mắt, niêm mạc miệng có thể thấy các chấm chảy máu nhỏ; mồm mũi có bọt màu trắng hồng trào ra. Nếu thấy tử thi trong đám cháy có thể thấy cháy mất phần nào đó của thi thể, do bị than hoá hoặc nứt nở đôi khi thấy bụng, hộp sọ bị nổ, vỡ, các tạng, não thoát ra ngoài.
* Quan sát bên trong:
Các phủ tạng xung huyết màu đỏ tím, thượng tâm mạc, trên mặt phổi, mặt thận, gan và thanh mạc ruột cũng có các chấm chảy máu nhỏ (dấu Tardieu). Có thể thấy hình ảnh đại thể và vi thể của phù phổi cấp hay bán cấp.
Đặc biệt phải lưu ý khi thấy có tử thi trong đám cháy, giám định viên cần phải tìm các dấu hiệu để phân biệt chết ngạt trong đám cháy hay ném xác vào đám cháy? Chết trong đám cháy thường có bụi than, tro, ám khói ở sâu trong lỗ mũi, trong khí phế quản do nạn nhân khi còn sống hít vào. Trái lại ném xác vào đám cháy không có các dấu hiệu nêu trên. Khó có thể xác định được khí carbonic trong máu, vả lại sau chết cơ thể hư thối cũng sinh ra nhiều khí carbonic.
3. Chết ngạt do khí oxyt carbon (CO):
3.1. Nguồn Oxyt carbon:
Oxyt carbon được hình thành khi sự cháy không được hoàn toàn. Thường thấy trong các lò nung gạch, nung vôi, đám cháy lớn, khói thoát ra từ ống xả động cơ của ô tô, xe máy, máy phát điện v.v…. ở Châu Âu nguồn phổ biến là khí thắp và hơi đốt được sử dụng rộng rãi trong nhân dân.
Ngạt oxyt carbon ở Châu Âu thường gặp trong tự tử, án mạng kể cả tai nạn rủi ro (ở Anh chiếm 60% trong trúng độc nói chung). Trái lại ở Việt Nam hầu như không gặp trong án mạng cũng như trong tự tử, thường gặp trong tại rủi ro.
3.2. Sự nguy hiểm của Oxyt carbon đối với cơ thể:
Bình thường hemoglobin của hồng cầu lấy CO, từ tế bào ở dạng carboxy-hemoglobin (HbCO) để thải trừ CO, ở phổi để rồi lại trở về dạng nguyên hemoglobin, đồng thời tại đây hemoglobin lại nhận oxy từ bên ngoài ở dạng oxyhemoglobin (HbO,) và vận chuyển đến tận tổ chức tế bào. Ở tế bào, oxyhemoglobin nhượng O, để tế bào hô hấp và tiếp nhận CO, do tế bào thải ra rồi hemoglobin lại tiếp tục trở về chu kỳ mới. Đó là kết quả của quá trình hô hấp bình thường của cơ thể:
Đối với oxyt carbon sự kết hợp với hemoglobin nhạy bén gấp 300 lần hơn oxy. Sự nguy hiểm của oxyt carbon là kết hợp với hemoglobin trở thành carboxyhemoglobin rất khó phân ly hoặc quá trình phân ly chậm 3600 lần so với phân ly của oxyhemoglobin. Kết quả thực nghiệm cho thấy 1% oxyt carbon hít thở vào cơ thể làm cho 50% hemoglobin trở thành cacrboxyhemoglobin và mất tác dụng vận chuyển oxy. Nếu nồng độ carboxyhemoglobin lên tới 10%, bắt đầu có triệu chứng rối loạn cơ thể, 40% thì ngộ độc rõ rệt và nếu tăng đến 70% trong máu, nạn nhân chết rất nhanh chóng.
Bản chất ngạt do oxyt carbon là ngạt ngoài tế bào, ở đây đường thở không bị tắc, khí thở vào thừa, nhưng máu không chuyển được oxy cho tổ chức, tế bào, vì nó bị oxytcarbon chiếm chỗ. Mặc dầu sự kết hợp carboxy- hemoglobin bền vững, nhưng cho thở oxy dưới áp lực cũng có khả năng cứu chữa được, song kết quả còn phụ thuộc vào nồng độ oxyt carbon hít vào nhiều hay ít. Nếu được cứu sống có khi khỏi hoàn toàn. đôi khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim và rối loạn tâm thần.
3.3. Triệu chứng lâm sàng ngạt khí Oxyt carbon:
Hình thái cấp tính: ít gặp, thường chỉ thấy trong tai nạn nổ các túi khí trong khai thác mỏ than (khí grisou). Ở đây nồng độ oxyt carbon cực kỳ cao, áp suất lớn nên gây nhiễm độc rất nhanh làm các cơ lập tức co cứng, vì thế khi nạn nhân còn sống hoạt động ở tư thế nào khi chết giữ nguyên hình như vậy giống như chết mất não.
Hình thái chậm: nạn nhân thấy choáng váng, lợm giọng buồn nôn, cảm giác thấy hai bên thái dương bị ép, ngột ngạt khi thở và khó cử động, thậm chí muốn chạy ra khỏi nơi bị hơi độc cũng không thể chạy được, rối loạn tâm thần, liệt một số chi, một số dây thần kinh, cuối cùng hôn mê và trước khi chết thường có cơn co giật.
Rối loạn thân nhiệt: nhiệt độ cơ thể giảm (có khi lúc đầu tăng sau mới giảm).
Rối loạn tuần hoàn: cường độ tim bóp mạnh, huyết áp tăng, sau đó tim đập yếu, huyết áp giảm rồi tim ngừng đập. Trong nước tiểu có albumin.
3.4. Giám định y pháp chết ngạt khí Oxyt carbon:
Quan sát bên ngoài: da, niêm mạc, màng tiếp hợp, củng mạc mắt các vết hoen tử thi màu đỏ tươi. Ở người da trắng màu đỏ kể trên rất rõ rệt. Trái lại ở người da đen dấu tích này khó xác định, phải lưu ý quan sát ở niêm mạc mồm, mắt, gan bàn chân, gan bàn tay và phải kết hợp xem màu các phủ tạng và phúc mạc mới có thể nhận định được.
Khám nghiệm bên trong: các phủ tạng xung huyết màu đỏ tươi thượng tâm mạc, trên mặt phổi, thận, gan và thanh mạc ruột có các chấm chảy máu (dấu Tardieu). Phổi phù căng, nắn kém xốp, cắt có nhiều dịch màu hồng chảy ra. Trên vi thể thấy hình ảnh phổi phù các phế nang chứa thanh huyết bắt màu hồng, có thể có các ổ chảy máu nhỏ.
Xét nghiệm máu:
Dưới tác dụng của nhiệt: đốt ống nghiệm có chứa máu nghi nhiễm độc oxyt carbon và ống nghiệm có chứa máu bình thường, người ta thấy oxyhemoglobin trong máu bình thường bị phá hủy ngả màu tím đen, trái lại máu có oxyt carbon vẫn giữ màu đỏ tươi.
Tìm oxyt carbon qua kính quang phổ: ánh sáng trắng bình thường đi qua một lăng kính cho ta 7 màu lần lượt: đỏ, da cam, vàng, lục, lam (xanh xám), chàm, tím. Dựa trên cơ sở đó người ta cho ánh sáng trắng trước khi qua lăng kính phải qua một ống nghiệm trong đó có oxyhemoglobin. Ta thấy một số vạch sáng, trong đó có 2 vạch D là của natri (Na) và vạch E là của sắt (Fe). độ dài của
Phương pháp xét nghiệm máu tìm oxyt carbon qua kính quang phổ còn có thể định lượng được nồng độ oxyt carbon trong máu. Ví dụ: sóng ánh sáng ở 5720 Å ứng với 66% tương đương với 2/3 lượng hemoglobin có oxyt carbon.
4. Chết ngạt do khí acid cyanhydric:
4.1. Nguồn gốc của acid cyanhydric:
Acid cyanhydric là chất dễ bay hơi, không màu, mùi nồng như mùi hạt đào, nó có ở củ sắn, có nơi gọi là củ mỳ, tập trung trong vỏ sắn, măng tre cũng có acid cyanhydric vì vậy ăn măng tre cũng có thể bị ngộ độc và tử vong, nồng độ HCN cao thấp tuỳ thuộc vào từng loại sắn. Ngoài ra còn thấy trong một số loại đậu hoặc hạt đào, hạt mơ, muối của acid này đều độc, nhất là muối CNK, CNHg. Các muối của nó thuỷ phân dưới tác dụng của dịch vị. Thông thường chỉ cần 50 – 60 mg HCN là có thể gây chết người.
4.2. Sự nguy hiểm của acid cyanhydric:
Các loại lương thực thực phẩm có chứa acid này hoặc các muối của nó khi ăn vào có thể dưới tác dụng của dịch vị, được thuỷ phân giải phóng ra và ngấm vào máu gây độc, có thể chết người nếu nồng độ của nó cao và không được cứu chữa kịp thời đúng phương pháp. Đặc biệt nếu hít phải trực tiếp acid nguyên chất này một lượng nhất định cũng có thể gây chết ngay.
Nguyên nhân gây chết của acid cyanhydric là ức chế men hô hấp cytocrom trong tế bào oxydase và Warburg, tác động chủ yếu trong khâu chuyển điện tử, do đó quá trình oxy hoá khử không thực hiện được, nên tế bào bị ngạt, và oxy ứ đọng rất nhiều trong máu.
4.3. Triệu chứng lâm sàng chết do ngạt khí acid cyanhydric:
Ngộ độc HCN thường gặp trong tai nạn hơn là án mạng.
Ngạt cấp tính: hít phải acid cyanhydric hay uống phải các muối của nó, sau ít phút thấy chóng mặt, cổ như nút lại, ngất, mắt trợn, nghiến răng, chảy nước dãi, co giật và chết trong vài giây đến vài giờ.
Trúng độc chậm: hay gặp trong ngộ độc sắn, bệnh nhân đau bụng, choáng váng, nhức đầu, khó thở, nôn mửa, không điều trị có thể dẫn đến tử vong.
Mẹ say sắn, con bú cũng có thể trúng độc. Trẻ nhỏ khi ăn sắn luộc cả vỏ càng dễ bị. Không nên ăn sắn trước khi đi ngủ vì nếu say sắn không ai biết có thể chết. Acid cyanhydric bay hơi nên khi luộc sắn nấu măng nên mở nắp vung cũng là biện pháp phòng chống ngộ độc.
Điều trị: tìm mọi phương pháp cho nạn nhân nôn hết chất ăn (móc cổ, tiêm apomocphin, uống mùn thớt, v.v…) Cho uống nước đường, mật mía, mật ong, tiêm glucose vào mạch máu, uống nước rau ngót, rau lang, rau muống. Ngoài ra ta cũng có thể gặp ngộ độc acid cyanhydric mạn tính ở các nhân viên trong phòng thí nghiệm hoá học thể hiện bằng bại liệt kiểu Parkinson.
4.4. Giám định y pháp chết do ngạt khí acid cyanhydric:
Khám nghiệm bên ngoài: da niêm mạc hồng hào, các vết hoen tử thi cũng hồng thắm (do oxy có nhiều trong máu nên có màu đỏ đặc hiệu: màu cánh sen). Tử thi cứng ngay sau khi chết.
Khám bên trong: mở ổ bụng có mùi hạt đào xông lên, tất cả các phủ tạng đặc biệt là phổi có màu đỏ tươi cánh sen. Niêm mạc dạ dày có thể viêm.
Xét nghiệm: tuy HCN là chất độc bay hơi xong vẫn phải lấy bệnh phẩm để tìm acid này trong nước tiểu, chất nôn. Kết quả xét nghiệm chỉ dẫn có dấu vết của nó cũng có giá trị.