Giám định là việc nghiên cứu các vật chứng, chứng từ, tử thi, tình trạng sức khỏe và đặc điểm thể chất của người có ý nghĩa đối với vụ án, do người có hiểu biết chuyên môn tiến hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và người yêu cầu giám định.
Mục lục bài viết
1. Giám định tư pháp là gì?
Khoản 1 Điều 2 Luật giám định tư pháp 2020 quy định, giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính, theo trưng cầu của cơ quan hành có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật giám định tư pháp 2020.
Giám định tư pháp tên tiếng anh là: Judicial expertise
Judicial expertise means the use of scientific, technical and professional knowledge, means and methods by a judicial expert to make professional conclusions on issues related to prosecution, investigation, prosecuting, adjudicating and executing criminal judgments, settling civil and administrative cases, at the request of an executive agency competent to conduct procedures, a person competent to conduct legal proceedings or at the request of a competent procedural authority. the request of the person requesting expertise in accordance with the Law on Judicial Assessment
2. Vai trò và nguyên tắc của giám định tư pháp:
2.1. Về vai trò:
– Thông qua việc tạo lập và cung cấp những chứng cứ không thể phản bác, hoạt động giám định tư pháp góp phần bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, bảo đảm an toàn cho công dân trong các quan hệ pháp luật mà họ tham gia.
Không chỉ trong tố tụng hình sự, trong vụ việc dân sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc cung cấp chứng cứ được xem là một phần quan trọng trong hoạt động tố tụng. Trước diễn biến càng có nhiều vụ việc phức tạp, các đương sự xuất trình chứng cứ, tài liệu không rõ ràng và có nhiều mâu thuẫn với nhau. Thông qua hoạt động giám định sẽ làm rõ hơn, xác lập được chứng cứ phục vụ cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và đảm bảo trong các quan hệ pháp luật mà họ tham gia.
– Có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và chất lượng của hoạt động tố tụng. Thực hiện giám định tư pháp là một biện pháp hữu hiệu trong việc giải quyết các vụ án, hướng hoạt động tố tụng theo cơ chế minh bạch, đúng người đúng tội, tránh oan sai, phụng sự công lý, nó là một kênh quan trọng để đánh giá trình độ phát triển pháp luật và mức độ dân chủ của một quốc gia cũng như ở các địa phương.
Với yêu cầu ngày càng cao về hoạt động tố tụng, hoạt động giám định tư pháp có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và chất lượng của hoạt động tố tụng. Là điều kiện tiên quyết để hoạt động theo cơ chế minh bạch. Tránh được các sự việc không mong muốn xảy ra như oan sai, đúng người đúng tội.
Ví dụ: Trong vụ án “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” tại Quảng Bình. Khi được hỏi căn cứ vào đâu để đưa ra số liệu thực tế các đơn vị đã thực hiện và kết luận quyết toan vượt khối lượng gây thiệt hại? Giám định viên đã cho rằng đó là con số mang tính “Tham khảo” và “Giả định” chứ không hề kết luận cái gì. Nhằm đảm bảo đúng người đúng tội và đảm bảo công bằng, tránh xảy ra các sự việc không mong muốn trong quá trình tố tụng tiếp theo. Các cơ quan tiến hành tố tụng ở Quảng Bình cần trưng cầu giám định lại bằng một Giám định viên khác hoặc một Hội đồng giám định có đủ kiến thức và chuyên môn với các trang bị chuyên ngành.
– Hoạt động giám định tư pháp không mang tính quyền lực nhà nước.
Điểm c Khoản 1 Điều 23 Luật giám định tư pháp 2020 chỉ rõ, người giám định tư pháp có quyền độc lập đưa ra kết luận giám định. Người giánm định tư pháp chịu trách nhiệm cá nhân khi thực hiện giám định, không chịu sự chi phối từ bất kì cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào. Điều này cũng làm rõ, hoạt động giám định tư pháp do cơ quan riêng chịu trách nhiệm, sử dụng các kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ của chính họ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, hoạt động từ đó đưa ra những thông tin giúp cho hoạt động tố tụng. Giám định tư pháp không có quyền kiểm soát hoạt động tư pháp, không mang tính quyền lực nhà nước.
– Kết luận giám định là một loại chứng cứ, có giá trị như các loại chứng cứ khác. Người giám định tư pháp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định tư pháp.
Kết luận giám định cung cấp cho các bên trong quan hệ tố tụng những thông tin cần thiết để làm căn cứ đưa ra những quan điểm, lập luận của mình trong quá trình tố tụng, giải quyết vụ án. Là kết quả của quá trình sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ của mình. Các chứng cứ được rút ra từ kết luận giám định thường mang tính khoa học, khách quan hơn so với chứng cứ được rút từ các nguồn khác. Vì vậy, kết luận giám định cũng được xem như một loại chứng cứ có vai trò quan trọng.
2.2 Về nguyên tắc của hoạt động giám định:
Nguyên tắc của hoạt đọng giám định được quy định cụ thể tại Điều 3 Luật giám định tư pháp, cụ thể:
– Hoạt động giám định tư pháp phải tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn và quy trình giám định
– Hoạt động giám định phải trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời
– Giám định viên tư pháp chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu, không được vượt quá giới hạn
– Giám định viên tư pháp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định khi có kết quả giám định
2.3. Về mục đích của giám định tư pháp:
Mục đích hoạt động giám định tư pháp được thực hiện nhằm cung cấp các chứng cứ để phục vụ cho việc giải quyết các vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng. Mục đích của hoạt động giám định tư pháp thường đi kèm với vai trò của hoạt động giám định tư pháp. Hoạt động tư pháp được tạo ra nhằm tránh các hoạt động oan sai, đúng người đúng tội, bảo đảm công bằng, hoạt động giám định được tạo ra nhằm thu thập chứng cứ, từ đó cung cấp cho các bên và giúp quá trình tố tụng diễn ra thuận lợi hơn trước diễn biến có nhiều vụ việc phức tạp, hoặc các đương sự xuất trình chứng cứ, tài liệu không rõ ràng và có nhiều mâu thuẫn với nhau. Ngoài ra, công tác quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ, giao dịch của tổ chức, cá nhân ngày một nhiều lên và có dấu hiệu không ngừng, hoạt động giám định cũng cần thiết để phục vụ trong công tác quản lý. Giúp quá trình điều tra chính xác, khách quan.
3. Cơ quan thực hiện giám định tư pháp:
Tổ chức giám định tư pháp bao gồm tổ chức giám định tư pháp công lập và tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập
Một, về tổ chức giám định tư pháp công lập
– Điều 12 Luật giám định tư pháp 2020 nêu rõ, tổ chức giám định tư pháp công lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kĩ thuật hình sự.
Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập hoặc trình cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập trong các lĩnh vực khác sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
– Tổ chức giám định tư pháp công lập có con dấu và tài sản riêng theo quy định của pháp luật
– Về cơ sở vật chất, tổ chức giám định tư pháp công lập được nhà nước bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị, phương tiện và điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định tư pháp ( quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật giám định tư pháp 2020 )
– Về kinh phí, luật giám định tư pháp 2020 cũng quy định tại khoản 2 Điều 13, kinh phí hoạt động của tổ chức giám định tư pháp công lập được bảo đảm từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Hai, về tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập
– Khác với được tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập là văn phòng giám định tư pháp, được tổ chức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật , di vật, bản quyền tác giả.
– Các văn phòng giám định tư pháp sẽ do một ( 01) giám định viên tư pháp thành lập thì sẽ được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Các văn phòng giám định tư pháp có số lượng thành viên từ hai ( 02) trở lên thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh
– Tuy nhiên, để được thành lập văn phòng tư pháp, giám định viên tư pháp phải đạt đủ các điều kiện sau mới có thể thành lập văn phòng tư pháp được:
+ Phải có từ đủ 05 năm trở lên là giám định viên tư pháp trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng;
+ Có đề án thành lập theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật giám định tư pháp 2020
+ Đặc biệt, cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng không được thành lập Văn phòng giám định tư pháp.
– Khi xin phép thành lập văn phòng giám định tư pháp, giám định viên phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ được quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật giám định tư pháp 2020, và phải gửi hồ sơ xin phép thành lập đến Sở tư pháp. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở hoạt động xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp ngay trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Ngoài hai nhóm tổ chức giám định tư pháp là công lập và ngoài công lập, còn có người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc
Nhóm người giám định tư pháp theo vụ việc là người có đủ sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên. Trong trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám thị thì có thể lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc, được quy định cụ thể tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Luật giám định tư pháp 2020.
Về nhóm tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, Điều 19 Luật giám định 2020 quy định, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc phải có đủ điều kiện là có tư cách pháp nhân, có hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung được trưng cầu, yêu cầu giám định, có đủ điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực hiện giám định tư pháp. Ngoài ra, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ thực hiện giám định tư pháp theo trưng cầu của người trưng cầu giám định.
4. Quy định pháp luật về hoạt động giám định:
Thứ nhất, các chủ thể trong hoạt động giám định tư pháp
Hoạt động tư pháp có các chủ thể khác nhau, bao gồm: Người trưng cầu giám định tư pháp, Người yêu cầu giám định tư pháp, Người giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp, Tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp.. Mỗi chủ thể có các quyền và nghĩa vụ khác nhau như:
– Về người trưng cầu giám định tư pháp, quyền và nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp được quy định tại Điều 21 Luật giám định tư pháp 2020. Cụ thể, người giám định tư pháp có quyền trưng cầu cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật giám định tư pháp 2020 thực hiện giám định; Yêu cầu cá nhân, tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trả kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn đã yêu cầu; Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định. Bên cạnh đó, người trưng cầu giám định tư pháp cũng có các nghĩa vụ nhất định như lựa chọn tổ chức hoặc cá nhân thực hiện giám định phù hợp với tính chất, yêu cầu của vụ việc cần giám định; Ra quyết định trưng cầu giám định bằng văn bản; Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp; Tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi trưng cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định; Bảo đảm an toàn cho người giám định tư pháp trong quá trình thực hiện giám định hoặc khi tham gia tố tụng với tư cách là người giám định tư pháp.
– Người yêu cầu giám định tư pháp có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định, ngoài ra người yêu cầu giám định có quyền Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu; Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định; Đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định; quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giám định được quy định cụ thể tại Điều 22 Luật giám định tư pháp 2020.
– Người giám định tư pháp có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 23 Luật giám định tư pháp 2020. Theo đó, người giám định tư pháp có các nghĩa vụ như tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp; Thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định; Thực hiện và trả kết luận giám định đúng thời hạn yêu cầu; trong trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải
– Tại điều 24 Luật giám định tư pháp 2020, quyền và nghĩa vụ của tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp cũng được ghi rõ, Tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ: Tiếp nhận và phân công người có khả năng chuyên môn phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định thuộc tổ chức mình thực hiện giám định và chịu trách nhiệm về năng lực chuyên môn của người đó; phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định trong trường hợp cần có nhiều người thực hiện vụ việc giám định; Bảo đảm trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định; Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người thực hiện giám định do mình phân công cố ý kết luận giám định sai, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức;
Thứ hai, hoạt động của giám định tư pháp
Các hoạt động của giám định tư pháp bao gồm:
– Yêu cầu giám định tư pháp trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, vụ án hình sự
– Trưng cầu giám định tư pháp, người trưng cầu giám định quyết định trưng cầu giám định tư pháp bằng văn bản và gửi quyết định kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
– Giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định được giao, nhận trực tiếp hoặc gửi cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định qua đường bưu chính.
– Trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ án, vụ việc đã được kết luận giám định trước đó sẽ được giám định bổ sung, giám định lại. Việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu.
– Kết luận giám định tư pháp, đây là quá trình nhận xét, đánh giá bằng văn bản của người giám định tư pháp về đối tượng giám định theo nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định.
Thứ ba, trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp
Điều 34 Luật giám định tư pháp 2020, cá nhân, tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau thì không được thực hiện hoạt động giám định tư pháp
Đối với cá nhân thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật về tố tụng quy định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi; được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đối với tổ chức, trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp khi tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng; hoặc trường hợp có căn cứ rõ ràng để cho rằng tổ chức này có thể không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định thì tổ chức đó sẽ không được phép thực hiện giám định tư pháp.
Giám định tư pháp được thực hiện trên yếu tố công bằng, đảm bảo truy tìm, truy bắt đúng tội phạm, được xem như một loại chứng cứ, giúp quá trình tố tụng diễn ra thành công. Hoạt động một cách độc lập, giám định tư pháp luôn có vai trò vô cùng quan trọng đến quá trình hoạt động tố tụng. Trên đây là bài viết về giám định tư pháp, vai trò và nguyên tắc của giám định tư pháp. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đến quý độc giả. Trường hợp thắc mắc, vui lòng liên hệ Luật Dương gia Đà Nẵng để được giải đáp thêm.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết : Văn bản hợp nhất luật giám định tư pháp số 01/VBHN- VPQH 2020.