Biển cấm trọng tài và tổng trọng tài là 02 loại biển báo thường gặp trên thực tế tuy nhiên lại rất dễ gây ra nhầm lẫn. Dưới đây là bài viết giải thích ý nghĩa biển báo giao thông cấm có chữ t và T.
Mục lục bài viết
1. Giải thích ý nghĩa biển báo giao thông cấm có chữ t và T:
– T là kí hiệu viết tắt của tải trọng;
– t là kí hiệu viết tắt của tổng trọng tải. Tức là các phương tiện là tự trọng của xe (trọng lượng bản thân) kết hợp cùng với hàng hoá.
2. Mức xử phạt khi đi không tuân thủ biển báo giao thông cấm:
Căn cứ theo
Thứ nhất, đối với phương tiện là xe oto đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển sẽ bị phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Tuy nhiên, các trường hợp phương tiện là xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định sẽ không bị xử phạt nếu đi vào đường cấm. Ngoài ra, còn bị tước giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng (căn cứ theo theo điểm b khoản 4 và điểm b khoản 11 Điều 5).
Thứ hai, đối với phương tiện là xe máy. Phương tiện xe máy bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng với lỗi đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển. Trường hợp ngoại trừ được xác định là các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Ngoài ra, còn bị tước giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng (căn cứ theo điểm i khoản 3 và điểm b khoản 10 Điều 6).
Thứ ba, đối với xe đạp, xe đạp điện và xe máy điện. Những phương tiện này sẽ phải chịu mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng nếu mắc lỗi đi vào đường cấm, khu vực có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều đường của đường một chiều căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 8. Bên cạnh đó, đối với máy kéo và xe máy chuyên dùng. Theo điểm b khoản 3 Điều 7
3. Vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hướng hiệu lực của biển báo giao thông:
Căn cứ quy định Điều 30 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ, có quy định về vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hướng hiệu lực của biển như sau:
– Khi cần thiết để chỉ rõ hướng tác dụng của biển và chỉ vị trí bắt đầu hay vị trí kết thúc hiệu lực của biển phải đặt biển phụ số S.503;
– Các biển báo cấm từ biển số P.101 đến biển số P.120 theo quy định hiện nay không cần quy định phạm vi có hiệu lực của biển, không có biển báo hết cấm;
– Khi cần thiết, trong trường hợp cấm vì lý do cầu đường bị tắc, hư hỏng thì theo quy định hiện nay cần phải kèm theo các biển báo cấm;
– Biển số P.121 và biển số P.128 theo quy định hiện nay có hiệu lực đến hết khoảng cách cấm ghi trên biển phụ số S.501 hoặc đến vị trí đặt biển số DP.135;
– Biển số P.123 và biển số P.129 theo quy định hiện nay có hiệu lực tại khu vực đặt biển;
– Biển số P.124 theo quy định hiện nay có hiệu lực ở vị trí nơi đường giao nhau và chỗ mở dải phân cách nhưng không cho phép quay đầu xe hoặc căn cứ vào biển phụ số S.503;
– Biển số P.125, P.126, P.127, P.130, P.131 theo quy định hiện nay có hiệu lực đến nơi đường giao nhau hoặc đến vị trí đặt biển hết cấm (các biển số DP.133, DP.134, DP.135, DP.127d). Các biển số P.130 và P.131 theo quy định hiện nay sẽ còn căn cứ vào các biển phụ;
– Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm đi qua các nút giao, biển cấm phải được nhắc lại đặt phía sau nút giao theo hướng đường đang có biển cấm, trừ các trường hợp có quy định riêng hoặc có biển phụ kèm theo.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ;
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.