Giải thích quy định pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo. Quy định của Bộ luật dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.
Giải thích quy định pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo. Quy định của Bộ luật dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Tôi có đọc Bộ luật dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo: 1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan. 2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu. Vậy luật sư cho tôi hỏi: "Theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan" có ý nghĩa gì?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự 2015;
2. Luật sư tư vấn:
Điều 124 Bộ luật dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo như sau:
Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Theo quy định trên, giao dịch dân sự được coi là giả tạo nếu việc xác lập giao dịch nhằm một trong hai mục đích sau:
– Nhằm che giấu một giao dịch khác.
Ví dụ 1: A bán đất cho B, mảnh đất có giá trị 2 tỷ nhưng A và B lập hợp đồng mua bán đất với giá 1 tỷ (thực tế B vẫn trả cho A 2 tỷ) để công chứng và một hợp đồng mua bán đất với giá 2 tỷ (hai bên viết với nhau, không công chứng, chứng thực). Trường hợp này hợp đồng mua bán đất đã lập giữa A và B có ghi giá trị mảnh đất 1 tỷ là giao dịch vô hiệu vì nhằm che giấu hợp đồng mua bán đất với giá trị mảnh đất là 2 tỷ.
– Nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.
Ví dụ 2: A vay B 800 triệu nhưng đến hạn A không có tiền mặt để trả. Nhằm tránh bị kê biên căn nhà đang ở, A đã làm hợp đồng tặng cho căn nhà này cho mẹ đẻ (bà C) của mình. Giao dịch giữa A và C (hợp đồng tặng cho) bị coi là vô hiệu vì nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ trả nợ với B.
Hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là:
– Giao dịch xác lập do giả tạo sẽ bị vô hiệu
– Giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực trừ trường hợp giao dịch bị che giấu cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 hoặc luật khác có liên quan. Nghĩa là nếu Bộ luật dân sự 2015 hoặc một văn bản quy phạm pháp luật khác quy định giao dịch bị che giấu vô hiệu thì giao dịch này vô hiệu, nếu không thì giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Ví dụ: Trong ví dụ 1, giao dịch bị che giấu là hợp đồng mua bán đất với giá 2 tỷ. Tại điểm a khoản 3 Điều 167 của
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này.
Như vậy hợp đồng mua bán đất giá 2 tỷ giữa A và B là hợp đồng bắt buộc công chứng, chứng thực nên hợp đồng mua bán đất 2 tỷ không tuân theo hình thức mà pháp luật quy định. Do đó theo quy định tại Điều 129 Bộ luật dân sự 2015: Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu. Vậy giao dịch bị che giấu (hợp đồng mua bán đất giá 2 tỷ) bị vô hiệu theo quy định tại Điều 129 Bộ luật dân sự 2015.