Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng mình gửi đến bạn đọc bài viết Giải thích câu tục ngữ Lá lành dùm lá rách chọn lọc siêu hay. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý giải thích câu tục ngữ Lá lành dùm lá rách chọn lọc siêu hay:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề, khái quát nội dung câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
1.2. Thân bài:
*Ý nghĩa câu tục ngữ
– Nghĩa đen: Khi gói bánh, gói đồ ăn, người ta thường gói nhiều lớp lá chồng lên nhau.
– Nghĩa bóng: “Lá lành” là những người có cuộc sống tốt đẹp, “lá rách” là những người có cuộc sống khốn khổ, vất vả.
=> Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ mọi người phải có tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp hoạn nạn, xuất phát từ tấm lòng nhân hậu, thương yêu con người.
* Liên hệ mở rộng
– Trong cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời bất hạnh, có cuộc sống khó khăn: trẻ em nghèo không được học hành, người già khó khăn mưu sinh, người phải chịu thiên tai, bão lụt…
– Chúng ta là những người may mắn có cuộc sống hạnh phúc, cần có tấm lòng bao dung, nhân hậu, yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ những người đang trong hoàn cảnh khốn cùng trong khả năng của mình.
– Tránh thái độ, khinh miệt, coi thường, xa lánh những người có số phận “lá rách”, thay vào đó chúng ta phải biết thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ để góp phần làm cho xã hội tươi sáng hơn, khiến những người đau khổ có thêm niềm tin và động lực phấn đấu trong cuộc sống.
– Khi giúp đỡ người khác, chúng ta sẽ có niềm vui, sự bình an trong tâm hồn, khiến trái tim mình tươi sáng và lạc quan hơn.
– Liệt kê một số hành động thể hiện cho câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.
1.3. Kết bài:
Nêu cảm nhận của bản thân về câu tục ngữ.
2. Giải thích câu tục ngữ Lá lành dùm lá rách chọn lọc siêu hay:
Những câu tục ngữ mà cha ông để lại bao đời này được xem là “túi khôn” của nhân loại. Qua những câu tục ngữ ngắn đó, nhân dân ta đã bày tỏ những trải nghiệm, suy nghĩ, quan điểm, hay đơn giản hơn là những sự vật quan sát được trong thiên nhiên và những liên tưởng thông qua sự quan sát đó. Điều đó có thể thấy qua nhiều câu tục ngữ nổi tiếng như: “Lá lành đùm lá rách”.
Với những hình ảnh quen thuộc, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên ấn tượng độc đáo trong lòng người đọc. Ngắn gọn như vậy nhưng vẫn chứa đựng những nội dung chính. Xét về nghĩa đen có người nói “Lá lành đùm lá rách” là một hình ảnh có thật trong cuộc sống. Trên cây, những chiếc lá khỏe mạnh, lành lặn luôn vươn lên phía trên để có thể dễ dàng che chở, bao bọc những chiếc lá yếu đuối ở dưới. Mặc dù đó chỉ là cái nhìn chủ quan của người xưa về một hiện tượng tự nhiên, nhưng nó cũng cho thấy cảm xúc của họ lúc bấy giờ. Một lời giải thích khác được lưu truyền cho rằng “Lá lành đùm lá rách” là để nói về khi gói bánh, người ta thường dùng những chiếc lá rách để gói trước, sau đó mới dùng đến những chiếc lá lành lặn bao bọc bên ngoài. Cách gói đó đã có từ xa xưa, cho đến nay đã trở thành một phong tục, một tập quán, một thói quen của những người làm bánh.
Con người sinh ra đã có những hoàn cảnh khác nhau. Có người sống trong nhung lụa, giàu sang. Có người phải chịu đựng gian khổ, vất vả. Chính vì vậy, chúng ta cần có một tấm lòng yêu thương lẫn nhau. “Thương người như thể thương thân” – biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
Trong những năm tháng chiến tranh, nhân dân ta đã đoàn kết cùng nhau chống giặc ngoại xâm. Dù khó khăn, gian khổ nhưng vẫn giữ được tấm lòng sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Khi chiến tranh kết thúc, cuộc sống đã tươi đẹp hơn. Nhưng ở đâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh. Những chương trình như “Cặp lá yêu thương”, “Trái tim cho em”, “Điều ước thứ bảy”… thể hiện tấm lòng yêu thương của người dân Việt Nam. Nhất là khi đất nước đang phải gánh chịu tác động của đại dịch Covid-19, tinh thần đó càng được đề cao hơn nữa. Sự hỗ trợ của Nhà nước dành cho những người lao động nghèo. Nhiều người đã đóng góp lương thực, thực phẩm cho những vùng bị phong tỏa, cách ly. Những suất ăn miễn phí đã được trao tận tay những người vô gia cư, thất nghiệp. Cả nước chung tay không để ai bị bỏ lại phía sau. Chỉ có như vậy mới thấy được tấm lòng nhân hậu của người dân Việt Nam lớn lao đến nhường nào.
Nhưng dù nghĩa đen là gì thì sâu thẳm bên trong nó vẫn là một ý nghĩa tượng trưng đẹp đẽ, sâu sắc. Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã thể hiện tinh thần yêu thương, chở che cho những người khó khăn hơn và cả những chiếc lá rách nát, hư hỏng để cuộc sống như một cây xanh luôn tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những suy nghĩ sâu sắc này đã dạy cho chúng ta một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội. Qua đó, mỗi người cũng thấy được bổn phận và trách nhiệm của riêng mình để giúp đỡ cho những người kém may mắn. Nói đúng hơn, chúng ta phải biết yêu thương, chia sẻ cho nhau để giảm bớt đau thương, nghèo đói, bất hạnh trong cuộc sống. Chỉ khi đó, mối quan hệ giữa những người trong xã hội mới thực sự là “đồng bào” như ông cha ta đã dạy.
Với một học sinh như em, sự quan tâm và chia sẻ đến từ những hành động nhỏ. Đó có thể là giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ một người ăn xin trên phố, quyên góp để hỗ trợ trẻ em nghèo vùng cao… Tuy nhỏ, nhưng em tin rằng nó sẽ thật ý nghĩa và có thể giúp đỡ những người khó khăn.
Những câu tục ngữ luôn như vậy, súc tích nhưng chứa đựng bài học sâu sắc và vô cùng ý nghĩa. Hy vọng rằng từ nay, kiến thức của các em sẽ ngày càng phong phú hơn, biết thêm nhiều câu ca dao, tục ngữ hay như vậy. Chắc chắn em sẽ cố gắng hết sức để lắng nghe lời khuyên và thực hiện tốt những gì đã được cha ông ta dạy dỗ.
3. Giải thích câu tục ngữ Lá lành dùm lá rách chọn lọc siêu ý nghĩa:
Tục ngữ là sự đúc kết từ nhiều kinh nghiệm quý báu của người Việt. Một trong số đó là câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, là lời gửi gắm của cha ông đến các thế hệ sau bài học về tinh thần tương thân tương ái.
Theo nghĩa đen, câu tục ngữ gợi ra hình ảnh mà chúng ta có thể dễ dàng thấy ở các bà, các mẹ khi gói bánh, gói đồ ăn, họ thường gói nhiều lớp lá chồng lên nhau, lá rách được đặt trước, lá lành được đặt sau. Theo nghĩa bóng, “lá lành” ám chỉ những người có cuộc sống tốt đẹp, “lá rách” ám chỉ những người có cuộc sống khốn khổ, khó khăn. Qua đó, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ mọi người hãy biết yêu thương, biết che chở, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Mỗi người sinh ra đều có những hoàn cảnh khác nhau. Có người được sống cuộc sống sung sướng, hạnh phúc nhưng cũng có người lại sống cảnh nghèo đói, bất hạnh. Vì vậy, sự che chở, sẻ chia thực sự cần thiết. Bởi khi ta giúp đỡ ai đó, sẽ giúp cuộc sống của mỗi chúng ta trở nên tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Người cho cảm thấy vui, người nhận cảm thấy ấm áp hơn.
Những chuyến đi thiện nguyện của các bạn đến những vùng núi xa xôi mang áo ấm, đồ ăn đến tặng trẻ em vùng cao. Trong mùa dịch, mọi người chia sẻ đồ ăn với nhau… Tất cả đều là vẻ đẹp tỏa sáng của người dân Việt Nam.
Tóm lại, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” tuy ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa. Qua đó giúp mỗi người chúng ta biết sống đúng, biết chia sẻ, yêu thương nhau để mỗi ngày trôi qua đều ý nghĩa.