Giải thể tổ chức khoa học và công nghệ. Trường hợp tổ chức khoa học công nghệ phải giải thể.
Giải thể tổ chức khoa học và công nghệ. Trường hợp tổ chức khoa học công nghệ phải giải thể.
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật khoa học và công nghệ 2013;
– Thông tư
– Thông tư 187/2009/TT-BTC.
* Nội dung:
Theo khoản 11 Luật khoa học và công nghệ 2013 giải thích:
“Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.”
Vấn đề “Giải thể tổ chức khoa học và công nghệ” được quy định như sau:
Thứ nhất, Giải thể tổ chức khoa học và công nghệ là việc chấm dứt hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
Thứ hai, các trường hợp tổ chức khoa học và công nghệ bị giải thể:
+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ mà không có quyết định gia hạn.
+ Theo quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
+ Bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
Lưu ý: Tổ chức khoa học và công nghệ chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Thứ ba, Trình tự , thủ tục thực hiện được quy định như sau:
* Trình tự thực hiện:
– Trong 7 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định giải thể, Tổ chức khoa học và công nghệ bị giải thể phải gửi quyết định giải thể đến Sở Khoa học và Công nghệ (bộ phận một cửa).
– Niêm yết công khai tại trụ sở chính của tổ chức Khoa học và công nghệ, đăng báo địa phương hoặc báo hàng ngày của Trung ương trong 3 số liên tiếp về việc giải thể tổ chức khoa học và công nghệ.
– Chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày có quyết định giải thể, tổ chức khoa học và công nghệ phải:
+ Giải quyết xong chấm dứt
+ Giải quyết xong các hợp đồng đã giao kết.
+Giải quyết xong các nghĩa vụ tài chính, thanh toán xong các khoản nợ (nếu có).
– Nộp báo cáo bằng văn bản về việc giải quyết xong các công việc nêu trên; Nộp lại Giấy chứng nhận cho cơ quan đã cấp (trừ trường hợp Giấy chứng nhận đã bị thu hồi hoặc bị hủy bỏ hiệu lực); nộp lại con dấu cho cơ quan công an nơi khắc dấu.
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Khoa học và Công nghệ.
– Sở Khoa học và Công nghệ thông báo bằng văn bản cho cơ quan công an và cơ quan thuế về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Khoa học và Công nghệ của tổ chức Khoa học và Công nghệ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
* Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm:
– Quyết định giải thể do cơ quan, tổ chức thành lập ban hành hoặc người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ (trường hợp cá nhân tự thành lập tổ chức khoa học và công nghệ).
– Báo cáo bằng văn bản về việc giải quyết xong các công việc liên quan đến hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, hợp đồng giao kết, nghĩa vụ tài chính, khoản nợ (nếu có).
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Khoa học và Công nghệ của tổ chức Khoa học và công nghệ.
– Số lượng: 2 bộ hồ sơ.
* Thời hạn giải quyết: Sau 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Khoa học và Công nghệ;
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có);
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Văn phòng Sở Khoa học và Công nghệ.
* Lệ phí: Theo Thông tư 187/2009/TT-BTC không quy định lệ phí đối với hoạt động giải thể của tổ chức Khoa học và Công nghệ.