Giải thể công ty có phải quyết toán thuế không? Trường hợp nào giải thể không cần quyết toán thuế? Hồ sơ quyết toán thuế khi doanh nghiệp giải thể? Thủ tục quyết toán thuế khi giải thể doanh nghiệp?
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ dẫn đến tình trạng phá sản, giải thể công ty. Việc giải thể công ty cũng do nhiều nguyên nhân khác nữa, như công ty đó hoạt động không hiệu quả, chi nhánh vi phạm pháp luật nên buộc phải giải thể…. Khi làm thủ tục giải thể công ty để hoàn thiện hồ sơ giải thể thì việc thực hiện không phải dễ dàng. Nhiều doanh nghiệp muốn giải thể đều quan tâm đến vấn đề về quyết toán thuế để thực hiện thủ tục giải thể theo đúng yêu cầu của
Căn cứ pháp lý:
– Luật quản lý thuế năm 2019;
– Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
–
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Giải thể công ty có phải quyết toán thuế không?
Giải thể công ty là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp không còn hoặc không đủ điều kiện để tồn tại như một chỉnh thể nữa. Để chấm dứt tư cách pháp nhân các quyền và nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý, phải có biên bản, quyết định thông báo của cơ quan quản lý thuế trực thuộc với nội dung tình trạng là doanh nghiệp đã hoàn thành các nghĩa vụ với cơ quan thuế.
Quyết toán thuế thực chất là việc cán bộ quản lý thuế sẽ kiểm tra, rà soát toàn bộ các tờ khai, báo cáo, chứng từ sổ sách của doanh nghiệp. Tất cả các tổ chức, cá nhân có mã số thuế riêng và có phát sinh các hoạt động liên quan đến thuế thì bắt buộc phải thực hiện việc quyết toán thuế. Thông thường doanh nghiệp 5 năm sẽ quyết toán thuế 1 lần (đối với công ty nhỏ) và 1 đến 3 năm đối với công ty lớn ( phát sinh nhiều doanh thu), thời hạn để 1 doanh nghiệp phải quyết toán thuế phụ thuộc vào từng đơn vị. Chi cục hoặc cục thuế quản lý của tổ chức, doanh nghiệp có chức năng tổ chức quyết toán thuế. Khi doanh nghiệp cần phải quyết toán thuế thì cơ quan thuế sẽ thông báo và gửi đến cho doanh nghiệp được biết bằng biên bản.
Việc quyết toán thuế phải được thực hiện kể cả khi doanh nghiệp phá sản, giải thể. Thủ tục quyết toán thuế là thủ tục phức tạp và tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên không phải trường hợp giải thể nào cũng phải quyết toán thuế, nhiều trường hợp được miễn, giảm quyết toán thuế khi giải thể.
Việc quyết toán thuế khi giải thể công ty phụ thuộc trực tiếp vào việc doanh nghiệp có phát sinh doanh thu và hoạt động sản xuất kinh doanh hay không.
Trường hợp 1: Nếu doanh nghiệp có phát sinh doanh thu. Việc quyết toán thuế trước khi giải thể khi doanh nghiệp có doanh thu là yêu cầu bắt buộc bởi theo quy định trước khi giải thể phải hoàn thiện toàn bộ các thủ tục và nghĩa vụ của thuế. Khi doanh nghiệp có phát sinh doanh thu tức là doanh nghiệp đó đã có giao dịch về tiền và phát sinh tiền thuế phải nộp. Chính vì vậy việc thực hiện quyết toán thuế là điều cần thiết được bộ tài chính quy định.
Trường hợp 2: Nếu doanh nghiệp không phát sinh doanh thu. Khi doanh nghiệp không phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp sẽ không cần phải làm các thủ tục quyết toán thuế. Nhưng mỗi doanh nghiệp và bộ phận kế toán vẫn phải thực hiện hoàn thiện đầy đủ hồ sơ sổ sách.
2. Trường hợp nào giải thể không cần quyết toán thuế?
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ tài liệu từ người nộp thuế cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp. Căn cứ Khoản 8 Điều 16
Thứ nhất, doanh nghiệp thực hiện giải thể mà người nộp thuế thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp này, doanh nghiệp đã thực hiện quyết toán thuế dựa trên từng lần phát sinh doanh thu thông qua hoạt động bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ với cơ quan thuế. Do đó, doanh nghiệp khi giải thể không cần tiến hành quyết toán thuế đối với cơ quan thuế nữa.
Thứ hai, người nộp thuế giải thể nhưng kể từ thời điểm thành lập được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến thời điểm giải thể không phát sinh doanh thu, chưa sử dụng hóa đơn.
Thứ ba, doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; theo kê khai thực hiện giải thể nhưng đáp ứng các điều kiện sau:
– Có doanh thu bình quân năm không quá 1 tỷ đồng/năm (tính từ năm chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm doanh nghiệp có quyết định giải thể;
– Kể từ năm doanh nghiệp chưa được thanh tra, kiểm tra thuế hoặc chưa được quyết toán thuế đến thời điểm thực hiện giải thể, doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm pháp luật về hành vi trốn thuế.
– Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp tính từ năm chưa được thanh tra, kiểm tra thuế hoặc chưa được quyết toán đến thời điểm giải thể cao hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp nếu tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ. Có nghĩa là, doanh nghiệp theo quy định tại điều khoản này không cần thực hiện quyết toán thuế lần nữa vì đã thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế.
Ngoài ra, trường hợp doanh nghiệp giải thể cũng không cần thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế mặc dù thuộc diện phải quyết toán thuế khi giải thể doanh nghiệp, nhưng đã chủ động thực hiện tất cả nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ tài chính với chủ nợ. Đối với các trường hợp nêu trên cơ quan thuế xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do người nộp thuế gửi (bao gồm quyết định giải thể; các tài liệu chứng minh người nộp thuế thuộc các trường hợp nêu trên và đã nộp đủ số thuế phải nộp nếu có)
3. Hồ sơ quyết toán thuế khi doanh nghiệp giải thể:
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 16 thông tư 151/2014/TT-BTC quy định doanh nghiệp khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện giải thể thì hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
* Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 151/2014/TT-BTC.
*
* Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo
– Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BT theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN.
– Phụ lục chuyển lỗ ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BT theo mẫu số 03-2/TNDN.
– Các Phụ lục ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp được hưởng ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm, cơ sở kinh doanh thành lập mới từ dự án đầu tư, dự án đầu tư mới ban hành kèm theo
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, cải thiện môi trường sinh thái, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất (đầu tư mở rộng) ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC: Mẫu số 03-3B/TNDN.
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số hoặc doanh nghiệp hoạt động sản xuất, vận tải, xây dựng, sử dụng nhiều lao động nữ ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC theo: Mẫu số 03-3C/TNDN.
– Phụ lục số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế theo mẫu số 03-4/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
– Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản thì phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03-5/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 151/2014/TT-BTC.
– Phụ lục báo cáo trích, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTCtheo mẫu số 03-6/TNDN.
– Phụ lục thông tin về giao dịch liên kết (nếu có) ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC theo mẫu 03-7/TNDN.
– Phụ lục tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp có các đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc ở tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính (nếu có) ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC theo mẫu số 03-8/TNDN.
– Ngoài các hồ sơ nêu trên đối với trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư ở nước ngoài, doanh nghiệp phải bổ sung các hồ sơ, tài liệu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp.
4. Thủ tục quyết toán thuế khi giải thể doanh nghiệp:
Đối với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp giải thể phải gửi công văn yêu cầu Cục Hải quan nơi công ty đóng trụ sở (xác nhận việc không còn nợ thuế xuất nhập khẩu) trước khi hoàn thành việc quyết toán thuế.
Tiếp đó để kiểm tra quyết toán thuế cho doanh nghiệp tại cơ quan quản lý thuế, doanh nghiệp gửi văn bản đến cơ quan thuế. Việc kiểm tra quyết toán thuế cho doanh nghiệp xác định những khoản thuế phát sinh trong quá trình hoạt động và quá trình quyết toán thuế mà doanh nghiệp phải thực hiện.
Sau khi thực hiện quyết toán hoàn tất các khoản thuế, để hoàn tất thủ tục quyết toán thuế, các doanh nghiệp giải thể cần thực hiện đóng mã số thuế để đảm bảo thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp được nhanh nhất.