Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng? Quy định pháp luật về giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng?
Trong cuộc sống thường ngày, các mối quan hệ pháp luật dân sự phát sinh được Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan điều chỉnh. Những vụ việc mà các chủ thể gặp phải được quy định theo pháp luật và sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế, do pháp luật chưa thể quy định chi tiết được hết các vấn đề phát sinh nên vẫn còn trường hợp vụ việc dân sự chưa có các điều luật để áp dụng. Vậy giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng
– Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013:
Hiếp pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định rõ ràng về các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Các quyền cơ bản của con người luôn được đề cao và bảo vệ bằng hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Theo quy định của hiến pháp thì quyền con người, quyền công dân được thực hiện theo pháp luật và chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì các lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, các lý do này là vì lợi ích quốc gia và cộng đồng nên lúc này quyền công dân được hạn chế để bảo vệ các lợi ích này.
Quy định này của Hiến pháp 2013 đã được Điều 2
Tuy nhiên, các nhà lập pháp dưới sự hiểu biết và dự đoán của mình đến các tình huống trên thực tế thì dù các nhà làm luật có làm tốt đến đâu cũng không thể quy định hết các quan hệ dân sự phát sinh trong đời sống hằng ngày của các cá nhân, tổ chức. Để đề phòng có phương án giải quyết đối với trường hợp này thì
– Trường hợp các bên chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự không có thỏa thuận và pháp luật không quy định về quan hệ pháp luật này thì có thể áp dụng tập quán nhưng cần lưu ý tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự cũng như các nguyên tắc của Hiến pháp.
– Trường hợp các bên chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật, phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự với quan hệ mà các chủ thể này thám gia.
– Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật vừa nêu trên thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự , án lệ, lẽ công bằng để giải quyết mối quan hệ pháp luật này sao cho phù hợp.
2. Quy định pháp luật về giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng
Như đã thấy ở trên, để bảo đảm sự tương thích với quy định nêu trên của các bên chủ thể khi tham gia quan hệ 2015, tại khoản 2 Điều 4
Ở vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng được hiểu là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nước ta tuy nhiên trên thực tế tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và có xảy ra tranh chấp trong các mối quan hệ này mà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật có sẵn để áp dụng giải quyết.
Việc giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Như vậy, với quy định của Bộ luật dân sự 2015 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì có thể hiểu không phải mọi khởi kiện của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự, mọi yêu cầu nào Tòa án cũng thụ lý giải quyết, các bộ luật này đã giới hạn vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng mà Tòa án thụ lý giải quyết là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng, tuy nhiên điều này không có nghĩa là nếu không có điều luật điều chỉnh thì Tòa án có quyền từ chối mà nếu quan hệ pháp luật được yêu cầu giải quyết là quan hệ dân sự thì Tòa án phải thụ lý cả khi không có điều luật nào quy định.
Ngoài ra, để quy định rõ hơn về thẩm quyền của Tòa án thì Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng quy định thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng như sau:
+ Thẩm quyền của Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 35 đến Điều 41 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
+ Quy định chi tiết trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng theo thủ tục chung.
+ Khi giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng Tòa án nhân dân thụ lý vụ việc đó sẽ căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết.
– Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng:
Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được quy định tại Điều 45 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo Điều này thì việc áp dụng các căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng thực hiện theo thứ tự cụ thể như sau:
+ Áp dụng tập quán:
Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán, theo đó tập quán được áp dụng để giải quyết vụ việc dân sự phải có đủ các điều kiện như sau: Các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự không có thỏa thuận và pháp luật không quy định về nội dung giải quyết vụ việc dân sự đó; tập quán được áp dụng để giải quyết vụ việc không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
+ Áp dụng tương tự pháp luật:
Có thể hiểu việc áp dụng tương tự pháp luật là việc khi các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán nào được áp dụng để giải quyết vụ việc dân sự thì Tòa án áp dụng tương tự pháp luật trên cơ sở đã xác định rõ tính chất pháp lý của vụ việc dân sự, Tòa án dùng các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự với quan hệ pháp luật này để giải quyết vụ việc một cách thỏa đáng.
+ Áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng
Khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật thì Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự. Theo đó các nguyên tắc cơ bản được quy định cụ thẻ trong Bộ luật dân sự, quá trình giải quyết vụ việc dân sự không có điều luật quy định phải đảm bảo không vi phạm những nguyên tắc cơ bản này, những nguyên tắc này phù hợp với Hiến pháp nước ta, vì vậy sử dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự phải đúng nguyên tắc.
Khi sử dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự để giải quyết cần phải chính xác. Bên cạnh đó việc sử dụng án lệ cũng là một cách để giải quyết các vụ việc này. Án lệ được hiểu là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Ngoài việc áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ thì Tòa án sẽ áp dụng các lẽ công bằng. Theo đó thì lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.