Giải quyết tranh chấp thẩm quyền điều tra vụ án hình sự? Giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử vụ án hình sự?
Thẩm quyền là cụm từ thường xuyên được nhắc đến gắn liền với cơ quan nhà nước. Thẩm quyền được đặt ra đối với một chủ thể, cơ quan nhất định gắn với quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của họ. Trong tố tụng hình sự, bên cạnh việc phân định rõ ràng thẩm quyền giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, thì giữa các cấp trong cơ quan điều tra, xét xử hoặc giữa các cơ quan trong cùng một lãnh thổ cũng có sự độc lập tương đối. Tuy nhiên, điều đó cũng không loại trừ tình trạng tranh chấp thẩm quyền, trong bối cảnh tình hình tội phạm đầy phức tạp. Vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự phải đưa ra quy định về giải quyết tranh chấp thẩm quyền trong điều tra, xét xử và Luật Dương Gia sẽ phân tích cụ thể nội dung này.
Luật sư
1. Giải quyết tranh chấp thẩm quyền điều tra vụ án hình sự?
Tranh chấp thẩm quyền điều tra vụ án hình sự là tranh chấp trong việc xác định cơ quan nào có quyền thực hiện điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
1.1. Xác định thẩm quyền điều tra vụ án hình sự và giải quyết tranh chấp về thẩm quyền.
Về thẩm quyền điều tra theo lãnh thổ, theo quy định tại khoản 4, Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự: “Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.”
Theo quy định này, tội phạm xảy ra ở địa giới hành chính nào thì cơ quan điều tra ở địa phận đó có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn tuyệt đối, nếu tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt. Đây cũng là cách để phân định thẩm quyền một cách cụ thể nhất.
Việc phân định thẩm quyền còn diễn ra giữa cơ quan điều tra trong Công an nhân dân; cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và cơ quan điều tra trong Viện Kiểm sát theo đó: Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Việc phân cấp thẩm quyền điều tra như sau:
– Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực;
– Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;
Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;
– Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Như vậy, thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra các cấp được xác định phụ thuộc vào thẩm quyền xét xử của tòa án. Do đó, việc giải quyết tranh chấp thẩm quyền về xét xử sẽ có ý nghĩa quan trọng trọng việc giải quyết tranh chấp thẩm quyền về điều tra.
1.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thẩm quyền điều tra
Theo quy định tại Khoản 3,
2. Giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử vụ án hình sự?
Điều 275 quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử vụ án hình sự như sau:
“1. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giữa các Tòa án quân sự khu vực trong cùng một quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định.
2. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các Tòa án quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi kết thúc việc điều tra quyết định.
3. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, giữa các Tòa án quân sự cấp quân khu do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương quyết định.
4. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
Việc chuyển vụ án để xét xử theo thẩm quyền được thực hiện theo quy định tại Điều 274 của Bộ luật này.”
Theo quy định trên, có các vấn đề cần chú ý như sau:
Thứ nhất, thẩm quyền giải quyết tranh chấp tùy vào từng trường hợp bao gồm: Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương.
Thứ hai, các trường hợp tranh chấp xảy ra là do chưa xác định được chính xác thẩm quyền của tòa án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Cách xác định thẩm quyền như sau:
– Một là, thẩm quyền theo tính chất vụ án:
Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:
+ Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
+ Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
+ Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;
+ Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:
+ Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực;
+ Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;
+ Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.
– Hai là, thẩm quyền theo lãnh thổ:
– Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.
– Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.
Như vậy, có thể thấy rằng, việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền trong điều tra và xét xử có mối quan hệ tương quan, vừa độc lập, vừa phụ thuộc. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền là bước đầu tiên để tiến tới xác định một cơ quan thực hiện hoạt động điều tra, xét xử một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả nhất.