Giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết? Đăng ký khai tử cho người bị tạm giam chết như thế nào?
Trong tình hình tội phạm diễn biến ngày càng trở nên phức tạp thì tình trạng các cá nhân, chủ thể có hành vi phạm tội là rất nhiều. Những hành vi phạm tội của những đối tượng này có thể là cố ý hoặc vô ý. Tuy nhiên, để đảm bảo tìm gia được sự thật của vụ án thì cần có các cơ quan tham gia vào việc giải quyết vụ án hình sự này như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Những trong quá trình tạm giam, tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền không được dùng hình bức cung và phải áp dụng các chế độ về ăn ở, quản lý đối với những đối tượng này. Tuy nhiên, trong giai đoạn tạm giữ, tạm giam thì vì một lý do nào đó mà người bị tạm giữ, tạm giam chết thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc giải quyết trong trường hợp này ra sao? Việc đăng kí khai tử cho người bị tạm giữ, tạm giam chết trong thời gian này do ai thực hiện và được thực hiện như thế nào?
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 ;
– Nghị định 120/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
Mục lục bài viết
1. Giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết:
Dựa trên cơ sở quy định tại Điều 26 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định đầu tiên được xác định để giải quyết trường hợp đối với việc mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam vì một số lý do nào đó thì việc đầu tiên mà thủ trưởng cơ sở giam giữ phải theo như quy định của pháp luật hiện hành đó là tổ chức bảo vệ hiện trường,
Đồng thơi thì, Luật này cũng đưa ra quy định việc việc đại diện cơ sở giam giữ phải chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi việc này cũng được thực hiện tương tự nếu như người bị tạm giữ, tạm giam là người nước ngoài. Chính vì thế mà khi người chết là người nước ngoài thì việc thông báo cho cơ quan lãnh sự và thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ do cơ quan đang thụ lý vụ án thực hiện. Và việc trách nhiệm thông báo cho thân nhân của người chết được thực hiện khi Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đồng ý cho làm các thủ tục an táng người chết.
Trong đó thì, Thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được xác định là người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.
Thứ hai, sau khi thực hiện việc khám nghiệm hiện trường, báo cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ thì đại diện cơ sở giam giữ làm thủ tục khai tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Nếu như thân nhân người chết có văn bản yêu cầu thì bàn giao thi hài đó cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường.
Dựa trên cơ sở quy định tại Khoản 4 Điều 26 Luật này có quy định về việc giải quyết người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam chết như sau: “Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam chết thì giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc sự thỏa thuận trực tiếp về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết. Trường hợp chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế tương ứng hoặc giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết không thoả thuận thống nhất được về giải quyết trường hợp cụ thể hoặc không xác định được quốc tịch của người chết thì giải quyết như đối với người Việt Nam bị tạm giữ, tạm giam chết”.
Thứ ba, bên cạnh những quyền lợi, chế độ được pháp luật bảo đảm trong thời gian bị giam giữ, nếu trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết trong thời gian này sẽ được cơ sở giam giữ hỗ trợ một phần kinh phí khâm liệm, an táng.
Cụ thể, theo Điều 10 Nghị định 120/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 thì: “Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết, kinh phí bảo đảm việc khâm liệm gồm: Tiền mua 01 quan tài bằng gỗ thường, 01 bộ quần áo dài và 01 bộ quần áo lót mới, 04 m2 vải liệm, hương, nến, cồn làm vệ sinh và khoản tiền chi phí khác tương đương 100 kg gạo tẻ loại trung bình. Cơ sở giam giữ tổ chức an táng cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết, bằng hình thức địa táng hoặc hỏa táng. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết mà thân nhân nhận thi hài về an táng thì được hỗ trợ kinh phí vận chuyển thi hài và chi phí an táng trị giá tương đương 200 kg gạo tẻ loại trung bình…”
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với những người bị tạm giữ, tạm giam mà chết trong quá trình này thì sẽ do cơ sở giam giữ có trách nhiệm tổ chức an táng, tuy nhiên pháp luật này cũng quy định cho thân nhân người chết có thể thực hiện việc nhận về an táng tròn thời hạn hai mươi bốn giờ. Tuy nhiên việc thực hiện an táng đối với những người bị tạm giữ, tạm giam mà chết thì sẽ do cơ quan tạm giữ, tạm giam chi trả theo như quy định đã được nêu ra ở trên.
Bên cạnh đó thì khi pháp luật quy định là 24 giời để người thân có thể nhận thì hài về mai táng nhưng do lý do khách quan mà thân nhân của người chết không nhận được thông báo hoặc không thể đến kịp thì sau đó họ có thể gửi đơn đề nghị được nhận tro cốt hoặc hài cốt sau khi an táng.
2. Đăng ký khai tử cho người bị tạm giam chết:
Trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam quy định: “Cơ sở giam giữ làm thủ tục khai tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch”. Cụ thể, theo quy định của
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử”.
Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.
– Thủ tục đăng ký khai tử:
Bước 1: Nộp giấy đăng ký khai tử
Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.
Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:
+ Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;
+ Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;
+ Đối với người bị
+ Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của
+ Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d của Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết
Ngay sau khi nhận giấy tờ trên, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.
Công chức tư pháp – hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Như vậy, để có thể tiến hành việc khai tử cho người bị tạm giữ, tạm giam chết thì đại diện của cơ quan tạm giữ tạm giam có người bị tạm giữ, tạm giam chết mà muốn đăng ký khai tử thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tiến hành đăng ký khi tử được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và đảm bảo tốt đa nhất quyền lợi của người bị tạm giữ, tạm giam chết và cơ quan tạm giữ, tạm giam khi thực hiện việc đăng ký khai tử này này theo như quy định của pháp Luật hiện hành.