Quy định về tạm giữ, tạm giam? Giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn?
Khi suất hiện các hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ được thực hiện bởi các chủ thể theo các hoạt động cố ý và vô ý phạm tội. Đối với những cá nhân có hành vi phạm tội và thực hiện hành vi phạm tội theo như quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự thì bị can trong một vụ án phạm tội đó. Và theo như quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự thì những người phạm tội này sẽ bị
Những trong quá trình tạm giam, tạm giữ thì người bị áp dụng biện pháp này không bị coi là tội phạm mà chỉ được xem là nghi phạm có liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, trong giai đoạn tạm giữ, tạm giam thì vì một lý do nào đó hay có mục đích chốn tội mà người bị tạm giữ, tạm giam có hành vi bỏ trốn thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc giải quyết trong trường hợp này ra sao? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về việc giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam bỏ trốn này.
Dịch vụ Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 ;
– Nghị định 120/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
1. Quy định về tạm giữ, tạm giam
Trên cơ sở quy định của
Bên cạnh đó thì theo như quy định tại Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 Điều 2 quy định rõ hơn về chủ thể trong việc tạm giữ, tạm giam theo như quy định của pháp luật này. Do đó, “Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn giam giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”.
Đồng thời thì người bị tạm giam được định nghĩa về khái niệm này là: “Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, bao gồm bị can, bị cáo, người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án, người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ”.
2. Giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Khoản 1 Điều 31
Từ định nghĩa vừa được nêu ra thì có thể thấy rằng một người chỉ bị coi là có tội khi phải được chứng minh là có tội theo trình tự luật định. Đồng thời thì việc có tội này phải có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Do vậy, người đang bị tạm giữ, tạm giam chưa bị coi là có tội mà mới chỉ nghi phạm tội. Bởi vì những người bị tạm giam, tạm giữ này chưa phải là người có tội nên các biện pháp áp dụng với họ chỉ mang tính tạm thời để phục vụ cho hoạt động điều tra.
Chình vì được quy định là chưa phải là người có tọi nên khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc điều tra nếu không chứng minh được người bị tạm giữ, tạm giam có tội thì cơ quan tố tụng có thẩm quyền phải trả tự do cho họ. Do đó, xet về mặt cơ bản thì những người bị tạm giữ, tạm giam vẫn là công dân bình thường, chỉ khác công dân bên ngoài ở chỗ họ bị cưỡng chế tạm trú trong một nơi có sự quản lý, kiểm soát của Nhà nước. Do đó, khi những người bị tạm giữ, tạm giam này mà có những hành vi như bỏ trốn, làm trái với các quyết định và yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam thì lúc này tùy thuộc vào mức độ mà cơ quan, người có thẩm quyền sẽ quyết định mức phạm tội đối với những người này dựa trên việc chấp hành các quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam như sau:
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam được quy định tại Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 bao gồm: được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ; được thực hiện quyền bầu cử theo quy định tại Điều 29 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân; quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định tại Điều 24 của Luật Trưng cầu ý dân. những điểm mới bổ sung này thể hiện sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn về địa vị pháp lý của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các nghĩa vụ sau đây:
+ Chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
+ Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam và pháp luật có liên quan.
Nhự vậy, có thể thấy rằng người bị tạm giữ, tạm giam ngoài việc có quyền được pháp luật quy định thì những người này cần phải tuân thủ các quy định về nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện quá trình tạm giữ tạm giam của mình sau khi bị tình nghi là nghi phạm trong một vụ án hình sự. Tuy nhiên, không phải người bị tạm giữ, người bị tạm giam nào cũng tuân thủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo như quy định của pháp luật hiện hành. Trong một số trường hợp thì người bị tạm giữ, tạm giam vẫn thực hiện các hành vi bỏ trốn khi được trích xuất ra khởi nơi bị tạm giam tạm giữ. Và việc pháp luật quy định để giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam bỏ trốn thì được quy định tại Điều 25 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam có quy định như sau:
“1. Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn, thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức truy bắt ngay, lập biên bản; đồng thời, thông báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án và Viện kiểm sát có thẩm quyền phối hợp xử lý. Mọi trường hợp bỏ trốn đều phải được áp dụng các biện pháp truy bắt, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đã bỏ trốn ra đầu thú thì cơ quan tiếp nhận lập biên bản, báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án và cơ sở giam giữ để xử lý theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, trong trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam bỏ trốn theo như quy định của pháp luật hiện hành thì thủ trưởng cơ sở giam giữ sẽ thực hiện việc truy bắt, bắt giữ người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn. Đồng thời thông báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án và Viện kiểm sát có thẩm quyền phối hợp xử lý việc này nhằm để các cơ quan thống nhất trong việc tiến hành các giai đoạn tố tụng tiếp theo của vụ án như điều tra, tố tụng và xét xử theo như quy định của pháp luật hình sự hiện hành.
Theo đó thì việc phối hợp giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn được thực hiện theo Điều 25 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam được quy định tại Điều 15 Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định
“2. Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam trốn khỏi cơ sở giam giữ thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ có trách nhiệm tổ chức ngay lực lượng truy bắt đối tượng bỏ trốn, áp dụng các biện pháp khẩn cấp, bảo vệ hiện trường, lập biên bản, báo cáo vụ việc với cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trực tiếp. Đồng thời thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án; Cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
3. Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn trong trường hợp được trích xuất ra ngoài cơ sở giam giữ hoặc tại phiên tòa thì cơ quan, người có trách nhiệm áp giải phải tổ chức truy bắt ngay đối tượng bỏ trốn, đồng thời thông báo cho cơ sở giam giữ, cơ quan đang thụ lý vụ án; Cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật.
4. Khi nhận được thông báo của Thủ trưởng cơ sở giam giữ về việc người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn, Cơ quan Điều tra phối hợp truy bắt và tiến hành các hoạt động Điều tra theo quy định của pháp luật”.
Tuy rằng, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với người tạm giữ, tạm giam là chưa chắc chắn về việc các đối tượng này có phạm tội hay không. Nhưng khi các đối tượng là người tạm giữ, tạm giam có hành vi bỏ trốn và bỏ trốn thành công thì sẽ trở thành những người có tội và sẽ bị cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc tuy na là lập biên bản thông báo tới các cơ quan đang thụ lý liên quan được biết. Đồng thời thì pháp luật này cũng quy định về vấn đề tùy thuộc vào việc người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn trong trường hợp nào để thực hiện việc phối hợp giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn là khác nhau theo như quy định vừa được nêu.