Giải quyết tranh chấp về kiện đòi tài sản. Vay tài sản, giải quyết tranh chấp vay tài sản.
Giải quyết tranh chấp về kiện đòi tài sản. Vay tài sản, giải quyết tranh chấp vay tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Thầy trụ trì ở chùa tôi hay về nhan khói. Thời gian qua thầy đã bị một người kiện tòa án với một tờ giấy ghi chữ rất cẩu thả , họ tên người cho mượn tiền 900 triệu đồng thì không đúng với họ tên giấy chứng minh nhân dân, kể cả nơi ở, con dấu chụp ẩu không đúng với thời gian sử dụng của chùa theo quyết định của hội phật giáo huyện. Vậy mà tòa xử thầy tôi phải trả số tiền trên có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, với những thông tin bạn cung cấp thì không đủ căn cứ để xác định bản án của Tòa là đúng hay sai? Bởi những nhận định bạn đưa ra chỉ mang tính chất chủ quan. Để làm bằng chứng trước Tòa, để có giá trị đến phán quyết cuối cùng của Tòa thì vật chứng liên quan đến vụ án như giấy ghi nợ, con dấu và các vật chứng liên quan đều phải được cơ quan chức năng điều tra, xác minh bằng các nghiệp vụ. Tòa án sẽ căn cứ vào kết luận của cơ quan chức năng và quy định của pháp luật để ra bản án.
Thứ hai, trong trường hợp không thấy thỏa đáng đối với nội dung bản án Tòa án đưa ra, thầy trụ trì, với tư cách là bị đơn trong vụ án dân sự có thể thực hiện một trong các thủ tục sau để bảo vệ quyền, lợi ích của mình:
+ Trong trường hợp bản án được đưa ra tại cấp xét xử sở thẩm và vẫn vẫn trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, thầy trụ trì có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm theo quy định tại Điều 273 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015. Nếu đơn kháng cáo được thụ lý, vụ án sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xét phúc thẩm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Trong trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị bản án sơ thẩm mà không có kháng nghị hoặc vụ án đã được xét xử tại cấp phúc thẩm thì thầy trụ trì có bản án đương nhiên có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, nếu phát hiện một trong các căn cứ, điều kiện được nêu tại Điều 326 và Điều 352 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, thầy trụ trì có quyền làm đơn trình báo đến cơ quan chức năng để tiếp tục xét xử vụ án theo thủ tục Giám đốc thẩm hoặc Tái thẩm
“Điều 326. Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
2. Người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và có đơn đề nghị theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật này hoặc có thông báo, kiến nghị theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 327 của Bộ luật này; trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị.”
“Điều 352. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;
2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
4. Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.”