Khái quát về Hội đồng trọng tài lao động? Quy định về giải quyết tranh chấp lao động tập thể của Hội đồng trọng tài lao động?
Trong nhiều năm qua, hoạt động giải quyết tranh chấp lao động ngày càng đạt được nhiều thành tựu, giải quyết triệt để được những vấn đề tồn động, đảm bảo được quyền, lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động được giải quyết bằng nhiều phương thức khác nhau, trong đó có phương thức trọng tài, đây cũng là phương thức có nhiều tính ưu việt và có xu hướng được các bên lựa chọn. Gắn với phương thức trọng tài là tổ chức có thẩm quyền: “Hội đồng trọng tài lao động”. Vậy, Hội đồng trọng tài lao động sẽ giải quyết tranh chấp lao động tập thể như thế nào? Luật Dương Gia sẽ trả lời câu hỏi này trong bài viết dưới đây.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về Hội đồng trọng tài lao động?
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể là việc các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành những thủ tục theo luật định nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của bên bị xâm hại, đảm bảo quan hệ lao động phát triển hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Hội đồng trọng tài lao động là tổ chức được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, bổ nhiệm Chủ tịch, thư ký và các trọng tài viên lao động. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là 05 năm. Như vậy, có thể thấy, hoạt động của Hội đồng trọng tài là hoạt động thường trực.
Số lượng trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, ít nhất là 15 người, bao gồm số lượng ngang nhau do các bên đề cử, cụ thể như sau: (Khoản 2, Điều 185
+ Tối thiểu 05 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề cử, trong đó có Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo và thư ký Hội đồng là công chức của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Tối thiểu 05 thành viên do công đoàn cấp tỉnh đề cử;
+ Tối thiểu 05 thành viên do các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thống nhất đề cử.
Trọng tài viên lao động là người hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động, có uy tín và công tâm.
Việc quy định về thành viên Hội đồng trọng tài hay tiêu chuẩn đối với trọng tài viên lao động là điều cần thiết, đây cũng là điều mà các quốc gia trên thế giới thực hiện, chẳng hạn:
Điều 19 Luật trung gian hòa giải và trọng tài các tranh chấp lao động Trung Quốc năm 2007 quy định: Thành viên hội đồng trọng tài gồm đại diện của các cơ quan lao động, công đoàn và người sử dụng lao động, nhưng quyền quyết định phụ thuộc vào chủ tịch hội đồng.
Theo đó, tiêu chuẩn bổ nhiệm trọng tài viên ở Trung Quốc quy định khá rõ tại điều 20 Luật trung gian hòa giải và trọng tài tranh chấp lao động phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: “Đã từng làm quan tòa, tham gia nghiên cứu và giảng dạy Luật ở trình độ trung cấp hoặc cao hơn, có kiến thức pháp luật, đã tham gia quản lý nhân sự, đã tham gia công tác đoàn hoặc công tác chuyên môn khác ít nhất 05 năm, đã làm công tác pháp luật trên thực tế trong 03 năm trở lên”.
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể của Hội đồng trọng tài lao động là việc Hội đồng trọng tài thông qua phương thức trọng tài thực hiện các trình tự, thủ tục nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.
Mô hình giải quyết tranh chấp lao động tập thể thông qua trọng tài là mô hình giải quyết tranh chấp lý tưởng bởi vì quan hệ lao động tập thể là quan hệ lao động đặc biệt, được xây dựng và hình thành dựa trên trên cơ chế thương lượng, tự nguyện, bình đẳng của các bên trong quan hệ nhưng mang nặng yếu tố kinh tế và yếu tố xã hội.
2. Quy định về giải quyết tranh chấp lao động tập thể của Hội đồng trọng tài lao động?
2.1. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Hội đồng trọng tài lao động?
Nội dung về giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Hội đồng trọng tài được ghi nhận tại Điều 193 Bộ luật lao động với các vấn đề chính sau:
Thứ nhất, căn cứ phát sinh thẩm quyền.
Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong
Như vậy, căn cứ để Hội đồng trọng tài thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn là yêu cầu của các bên trong quan hệ tranh chấp và tranh chấp đó đã được thực hiện thông qua thủ tục hoà giải nhưng gặp một số vấn đề mà không thể đạt được kết quả như mong muốn.
Thứ hai, trình tự, thủ tục giải quyết.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, căn cứ vào quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể,
Thời hạn quy định ban trọng tài giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể ở mỗi quốc gia khác nhau và thông thường là giống với thời gian hòa giải. Ví dụ: Điều 40 Luật về giải quyết tranh chấp quan hệ lao động Inđônêsia năm 2004, Điều 30 Luật quan hệ lao động Malaysia năm 1967 quy định thời hạn trọng tài viên lao động/ban trọng tài giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể là 30 ngày. Điều 31 Bộ luật lao động Campuchia năm 1997 quy định là 15 ngày.
Thứ ba, trường hợp nào thì được yêu cầu toà án giải quyết?
– Khi hết thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp, mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Để đảm bảo tính độc lập tương đối so với Toà án, về nguyên tắc: Trường hợp các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động thì trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết.
2.2. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động?
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động được quy định tại Điều 197 Bộ luật lao động, về cơ bản: Căn cứ phát sinh thẩm quyền, trình tự thủ tục được diễn ra theo như quy định đối với giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.
Tuy nhiên, về hậu quả pháp lý trong trường hợp hết thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập mà Ban trọng tài không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động khác với giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền. Nếu như trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền cho phép các bên khởi kiện tại Toà án, thì đối với giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích cho phép tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp có quyền tiến hành thủ tục luật định để đình công.
Hơn nữa, về nguyên tắc, khi các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động thì tổ chức đại diện người lao động không được tiến hành đình công trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành giải quyết tranh chấp.
Nghiên cứu quy định của pháp luật, tác giả nhận thấy không có quy định về hiệu lực đối với “phán quyết” của Hội đồng trọng tại lao động. Thực tế thì quyết định giải quyết của trọng tài gần như không có giá trị ràng buộc khi mà trong chính quy định của pháp luật đã ngầm khẳng định “một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.” Điều này dường như làm cho phương thức giải quyết tranh chấp lao động thông qua Hội đồng trọng tài không thể hiện đúng bản chất và vai trò của nó. Trong khi đó, giá trị pháp lý của các phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm, có hiệu lực bắt buộc và được thực hiện bằng sức mạnh của nhà, đó là quy định của phần lớn các quốc gia.
Ví dụ: Ở Malaysia phán quyết của trọng tài lao động có giá trị bắt buộc và đóng vai trò thay thế cho một thoả ước lao động tập thể. Điều 51 Luật về giải quyết tranh chấp QHLĐ Inđônêsia nêu rõ: phán quyết của trọng tài lao động có hiệu lực pháp lý ràng buộc đối với các bên tranh chấp, có tính chung thẩm và vĩnh viễn.