Hiện nay, trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp lao động được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Việc sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp lao động này một cách hiệu quả đã đem lại những lợi ích to lớn.
Mục lục bài viết
1. Một số quy định về Hội đồng trọng tài lao động:
Theo Khoản 2 Điều 187
Theo Điều 185 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về hội đồng trọng tài lao động có nội dung cụ thể như sau:
“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động, bổ nhiệm Chủ tịch, thư ký và các trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là 05 năm.
2. Số lượng trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, ít nhất là 15 người, bao gồm số lượng ngang nhau do các bên đề cử, cụ thể như sau:
a) Tối thiểu 05 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề cử, trong đó có Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo và thư ký Hội đồng là công chức của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Tối thiểu 05 thành viên do công đoàn cấp tỉnh đề cử;
c) Tối thiểu 05 thành viên do các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thống nhất đề cử.
3. Tiêu chuẩn và chế độ làm việc của trọng tài viên lao động được quy định như sau:
a) Trọng tài viên lao động là người hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động, có uy tín và công tâm;
b) Khi đề cử trọng tài viên lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công đoàn cấp tỉnh, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động có thể cử người của cơ quan, tổ chức mình hoặc cử người khác đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đối với trọng tài viên lao động theo quy định;
c) Thư ký Hội đồng trọng tài lao động thực hiện nhiệm vụ thường trực của Hội đồng trọng tài lao động. Trọng tài viên lao động làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
4. Khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại các điều 189, 193 và 197 của Bộ luật này, Hội đồng trọng tài lao động quyết định thành lập Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp như sau:
a) Đại diện mỗi bên tranh chấp chọn 01 trọng tài viên trong số danh sách trọng tài viên lao động;
b) Trọng tài viên lao động do các bên lựa chọn theo quy định tại điểm a khoản này thống nhất lựa chọn 01 trọng tài viên lao động khác làm Trưởng Ban trọng tài lao động;
c) Trường hợp các bên tranh chấp cùng lựa chọn một trọng tài viên để giải quyết tranh chấp lao động thì Ban trọng tài lao động chỉ gồm 01 trọng tài viên lao động đã được lựa chọn.
5. Ban trọng tài lao động làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.
6. Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, chế độ và điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động; tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động; việc thành lập và hoạt động của Ban trọng tài lao động quy định tại Điều này.”
Căn cứ vào tổ chức và hoạt động, trọng tài lao động có hai loại: trọng tài lao động vụ việc và trọng tài lao động thường trực; căn cứ vào tính chất, trọng tài lao động có hai loại: trọng tài lao động tự nguyện và trọng tài lao động bắt buộc. Điểm riêng biệt của trọng tài so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác là ở kết quả giải quyết bằng trọng tài là quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm.
Ta nhận thấy, theo Điều 185 Bộ luật Lao động năm 2019 đã đưa ra quy định về thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động.
– Hội đồng trọng tài lao động sẽ do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập gồm ít nhất 15 thành viên:
+ Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động là lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được bổ nhiệm trọng tài viên lao động, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
+ Thư ký Hội đồng trọng tài lao động là công chức Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được bổ nhiệm trọng tài viên lao động, là thường trực của Hội đồng, làm việc theo chế độ chuyên trách.
+ Thành viên khác của Hội đồng là các trọng tài viên lao động còn lại, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Hiện nay, số lượng thành viên hội đồng trọng tài lao động theo quy định Bộ luật lao động hiện hành so với Bộ luật Lao dộng năm 2012 đã tăng lên đáng kể (từ không quá 7 người lên tối thiểu 15 người). Việc mở rộng thành phần tham gia quá trình giải quyết tranh chấp lao động là biện pháp được sử dụng để nhằm bảo đảm tính đúng đắn, hợp lý của kết quả giải quyết tranh chấp lao động trên cơ sở sử dụng trí tuệ và kinh nghiệm của những người tham gia.
– Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải các tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và tranh chấp lao động tập thể về quyền theo quy định.
Khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định, Hội đồng trọng tài lao động sẽ quyết định thành lập Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp như sau:
+ Đại diện mỗi bên tranh chấp chọn 01 trọng tài viên trong số danh sách trọng tài viên lao động.
+ Trọng tài viên lao động do các bên lựa chọn theo quy định thống nhất lựa chọn 01 trọng tài viên lao động khác làm Trưởng Ban trọng tài lao động.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, Ban trọng tài lao động phải làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp các bên tranh chấp cùng lựa chọn một trọng tài viên để giải quyết tranh chấp lao động.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của Điều 185 Bộ luật Lao động năm 2019 ta nhận thấy, trọng tài lao động ở Việt Nam hiện nay là trọng tài thường trực xét về phương diện tổ chức và hoạt động và là trọng tài bắt buộc xét ở phương diện tính chất.
2. Quy định về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động:
Theo Điều 189 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động có nôi dung cụ thể như sau:
“1. Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 188 của Bộ luật này. Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.
4. Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
5. Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết
Điều luật này quy định về thẩm quyền, thời hạn và thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Hội đồng trọng tài lao động.”
3. Quy định về thẩm quyền của hội đồng trọng tài lao động:
Theo quy định của pháp luật thì hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải hoặc hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trong trường hợp hòa giải không thành và các bên tranh chấp đồng thuận lựa chọn yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.
Cũng cần lưu ý là khi các bên có tranh chấp đã đồng thuận yêu cầu hội đồng trọng tài lao động giải quyết thì các bên sẽ không được đồng thời yêu cầu tòa án giải quyết.
Như vậy, trong một khoảng thời gian, các bên tranh chấp không thể vừa yêu cầu hội đồng trọng tài lao động giải quyết, người yêu cầu tòa án giải quyết, trừ trường hợp hết thời hạn quy định mà ban trọng tài không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định mà ban trọng tài không ra quyết định giải quyết tranh chấp.
Trong trường hợp hòa giải tại hòa giải viên lao động không đạt kết quả, các bên tranh chấp sẽ có quyền lựa chọn cơ quan, tổ chức giải quyết tiếp theo, đó là đưa ra giải quyết tại hội đồng trọng tài lao động hoặc
4. Quy định về thời hạn và thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:
– Thành lập ban trọng tài lao động: ban trọng tài lao động sẽ được thành lập trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp
– Tiến hành giải quyết tranh chấp: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban trọng tài lao động được thành lập, ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.
– Thi hành quyết định của trọng tài hoặc yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp:
Khi hội đồng trọng tài lao động ban hành ra quyết định về việc giải quyết vụ tranh chấp, các bên tranh chấp sẽ có nghĩa vụ thực hiện theo phán quyết của trọng tài. Trong trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.
Trong trường hợp hết thời hạn quy định mà ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định mà ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Chính vì thế mà hiện nay việc quy định hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân có vai trò và ý nghĩa quan trọng, đã hạn chế được tình trạng quá tải của tòa án nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp, tiết kiệm thời gian, chi phí và bảo đảm tối đa quyền và lợi ích của các bên khi tham gia vào quan hệ lao động.