Tranh chấp trong kinh doanh luôn là vấn đề khó tránh khỏi trong doanh nghiệp hay đơn vị kinh doanh. Pháp luật nước ta hiện nay đã quy định những phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp để có thể áp dụng vào trong tình hình thực tế.
Mục lục bài viết
1. Giải quyết tranh chấp là gì?
Giải quyết tranh chấp được hiểu là khi xảy tranh chấp giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tổ chức hoặc giữa tổ chức với nhau thì sẽ phải lựa chọn các phương thức để xem xét và quyết định xử lý các tranh chấp dân sự, hôn nhân, kinh doanh…dựa trên các tài liệu, chứng cứ có trong vụ tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Giải quyết tranh chấp được dịch sang tiếng anh như sau: Dispute settlement
Khái niệm về giải quyết tranh chấp dịch sang tiếng anh như sau:
Dispute settlement is understood that when there is a dispute between individuals, between individuals and organizations or between organizations, they will have to choose methods to consider and decide to handle civil disputes. marriage, business, etc., based on documents and evidences contained in the dispute in order to protect the legitimate rights and interests of individuals, agencies and organizations.
2. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trong kinh doanh nếu xảy ra tranh chấp thì sẽ áp dụng các hình thức giải quyết như sau:
Thứ nhất, thương lượng giữa các bên
Thương lượng hòa giải được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận với nhau trên tinh thần tự nguyện mà không có sự can thiệt của bên thứ ba. Việc thương lượng này thường mang tính bảo mật cao, chỉ có nội bộ các bên tham gia, không có sự tham gia của đơn vị hoặc cá nhân thứ ba can thiệp. Các bên thỏa thuận những nội dung tranh chấp trên tiêu chỉ thỏa thuận tự nguyện, thiện ý các bên thống nhất với nhau trong nội dung thỏa thuận. Bên cạnh đó, việc tự thương lượng với nhau giúp các bên tiết kiệm được một khoản chi phí và thời gian vì thủ tục đơn giản.
Việc giải quyết tranh chấp bằng hình thức thương lượng sẽ không chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật, mọi vấn đề đều được các bên thỏa thuận, thống nhất với nhau. Tuy nhiên, nội dung thỏa thuận, thương lượng phải tuân thủ những quy định của pháp luật chuyên ngành và luật chung, không trái với những quy định liên quan.
Ngoài ra, kết quả của những nội dung thỏa thuận là do các bên cùng nhau nhận thức, chủ động thực hiện mà không có bất kỳ một sự ràng buộc nào của pháp luật trong trường hợp một trong các bên không thực hiện theo những nội dung đã cam kết với nhau. Đây cũng chính là một điểm bất lợi của phương thức giải quyết tranh chấp này. Tuy nhiên, phương thức thỏa thuận bằng thương lượng để giải quyết tranh chấp giúp tiết kiệm được chi phí, thời gian phải bỏ ra, thủ tục thì đơn giản, rút gọn.
Thứ hai, hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải.
Hòa giải từ lâu luôn là phương thức được nhiều người sử dụng khi phát sinh tranh chấp kinh doanh. Đây là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa, sao cho đôi bên đều có lợi với nhau dựa trên tinh thần thỏa thuận, thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba được gọi là hòa giải viên, đây là bên thứ ba nhằm tìm ra phương thức giải quyết ổn thỏa nhất cho các bên, đảm bảo sự công bằng, có lợi cho đôi bên. Hòa giải giúp cho những vấn đề đang bị tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn có thể được giải quyết, không vượt qua giới hạn sự nghiêm trọng, giúp cho các bên tránh được sự xung đột.
Cũng như phương thức giải quyết bằng thương lượng thì phương thức hòa giải các bên tranh chấp không chịu sự chi phối bởi các quy định có khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải. Và cũng giống như thương lượng thì kết quả của hòa giải thành được thực thi hoàn phụ thuộc vào sự tự nguyện, ý chí chủ quan của các bên. Do đó, khả năng một trong các bên không thực hiện theo những nội dung cam kết là cao, do không có bất kỳ một chế tài nào để xử lý. Tuy nhiên, khác với phương thức thương lượng là phương thức hòa giải có sự tham gia của một bên trung gian đứng ra tổ chức, điều hành cuộc hòa giải, tạo được sự công bằng của cuộc thỏa thuận. Vì có sự tham gia của bên thứ ba hay còn gọi là hòa giải viên nên phương thức này sẽ tốn khá nhiều chi phí, nhưng thời gian và kết quả đạt được thường được đảm bảo hơn.
Thứ ba, giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.
Giải quyết bằng trọng tại thương mại hay tòa án được hiểu là giải quyết tranh chấp dựa trên sự can thiệp của cơ quan nhà nước.
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại. Đối với phương thức giải quyết này thì trọng tài được xem là bên thứ va gồm các hoặc duy nhất một trọng tài viên. Trọng tài viên là bên trung gian, hoàn toàn độc lập với các bên, là người công bằng đứng giữa để giải quyết tranh chấp và đưa ra phán quyết bắt buộc các bên phải thực hiện. Chính vì vậy, so với phương thức giải quyết bằng thương lượng hay hòa giải thì trọng tài được xem là phương thức có tính pháp lý cao hơn, phán quyết của trọng tài là chung thẩm.
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Tòa án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Tòa án do pháp luật quy định.
Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của
– Ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây:
+ Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
+ Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
+ Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá như sản phẩm sản xuất ra không đủ số lượng in trong mỗi bao lớn, hay số lượng gia vị trong những gói mỳ bị thiếu, hoặc trọng lượng sản phẩm đóng trong mỗi bao không đúng…
+ Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải;
+ Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được
+ Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm không do lỗi của mình.
3. Quy định về chế tài trong thương mại:
Thứ nhất, các loại chế tài trong thương mại
- Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
+ Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
+ Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.
+ Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện việc tiếp tục giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng thì thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
+ Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ việc giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng với những thỏa thuận trong hợp. Bên bị vi phạm bắt buộc phải nhận hàng còn thiếu nêu trong trường bên giao giao thiếu và khắc phục kịp thời, không gây ảnh hưởng, thiệt hại đến bên bị vi phạm.
+ Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong Luật thương mại. Ví dụ: Bên A mua 50 tấn gạo của Bên B, 2 bên cam kết, sau khi nhận đủ số hàng còn lại thì bên A phải thanh toán 20% giá trị còn lại cho bên B. Nhưng bên A không nhận hàng và không thanh toán thì trong trường hợp này B có quyền yêu cầu A nhận hàng và trả đủ số tiền còn lại. Trường hợp không nhận hàng thì B có quyền khởi kiện A ra tòa.
- Phạt vi phạm.
+ Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm.
+ Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp một số trường hợp do ảnh kết quả giám định bị sai.
- Buộc bồi thường thiệt hại.
+ Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
+ Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Tức là khi một bên tạm ngừng không thực hiện nghĩa vụ khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Và một số chế tài trong thương mại khác như đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết: