Trong thời đại ngày nay, nhờ có sự phát triển vượt trội của y học, việc mang thai hộ đó trở nên khá quen thuộc với những gia đình vô sinh. Quan hệ này cũng rất dễ xảy ra nhiều tranh chấp. Dưới đây là quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp khi sinh con bằng phương pháp mang thai hộ.
Mục lục bài viết
1. Giải quyết tranh chấp khi sinh con bằng mang thai hộ:
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự phát triển trong y học, trình độ hội nhập thế giới hiện nay luôn hướng đến đảm bảo cho con người sự phát triển toàn diện về mặt thể chất và tinh thần. Sức khỏe, trong đó bao gồm cả sức khỏe sinh sản con luôn được đề cao. Nhiều cặp vợ chồng vì nhiều lý do khác nhau đã không có khả năng sinh con và không thể có cơ hội làm cha làm mẹ trên thực tế. Họ đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của khoa học kĩ thuật trong vấn đề hỗ trợ sinh sản hay mang thai hộ vì mục đích nhân đạo với mong muốn được làm cha và làm mẹ. Đây được coi là mong muốn thường tình của con người và bất cứ gia đình nào trong xã hội. Việc sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ đều phải được thực hiện thông qua một giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật, do đó cho nên không thể tránh khỏi được những tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ xảy ra trong mối quan hệ đặc biệt này. Theo đó Luật hôn nhân gia đình năm 2014 hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề giải quyết tranh chấp khi sinh con bằng biện pháp mang thai hộ liên quan đến kĩ thuật hỗ trợ sinh sản với mục đích nhân đạo – một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất trong quá trình mang thai. Căn cứ theo quy định tại Điều 99 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, việc giải quyết tranh chấp liên quan đến quá trình sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định cụ thể như sau:
– Tòa án được xác định là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
– Trong trường hợp chưa giao đứa trẻ cho hai vợ chồng nhờ mang thai hộ mà hai vợ chồng đó đã qua đời hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì bên mang thai hộ sẽ có quyền được nhận nuôi đứa trẻ mà mình sinh ra, nếu bên mang thai hộ không nhận nuôi đứa trẻ thì việc giám hộ và cấp dưỡng đối với đứa trẻ đó sẽ được thực hiện theo quy định tại Luật hôn nhân gia đình năm 2014 và Bộ luật dân sự năm 2015.
Theo phân tích ở trên thì có thể nói, tòa án chính là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong vấn đề sinh con bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Theo đó thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án, trong đó có tranh chấp về sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Về thẩm quyền riêng, căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì các tranh chấp xoay quanh vấn đề sinh con bằng phương pháp hỗ trợ kĩ thuật sinh sản và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Sẽ do tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý và giải quyết. Đối với các tranh chấp có yêu tố nước ngoài xoay quanh vấn đề mang thai hội vì mục đích nhân đạo thì sẽ do tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Bên cạnh đó, Điều 99 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 hiện nay còn đặt ra tình huống về việc xác định giao đứa trẻ cho chủ thể nào mới dưỡng trong trường hợp chưa giao đứa trẻ mà bên nhờ mang thai hộ đã chết hoặc bên nhờ mang thai hộ mất năng lực hành vi dân sự hoặc trong trường hợp người mang thai hộ từ chối không nhận nuôi đứa trẻ được mang thai hộ đó. Cụ thể như sau:
– Trường hợp nếu đứa trẻ chưa được giao cho hai vợ chồng nhờ mang thai hộ nhưng hai vợ chồng chó mang thai hộ đều được xác định là đã qua đời hoặc hai vợ chồng đều mất năng lực hành vi dân sự thì bên mang thai hộ sẽ có quyền nhận nuôi đứa trẻ;
– Nếu trong trường hợp bên mang thai hộ cũng không nhận nuôi đứa trẻ thì việc giám hộ và cấp dưỡng cho đứa trẻ được mang thai hộ sẽ được thực hiện theo quy định tại Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về cấp dưỡng và Bộ luật dân sự năm 2015 về chế định giám hộ.
2. Nguyên nhân của tranh chấp khi sinh con bằng mang thai hộ:
Vấn đề giải quyết tranh chấp khi sinh con bằng phương pháp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã được quy định cụ thể tại Điều 99 của Hôn nhân gia đình năm 2014 theo như phân tích nêu trên. Đây được coi là vấn đề đặc biệt vì vậy hiện tượng xảy ra tranh chấp xoay quanh vấn đề này là điều không thể tránh khỏi. Trên thực tế thì có thể nói, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp khi sinh con bằng phương pháp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Nhưng thông thường thì tranh chấp sẽ xảy ra khi bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của mình căn cứ theo quy định tại Điều 97 và Điều 98 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, nhưng một bên đã vi phạm nghĩa vụ và không tuân thủ nghĩa vụ đó, ví dụ như: Bên nhờ mang thai hộ không tuân thủ nghĩa vụ chi trả các khoản chi phí thực tế để đảm bảo cho quá trình chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe thai nhi cho đứa trẻ được nhờ mang thai hộ, xác định cha mẹ con cho đứa trẻ sinh ra … thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Vì lý do không thể sinh được con, hai vợ chồng hiếm muộn và đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhưng không thành công, đã tìm đến phương pháp mang thai hộ. Bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ đã thỏa thuận với nhau về vấn đề mang thai vì mục đích nhân đạo phù hợp với quy định của pháp luật, trong đó bên nhờ mang thai hộ sẽ phải có nghĩa vụ chi trả các khoản chi phí thực tế để đảm bảo cho quá trình chăm sóc sức khỏe của người mang thai hộ và đứa trẻ được mang thai hộ. Thế nhưng bên nhờ mang thai hộ đã không thực hiện nghĩa vụ chi trả của mình đúng quy định theo sự thỏa thuận của các bên vì vậy đã xảy ra tranh chấp. Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ do đã vi phạm.
3. Mang thai hộ, con sinh ra là con của ai?
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì pháp luật chỉ cho phép việc mang thai hộ xuất phát từ mục đích nhân đạo mọi hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại đều bị coi là nghiêm cấm và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Điều 3 Thôn Nhân gia đình năm 2014 thì có thể hiểu mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là khái niệm để chỉ việc một người phụ nữ tự nguyện không vì mục đích thương mại và trục lợi cá nhân để tiến hành hoạt động mang thai giúp cho cặp vợ chồng hiếm muộn mà hai vợ chồng không thể mang thai mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau kể cả khi áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản. Việc mang thai hộ được thực hiện bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thực hiện quá trình thụ tinh trong ống nghiệm và ký vào tử cung của người mang thai hộ để người này mang thai và sinh con cho cặp vợ chồng đó. Song song với đó thì hiện nay pháp luật có quy định một trong những hình thức mang thai hộ bị pháp luật nghiêm cấm đó là mang thai vì mục đích thương mại. Trường hợp này là việc một người phụ nữ không phải tự nguyện xuất phát từ nhân đạo mà vì mục đích kinh tế hoặc mục đích tư lợi vật chất khác đã sử dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản để mang thai cho người khác. Bởi việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và sinh con không phải vấn đề chỉ liên quan đến hai vợ chồng mà còn có sự giúp đỡ tự nguyện của một người phụ nữ khác nên trên thực tế không thiếu trường hợp khi đứa trẻ sinh ra đã nảy sinh tranh chấp về việc xác định cha mẹ con. Vì thế căn cứ theo quy định tại Điều 94 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 đã quy định rõ: Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ được xác định là con chung của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ được tính kể từ thời điểm đứa trẻ đó được sinh ra trên thực tế.
Theo đó thì có thể nói, kể từ thời điểm đứa trẻ được sinh ra trên thực tế thì đứa bé đó xác được xác định là con chung của vợ chồng người nhờ mang thai hộ mà không phải là con của người mang thai hộ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.