Giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng công trình. Hợp đồng thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng công trình. Hợp đồng thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ.
Tóm tắt câu hỏi:
Nhờ luật sư tư vấn về việc tranh chấp trong thi công xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ.
1/ Có hồ sơ thiết kế.
2/ Có hợp đồng thi công.
3/ Có biên bản xác nhận khối lượng thực tế thi công.
Nội dung cần luật sư tư vấn: Cần thanh lý hợp đồng?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Trong trường hợp này, bạn chưa nói rõ các bên tranh chấp và tranh chấp về vấn đề gì? Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 05/2015/TT-BXD, về giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm:
+) Trước khi thi công xây dựng, chủ nhà chủ động liên hệ với các chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình liền kề, lân cận để kiểm tra hiện trạng và ghi nhận các khuyết tật của công trình liền kề, lân cận (nếu có). Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình liền kề, lân cận có trách nhiệm phối hợp với chủ nhà để kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình làm căn cứ giải quyết các tranh chấp (nếu có).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
+) Trong quá trình thi công xây dựng, nếu công trình liền kề, lân cận có dấu hiệu bị lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ sập đổ do ảnh hưởng của việc xây dựng nhà ở gây ra, chủ nhà phải phối hợp với chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình liền kề, lân cận để kiểm tra, xác định nguyên nhân và thống nhất biện pháp khắc phục. Trường hợp các bên không thống nhất thì tranh chấp phát sinh được giải quyết theo quy định của pháp luật.
+) Các vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng nhà ở được xử lý theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, khi xảy ra tranh chấp, trước hết các bên sẽ tự thỏa thuận, hòa giải. Nếu không tự thỏa thuận thì các bên hoặc một trong các bên gửi đơn đến UBND hoặc Tòa án. Trong trường hợp này, nếu muốn thanh lý hợp đồng mà hai bên không thể tự thỏa thuận thì có thể gửi đơn đến Tòa án yêu cầu can thiệp và giải quyết.