Những vấn đề lý luận cơ bản về tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo tiền vay tại ngân hàng thương mại tại Tòa án nhân dân.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo tiền vay tại NHTM tại TAND :
Các tranh chấp HĐTC QSDĐ để đảm bảo tiền vay tại NHTM là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ đã được xác lập tại HĐTC QSDĐ để đảm bảo tiền vay tại NHTM, phát sinh trong quá trình khi giao kết và thực hiện hợp đồng giữa Bên thế chấp QSDĐ, NHTM là bên nhận nhận thế chấp QSDĐ và Bên có nghĩa vụ trả nợ theo HĐTD. Những tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện HĐTC QSDĐ đảm bảo tiền vay tại NHTM phổ biến có thể kể đến như:
Tranh chấp về tính hợp pháp của HĐTC QSDĐ đảm bảo tiền vay tại NHTM, bao gồm Trình tự, thủ tục, hình thức và nội dung của hợp đồng; Tranh chấp về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm;
– Tranh chấp về phạm vi bảo đảm của quyền sử dụng đất;
Tranh chấp liên quan đến quyền yêu cầu bên thế chấp QSDĐ phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết đối với NHTM và bên có nghĩa vụ trả nợ theo HĐTD;
Khi phát sinh tranh chấp, nếu Bên thế chấp QSDĐ, NHTM là bên nhận nhận thế chấp QSDĐ và Bên có nghĩa vụ trả nợ theo HĐTD không thể tự thỏa thuận để giải quyết thì một trong các bên khởi kiện yêu cầu
2. Lý luận về giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo tiền vay tại NHTM tại TAND:
Tranh chấp HĐTC QSDĐ đảm bảo tiền vay tại NHTM phát sinh trực tiếp từ quan hệ hợp đồng, mang yếu tố tài sản và gắn liền lợi ích các bên trong tranh chấp nên luôn thuộc quyền tự định đoạt để giải quyết tranh chấp của các bên. Do đó, pháp luật luôn khuyến khích các bên tự hoà giải, tự thỏa thuận để giải tranh chấp trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng tuân thủ các quy định pháp luật. Nếu không thể tự hòa giải, tự thoả thuận thì một trong các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Giải quyết vụ án tranh chấp HĐTC QSDĐ đảm bảo tiền vay tại NHTM là hoạt động giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết, thực hiện HĐTC QSDĐ đảm bảo tiền vay tại NHTM, của Toà án có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục tố tụng nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Giải quyết các vụ án tranh chấp HĐTC QSDĐ đảm bảo tiền vay tại NHTM tại TAND vừa mang những nét tương đồng với việc giải quyết các vụ án dân sự nói chung, vừa mang những đặc điểm riêng, đó là:
– Giải quyết các vụ án tranh chấp HĐTC QSDĐ đảm bảo tiền vay tại NHTM là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước của Toà án nhân dân, thông qua người tiến hành tố tụng, cụ thể là Thẩm phán và các thành viên của Hội đồng xét xử (HĐXX) thực hiện.
Giải quyết các vụ án tranh chấp HĐTC QSDĐ đảm bảo tiền vay tại NHTM của TAND phải tuân thủ theo những trình tự và thủ tục chặt chẽ do BLTTDS quy định, từ giai đoạn nhận đơn khởi kiện, thụ lý vụ án cho đến khi giải quyết xong vụ án đều được tiến hành theo các trình tự tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích pháp của các đương sự.
– Giải quyết các vụ án tranh chấp HĐTC QSDĐ đảm bảo tiền vay tại NHTM của TAND đòi hỏi tính sáng tạo, sự mềm dẻo và linh hoạt. Bởi vì các vụ án tranh chấp HĐTC QSDĐ đảm bảo tiền vay tại NHTM của TAND luôn rất đa dạng và ngày càng phức tạp, do đó đòi hỏi Toà án khi áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp luôn tuân thủ các quy phạm pháp luật và phải có sự hiểu biết, am hiểu thực tiễn của HĐTC QSDĐ đảm bảo tiền vay tại NHTM của TAND. Trong trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ ràng thì việc vận dụng pháp luật, quy định tương tự vào giải quyết các vụ án tranh chấp HĐTC QSDĐ đảm bảo tiền vay tại NHTM của TAND cụ thể là cần thiết và là trách nhiệm của cơ quan có chức năng bảo vệ công lý.
Để giải quyết đúng đắn các vụ án tranh chấp HĐTC QSDĐ đảm bảo tiền vay tại NHTM, Toà án phải thực hiện áp dụng cả pháp luật nội dung và pháp luật thủ tục. Trong đó: Pháp luật nội dung được hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật chứa đựng những quy định mà nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh, bảo vệ các quan hệ xã hội. Các quy phạm pháp luật này luôn được coi là nền tảng cơ sở của hệ thống pháp luật bởi nó xác định quy chế pháp lý, quyền, nghĩa vụ chủ thể, các tiền đề vật chất cũng như điều kiện cần thiết để thực hiện được mục đích của pháp luật trong các trường hợp cụ thể của thực tiễn cuộc sống. Các quy phạm pháp luật được xem xét áp dụng để giải quyết các các vụ án tranh chấp HĐTC QSDĐ đảm bảo tiền vay tại NHTM của TAND là các quy phạm thuộc các ngành luật dân sự, ngành