Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa.
Tóm tắt câu hỏi:
Ngày 1.5 công ty A (TP HN) chuyển phát nhanh chào hàng cho công ty X (TP HCM) (thời gian cho công ty X trả lời là 10 ngày kể từ ngày chuyển phát nhanh chào hàng). Đến ngày 3.5 công ty X nhận được và ký giao kết với mọi điều kiện của công ty A đề ra và 4.5 chuyển lại cho công ty A. Đến 7.5 công ty A nhận được nhưng do sơ suất nên 12.5 giám đốc công ty A mới nhận được. Ngày 11.5 do ông A chưa nhận được lời chấp nhận từ công ty X nên đã bán hàng cho công ty khác, và giờ không có hàng giao cho X. Hỏi A có vi phạm hợp đồng không? Vì sao? Nếu tranh chấp giữa A và X xảy ra thì có thẻ gửi đơn giải quyết ở đâu?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Trước tiên, bạn phải xem rõ các điều khoản trong hợp đồng giữa công ty A và công ty X đã giao kết với nhau. Nếu trong hợp đồng của hai công ty có ghi nhận các điều khoản này thì giải quyết theo sự thỏa thuận của hai bên.
Nếu trong hợp đồng không có điều khoản này thì áp dụng quy định tại Bộ luật dân sự 2005, Luật thương mại 2005.
Điều 397 Bộ luật dân sự 2005 quy định thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng như sau:
– Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.
+ Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.
– Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời.
Điều 404 Bộ luật dân sự 2005 quy định thời điểm giao kết hợp đồng dân sự như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
– Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.
– Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
– Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
Như bạn trình bày, ngày 1.5 công ty A (TP HN) chuyển phát nhanh chào hàng cho công ty X (TP HCM), có quy định thời gian cho công ty X trả lời là 10 ngày kể từ ngày chuyển phát nhanh chào hàng. Đến ngày 3.5 công ty X nhận được và ký giao kết với mọi điều kiện của công ty A đề ra và 4.5 chuyển lại cho công ty, đến 7.5 công ty A nhận được, như vậy Công ty X đã thực hiện đúng giao kết chào hàng của hai bên.
Việc "sơ suất nên 12.5 giám đốc công ty A mới nhận được", sơ suất này công ty X hoàn toàn không có trách nhiệm. Do sơ suất này nên ngày 11.5 ông A chưa nhận được lời chấp nhận từ công ty X nên đã bán hàng ho công ty khác do đó Công ty A đã vi phạm hợp đồng của hai bên.
Nếu trong hợp đồng giữa công ty A và công ty X có thỏa thuận giải quyết tranh chấp thì thực hiện theo thỏa thuận hai bên. Nếu không có thỏa thuận, Công ty X có quyền khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi Công ty A có trụ sở để giải quyết tranh chấp.