Giải quyết tranh chấp đất đai do ông bà để lại? Khởi kiện chia di sản thừa kế khi đã hết thời hiệu. Trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giải quyết tranh chấp đất đai do ông bà để lại? Khởi kiện chia di sản thừa kế khi đã hết thời hiệu. Trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi tên: Bùi Văn Thu. Em có nội dung muốn nhờ luật sư tư vấn giúp! Ông nội em có 3 người con (thời kỳ kháng chiến) có 01 mảnh vườn của ông cố để lại cho ông nội sử dụng có trích lục thời Pháp chứng nhận, đến năm 1890 Ông nội, bà nội đã qua đời, năm 1975 cô ruột, Bác ruột (anh trai của Bố em) cũng qua đời. Hiện giờ chỉ còn Bố em còn sống. Trong quá trình sinh sống tại mảnh vườn nói trên bố em đã có gia đình ra ở riêng từ năm 1976. Bố em giao lại cho cháu ruột con của Bác (cháu đính tôn) sinh sống từ đó và có nghĩa vụ với ông bà (thờ cúng, hương khói). Thời gian đầu cháu có sinh sống và làm theo nghĩa vụ với ông, bà tổ tiên, đến năm 1980 cháu ruột đã bỏ xa quê hương, cháu không làm tròn trách nhiệm. Đến năm 2002 cháu ruột trở lại sinh sống mảnh vườn nói trên nhưng không thực hiện nghĩa vụ với ông bà, tổ tiên, đến năm 2004 tiếp tục bỏ hoang không sử dụng nữa, đồng thời làm thủ tục đăng ký theo
1. Cháu ruột của bố em tự đăng ký cấp giấy CNQSD đất có đúng không?
2. Đất hương hỏa cháu ruột tự định đoạt như thế có đúng không?
3. Nếu không đúng quy định thì Bố em làm đơn kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy CNQSD đất được không hay là làm đơn khởi kiện. Kính mong Luật sư tư vấn giúp. Cảm ơn luật sư./.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
– Chỉ thị 299/TTg của Chính phủ;
2. Nội dung tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, ông bà nội bạn mất năm 1890 và để lại mảnh vườn, sau đó mảnh vườn đó được giao cho người cháu đích tôn quản lý và sử dụng với nghĩa vụ thờ cúng ông bà nhưng trên thực tế không sử dụng và không thực hiện nghĩa vụ đó, nay đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ông bà bạn qua đời năm 1890, Khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế 1990 quy định thởi hiệu khởi kiện về thừa kế như sau:
"Điều 36: Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
…
4- Đối với các việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh này thì thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tính từ ngày công bố Pháp lệnh này."
Theo quy định trên, thời điểm mở thừa kế là thời điểm ông bà bạn mất vào năm 1890 do đó sẽ áp dụng quy định của Pháp lệnh thừa kế 1990 để giải quyết tranh chấp về thừa kế. Tuy nhiên, vào những năm 90 thì gia đình bạn không ai có yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế. Pháp lệnh thừa kế 1990 đã hết hiệu lực áp dụng vào ngày 01/07/1996.
Tại thời điểm thực hiện Chỉ thị 299/TTg của Chính phủ về tiến hành công tác đo đạc, xây dựng bản đồ phân loại đất, phân hạng đất canh tác và đăng ký thống kê sử dụng ruộng đất thì người cháu đích tôn đang là người quản lý đất đai nên đã được đăng ký ruộng đất đứng tên mình.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về khởi kiện chia thừa kế: 1900.6568
Nay để xác định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đúng hay không thì phải xác định cháu bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm bao nhiêu? Hồ sơ kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào? Từ đó xác minh căn cứ pháp lý để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đúng hay không?
Nếu có căn cứ chứng minh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không hợp pháp thì cơ quan có thẩm quyền phải hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên người cháu đích tôn. Nếu bố bạn muốn khởi kiện chia thừa kế thì phải xem còn thời hiệu khởi kiện thừa kế hay không? Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:
"1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế."
Theo quy định trên, việc ông bà bạn mất từ năm 1890 thì đến nay đã hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế của ông bà, di sản sẽ thuộc về người quản lý di sản đã sở hữu trong thời hạn 30 năm trở lên. Nếu người cháu đích tôn có căn cứ chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 30 năm thì người cháu đích tôn sẽ được công nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất này.