Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài bị đình chỉ trong trường hợp nào? Thừa kế trong giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài bị đình chỉ trong trường hợp nào? Thừa kế trong giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại.
Tóm tắt câu hỏi:
giúp tôi xử lý tình huống sau: Ông X kí hợp đồng mua nguyên vật liệu với công ty A, có thoả thuận về tranh chấp và giải quyết trọng tài thương mại. Trong đó công ty A cung cấp nguyên vật liệu làm bánh cho ông X. Nhưng công ty A cung cấp nguyên liệu không đạt chất lượng để sản xuất nên làm cho ông X bị thiệt hại. Ông X gửi đơn yêu cầu trọng tài giải quyết vụ việc này. Tuy nhiên, khi trong quá trình trọng tài xem xét và giải quyết, ông X đột ngột qua đời. Đơn yêu cầu của ông X còn hiệu lực để giải quyết hay không? Vì sao? (Được biết con trai ông X là người thừa kế) Cảm ơn nhiều.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 59 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về Đình chỉ giải quyết tranh chấp như sau:
1. Vụ tranh chấp được đình chỉ giải quyết trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
b) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức mà không có cơ quan, tổ chức nào tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó;
c) Nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc được coi là đã rút đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này, trừ trường hợp bị đơn yêu cầu tiếp tục giải quyết tranh chấp;
d) Các bên thoả thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
đ) Tòa án đã quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được theo quy định tại khoản 6 Điều 44 của Luật này.
2. Hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Trường hợp Hội đồng trọng tài chưa được thành lập thì Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp.
3. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp, các bên không có quyền khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết lại vụ tranh chấp đó nếu việc khởi kiện vụ tranh chấp sau không có gì khác với vụ tranh chấp trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, việc nguyên đơn chết trong quá trinh đang giải quyết vụ việc nhưng vẫn có người thừa kế quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn thì không thuộc trường hợp để Hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Theo đó, vụ việc tranh chấp sẽ vẫn được giải quyết theo yêu cầu của nguyên đơn ban đầu và các quyền và nghĩa vụ liên quan tong quá trình giải quyết tranh chấp sẽ do người thừa kế hưởng hoặc thực hiện.