Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu theo quy định mới nhất . Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu được Luật đấu thầu 2013 quy định tại Điều 91 và Điều 92.
Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà thầu có quyền gửi văn bản kiến nghị đến chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung trong thời hạn do luật định để được giải quyết theo quy định của pháp luật. Luật đấu thầu số: 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 đã phần nào hướng dẫn cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục giải quyết kiến nghị trong đấu thầu. Để đáp ứng yều cầu khách quan đó đồng thời cũng là để từng bước giúp các nhà thầu, chủ đầu tư làm tài liệu nghiên cứu và áp dụng, bộ phận
1. Thế nào là kiến nghị trong đấu thầu?
Luật đấu thầu năm 2013 có đưa ra khái niệm kiến nghị trong đấu thầu như sau: “Kiến nghị là việc nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu đề nghị xem xét lại kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư và những vấn đề liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khi thấy quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng.’
Theo đó, khái niệm này cũng tương đồng với khái niệm kiến nghị trong đấu thầu của
Luật sư
2. Quy trình giải quyết kiến nghị đấu thầu
– Quy trình giải quyết kiến nghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu như sau:
+ Nhà thầu được gửi văn bản kiến nghị đến chủ đầu tư đối với dự án; bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu;
+ Chủ đầu tư, bên mời thầu phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà thầu trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu;
+ Trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu không có văn bản giải quyết kiến nghị hoặc nhà thầu không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà thầu có quyền gửi văn bản kiến nghị đến người có thẩm quyền trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư, bên mời thầu;
+ Người có thẩm quyền phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi đến nhà thầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu.
– Quy trình giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu như sau:
+ Nhà thầu gửi văn bản kiến nghị đến chủ đầu tư đối với dự án; bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu;
+ Chủ đầu tư, bên mời thầu phải có văn bản giải quyết kiến nghị gửi nhà thầu trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu;
+ Trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu không có văn bản trả lời hoặc nhà thầu không đồng ý với kết quả giải quyết kiến nghị thì nhà thầu có quyền gửi văn bản kiến nghị đồng thời đến người có thẩm quyền và Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn trả lời hoặc ngày nhận được văn bản giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư, bên mời thầu. Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị cấp trung ương do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập; cấp bộ, cơ quan ngang bộ do Bộ trưởng, thứ trưởng cơ quan ngang bộ thành lập; cấp địa phương do người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu ở địa phương thành lập;
+ Khi nhận được văn bản kiến nghị, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị có quyền yêu cầu nhà thầu, chủ đầu tư, bên mời thầu và các cơ quan liên quan cung cấp thông tin để xem xét và có văn bản báo cáo người có thẩm quyền về phương án, nội dung trả lời kiến nghị trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu;
+ Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị căn cứ văn bản kiến nghị của nhà thầu đề nghị người có thẩm quyền xem xét tạm dừng cuộc thầu. Nếu chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị, người có thẩm quyền có văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Văn bản tạm dừng cuộc thầu phải được gửi đến chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản thông báo tạm dừng cuộc thầu. Thời gian tạm dừng cuộc thầu được tính từ ngày chủ đầu tư, bên mời thầu nhận được thông báo tạm dừng đến khi người có thẩm quyền ban hành văn bản giải quyết kiến nghị;
+ Người có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị.
– Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư gửi văn bản kiến nghị trực tiếp đến người có thẩm quyền mà không tuân thủ theo quy trình giải quyết kiến nghị quy định tại Điều này thì văn bản kiến nghị không được xem xét, giải quyết.
Như vậy, quy trình giải quyết kiến nghị trong đấu thầu áp dụng với đối tượng là nhà thầu được Điều 92 Luật đấu thầu năm 2013 chia làm 2 trường hợp: Một là các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu, hai là kết quả lựa chọn nhà thầu.
Đây là một thủ tục hành chính, nên các bên cần chú ý đến thời hạn giải quyết, ví dụ như quy trình giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu có thời gian giải quyết đối với chủ đầu tư và bên mời thầu là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu.
Đối với Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị là thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của nhà thầu. Hạn chót đối với người có thẩm quyền giải quyết kiến nghị là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị.
Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà thầu có quyền gửi một văn bản kiến nghị là bản chính đến chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu đối với giải quyết kiến nghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
Nhà thầu tham gia đấu thầu phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thủ tục và gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại địa chỉ của Chủ đầu tư, bên mời thầu. Sau đó, Chủ đầu tư, bên mời thầu tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, xem xét nội dung văn bản kiến nghị và tiến hành giải quyết theo quy định của Luật đấu thầu năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
3. Giải quyết kiến nghị khi hồ sơ dự thầu bị loại không có căn cứ
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Luật sư, chúng tôi có một câu hỏi muốn xin ý kiến tư vấn của luật sư như sau: Công ty cổ phần M gửi hồ sơ dự thầu gói thầu cung cấp các thiết bị làm lạnh thực phẩm đến bên mời thầu là Tổng công ty chế biến nông sản và thực phẩm L. Sau khi hồ sơ dự thầu của công ty M bị loại bỏ không có căn cứ, công ty M đã kiến nghị. Việc làm đó của Công ty M là đúng hay sai? Rất mong luật sư hồi âm sớm! Chúng tôi vô cùng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 91 Luật đấu thầu năm 2013 có quy định về giải quyết kiến nghị trong đấu thầu như sau:
‘Điều 91. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu
1. Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà thầu, nhà đầu tư có quyền:
a) Kiến nghị với bên mời thầu, chủ đầu tư, người có thẩm quyền về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; về kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo quy trình giải quyết kiến nghị quy định tại Điều 92 của Luật này;
b) Khởi kiện ra Tòa án vào bất kỳ thời gian nào, kể cả đang trong quá trình giải quyết kiến nghị hoặc sau khi đã có kết quả giải quyết kiến nghị.
2. Nhà thầu, nhà đầu tư đã khởi kiện ra Tòa án thì không gửi kiến nghị đến bên mời thầu, chủ đầu tư, người có thẩm quyền. Trường hợp đang trong quá trình giải quyết kiến nghị mà nhà thầu, nhà đầu tư khởi kiện ra Tòa án thì việc giải quyết kiến nghị được chấm dứt ngay.’
Như vậy, việc làm đó của công ty M là đúng vì công ty M là nhà thầu nên công ty M có quyền kiến nghị trong đấu thầu bởi Điều 91 và Luật đấu thầu năm 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu là được khiếu nại, kiến nghị, tố cáo trong đấu thầu và tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu. Tuy nhiên nhà thầu M cũng cần đáp ứng các điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị theo Điều 118. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị của Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:
– Có đơn kiến nghị là của nhà thầu tham dự thầu. Đơn kiến nghị phải có chữ ký của người ký đơn dự thầu hoặc đại diện hợp pháp của nhà thầu, được đóng dấu (nếu có).
– Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị theo quy định tại Điều 92 của Luật Đấu thầu.
– Nội dung kiến nghị đó chưa được nhà thầu khởi kiện ra Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
– Chi phí giải quyết kiến nghị theo quy định tại Khoản 8 Điều 9 của Nghị định này được nhà thầu có kiến nghị nộp cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn đối với trường hợp kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu do người có thẩm quyền giải quyết.