Giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện. Thời hạn khiếu nại việc trả lại đơn khởi kiện. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Mục lục bài viết
Giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện. Thời hạn khiếu nại việc trả lại đơn khởi kiện. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện căn cứ theo quy định tại :
Khoản 2, Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định rõ: “Khi trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện,
Pháp luật quy định như vậy nhằm bảo vệ người khởi kiện, cho họ căn cứ để khiếu nại khi họ bị tòa án trả lại đơn khởi kiện không đúng với quy định. Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011 thì trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Tòa án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện của Tòa án, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.
Điều 170 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định về vấn đề giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện như sau:
“…2.Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;
b) Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trả lời đơn khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Chánh án Tòa án, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
4. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;
b) Yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng. Quyết định của Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp phải được gửi ngay cho người khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát đã kiến nghị và Tòa án đã ra quyết định trả lại đơn khởi kiện.”
Điều 170 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011 có sự bổ sung quyền kiến nghị của viện kiểm sát đối với việc trả lại đơn khởi kiện của tòa án. Quy định về quyền khiếu nại của người khởi kiện, quyền kiến nghị của Viện kiểm sát nhằm các mục đích:
- Để người khởi kiện bảo vệ và thực hiện quyền khởi kiện VADS tại Tòa án.
- Để tòa án có thẩm quyền nhận đơn khởi kiện và thụ lý VADS có điều kiện tự phát hiện sửa chữa hoặc tòa án cấp trên phát hiện sửa chữa những sai lầm trong quá trình nhận đơn khởi kiện.
- Để viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng giám sát hoạt động tư pháp của tòa án.