Trong quá trình yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản, hầu hết người yêu cầu cần phải nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật (ngoại trừ một số trường hợp được miễn). Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì sẽ phải giải quyết như thế nào khi không nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản?
Mục lục bài viết
1. Giải quyết khi không nộp tạm ứng chi phí phá sản thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Luật Phá sản năm 2014 có quy định về vấn đề trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Theo đó:
(1) Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
-
Người nộp đơn không đúng căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật Phá sản năm 2014;
-
Người nộp đơn không thực hiện hoạt động sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Luật Phá sản năm 2014;
-
Tòa án nhân dân có thẩm quyền đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
-
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thực hiện hoạt động rút đơn yêu cầu căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Luật Phá sản năm 2014;
-
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không thực hiện nghĩa vụ tài chính, không nộp lệ phí phá sản, tiền tạm ứng chi phí phá sản; ngoại trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản hoặc không phải nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản.
(2) Trong quá trình ra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án nhân dân cần phải nêu rõ lý do chính đáng trả lại đơn. Tòa án nhân dân cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ gửi quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đó cho người nộp đơn yêu cầu, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày ra quyết định.
Như vậy, trong trường hợp người nộp đơn yêu cầu không nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản (ngoại trừ trường hợp không phải nộp lệ phí, tạm ứng chi phí phá sản) thì Toà án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đó.
2. Trách nhiệm thông báo cho người nộp đơn yêu cầu về việc nộp tạm ứng chi phí phá sản?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Luật phá sản năm 2014 có quy định về vấn đề xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Theo đó:
(1) Trong thời gian 03 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày được phân công, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cần phải xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và xử lý theo các phương án như sau:
-
Trong trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đã đầy đủ và hợp lệ, Thẩm phán cần phải thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về vấn đề thực hiện nghĩa vụ tài chính, nộp lệ phí phá sản, nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản, ngoại trừ trường hợp không cần phải nộp lệ phí phá sản hoặc nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản;
-
Trong trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đầy đủ nội dung căn cứ theo quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29 của Luật phá sản năm 2014 thì thẩm phán cần phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn sao cho phù hợp với quy định của pháp luật;
-
Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền, trong trường hợp nhận thấy thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác;
-
Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho người yêu cầu.
(2) Thông báo về vấn đề xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được lập thành văn bản, văn bản đó phải gửi cho người nộp đơn yêu cầu và gửi cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán biết.
Theo điều luật nêu trên, Thẩm phán cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về vấn đề nộp lệ phí phá sản và nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản.
3. Thủ tục nộp tạm ứng chi phí phá sản thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật phá sản năm 2014 có đưa ra khái niệm về tiền tạm ứng chi phí phá sản. Đây là khoản tiền do Tòa án nhân dân có thẩm quyền quyết định để đăng báo, tạm ứng chi phí cho các Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý tài sản và thanh lý tài sản.
Tiền tạm ứng chi phí phá sản hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật phá sản năm 2014. Theo đó:
-
Chi phí phá sản được thanh toán từ giá trị tài sản của các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
-
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bắt buộc phải nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản, ngoại trừ trường hợp người nộp đơn thuộc một trong những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 5 và điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật phá sản năm 2014;
-
Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền giao cho quảng tài viên, doanh nghiệp Quản lý tài sản, thanh lý tài sản bán một số tài sản của doanh nghiệp/hợp tác xã mất khả năng thanh toán nhằm mục đích bảo đảm chi phí phá sản. Quá trình định giá tài sản, định giá lại và mua bán tài sản cần phải được thực hiện theo quy định tại Điều 122, Điều 123, Điều 124 của Luật phá sản năm 2014;
-
Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền quyết định cụ thể mức tạm ứng chi phí phá sản, mức chi phí phá sản trong từng trường hợp cụ thể sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, có quyền ra quyết định về vấn đề hoàn trả tiền tạm ứng chi phí phá sản, ngoại trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật phá sản năm 2014 (quy định về quyền và nghĩa vụ của người nộp đơn).
Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản cần phải tuân thủ theo quy định tại Điều 38 của Luật phá sản năm 2014. Theo đó:
Bước 1: Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nhận thấy đơn yêu cầu đã đầy đủ và hợp lệ, Tòa án nhân dân có thẩm quyền cần phải dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản, sau đó thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để người nộp đơn thực hiện nghĩa vụ tài chính, nộp lệ phí phá sản vào tiền tạm ứng chi phí phá sản. Trong trường hợp có đề nghị thương lượng thì vấn đề thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp lệ phí phá sản, tiền tạm ứng chi phí phá sản sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Phá sản năm 2014;
Bước 2: Trong khoảng thời gian 15 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được thông báo về vấn đề thực hiện nghĩa vụ tài chính, nộp lệ phí phá sản, nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bắt buộc phải thực hiện việc nộp lệ phí phá sản và tiền tạm ứng chi phí phá sản. Cụ thể như sau: Người nộp đơn yêu cầu nộp lệ phí phá sản cho cơ quan thi hành án dân sự; và nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản của Tòa án nhân dân có thẩm quyền mở tại ngân hàng thương mại.
Đối chiếu với quy định tại Điều 19 của Luật phá sản năm 2014 thì vấn đề nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản là một trong những nghĩa vụ của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Theo đó:
-
Quyền và nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Luật phá sản năm 2014;
-
Người nộp đơn yêu cầu có quyền đề xuất với Tòa án nhân dân tên Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý tài sản, thanh lý tài sản trước khi mở thủ tục phá sản;
-
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có nghĩa vụ nộp lệ phí phá sản, nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản, ngoại trừ trường hợp không cần phải nộp lệ phí phá sản hoặc tiền tạm ứng chi phí phá sản (được miễn);
-
Vấn đề nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bắt buộc phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, cam kết chịu trách nhiệm về nội dung mà mình đã trình bày trong đơn.
THAM KHẢO THÊM: