Để có được những thành tựu và nền độc lập như ngày hôm nay, dân tộc ta đã đánh đổi cả máu và nước mắt. Những người đã từng trải qua giai đoạn kháng chiến chống giặc ngoại xâm vẫn còn cảm nhận được sự mất mát to lớn về tinh thần lẫn sức khỏe. Cùng bài viết tìm hiểu về giải phóng dân tộc.
Mục lục bài viết
1. Giải phóng dân tộc là gì?
Giải phóng dân tộc được hiểu là cuộc đấu tranh đòi quyền độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước thuộc địa trong thời kỳ bị các nước tư bản xâm chiếm vào thế kỷ XX, chủ yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945.
Hầu hết, sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, đa số các nước kém phát triển trong đó có Việt Nam là thuộc địa của các nước giàu có. Sự tàn bạo, độc ác của những nước này trong giai đoạn đó khiến cho cuộc sống của nhân dân vô cùng cơ cực, chúng bóc lột sức lao động, tài nguyên, gây ra mâu thuẫn gay gắt giữa người dân thuộc địa và chính phủ chính quốc. Xuất hiện các phong trào đòi quyền độc lập dân tộc (trở thành nước độc lập, tự do, không bị nước khác áp đặt quyền cai trị), nhưng đa số bị dập tắt do các nguyên nhân khác nhau.
2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh:
National liberation is understood as the struggle for national independence and protection of national independence of colonial countries during the period of invasion by capitalist countries in the twentieth century, mainly after the war. the second gender in 1945.
Giải phóng dân tộc | National Liberation |
Cách mạng | Revolution |
Chiến tranh | War |
Tư tưởng | Thought |
Bóc lột | Exploitation |
3. Ý nghĩa của cách mạng giải phòng dân tộc:
Giải phóng dân tộc chính là tiền đề để xây dựng chủ nghĩa xã hội và mục đích cuối cùng của giải phóng dân tộc chính là vì con người, do con người.
Giải phóng dân tộc chính là tiền đề để xây dựng chủ nghĩa xã hội và mục đích cuối cùng của giải phóng dân tộc chính là vì con người, do con người. Từ lâu Bác Hồ đã nêu cao quan điểm sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, con người chính không thể bị một thế lực nào ngăn cản được. Để giải phóng được con người, giải phóng giai cấp thì lựa chọn giải phóng dân tộc đầu tiên và là điều kiện cho các mục tiêu tiếp theo. Ðộc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, mới bảo đảm mọi quyền và đem lại hạnh phúc cho con người.
Người khẳng định: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc, nguồn gốc, sự tự do bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người.
Trong Chánh cương vắn tắt của Ðảng vào năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã xác định con đường của cách mạng Việt Nam là “làm cách mạng tư sản dân quyền” và “thổ địa cách mạng” để đi tới xã hội cộng sản. Người từng khẳng định Khi đã giành được độc lập thì gắng sức làm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc. Bởi vì người có rằng khi một đất nước đã có được nền độc lập những dân không hạnh phúc thì độc lập có ý nghĩa gì. Mục đích của giải phóng nhân dân ra khỏi áp bức, bóc lột, bất công và hướng đến cây dựng xã hội chủ nghĩa làm cho mọi người ai cũng phải có cơm ăn, áo mặc, được học hành được tự do, hạnh phúc là niềm mong muốn của Người.
Chúng ta có thể thấy trong tư tưởng giải phóng của Bác Hồ, người lúc nào cũng lấy tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người của Bác bao trùm lên tất cả là chủ nghĩa nhân văn cao cả, thấm đậm tình thương yêu đồng bào, đồng chí và nhân loại bị áp bức, bóc lột. Chính vì vậy, mục đích cao nhất trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và lấy quan điểm nhân đạo cộng sản chủ nghĩa.
Cuộc đời của Bác chính là tấm gương sáng về lòng thương yêu nhân dân, thương yêu con người, nhất là với những người nghèo khổ, bị áp bức, bất công mà những nhà chính trị hiện nay cần phải học hỏi và noi gương theo trong việc quản lý, đại diện nhân dân. Nhớ lại, ngay sau ngày Tuyên bố độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những vấn đề mà người cho rằng cần thiết và cấp bách, tất cả vì con người, cho con người:
- Là cứu đói, bảo đảm quyền được ăn để sống cho dân;
- Chống nạn mù chữ;
- Xây dựng Hiến pháp, thực hiện quyền tự do dân chủ;
- Giáo dục tinh thần cần kiệm, liêm, chính;
- Chống lối bóc lột vô nhân đạo, cấm hút thuốc phiện;
- Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết
Trong quan điểm của Hồ Chí Minh về giải phóng con người , Người cho rằng “trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân”. Đây chính là câu nói chính xác và thiết thực nhất đối với con đường cách mạng. Bởi lẽ, không có sức mạnh nào bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân, mọi quân thù đều có thể được đánh đuổi khi con người có sự đoàn kết với nhau, nhân dân chung một lòng, luôn hướng đến một mục đích chung.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định rằng, nhân dân lao động, trước hết là công nhân, nông dân, trí thức, bộ đội là những lực lượng cơ bản của cách mạng, là người chủ và làm chủ xã hội mới. Mọi kết quả, sách lược, sự nghiệp cách mạng vẻ vang giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người đều do con người sáng tạo và làm nên. Dời non lấp biển, xây dựng xã hội mới, phấn đấu cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản đều do con người, vì con người.
Thanh niên là đội quân chủ lực, nòng cốt để xây dựng thắng lợi xã hội mới, xã hội chủ nghĩa, đây chính là quan điểm của Người được nhiều lần nhấn mạnh trong công cuộc giải phóng dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng xây dựng những tập thể anh hùng, tập thể lao động xã hội chủ nghĩa, đồng thời rất quan tâm con người cụ thể, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích thiết thực của các tầng lớp công nhân, nông dân, bộ đội, phụ nữ, thanh niên, người già, trẻ em. Những việc làm của Bác đều vì mục tiêu con người, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Người nói: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, Bác chú trọng biểu dương, khen ngợi, động viên mọi người phát huy những ý kiến của mình, đưa ra những quan điểm hay và phù hợp, những quan điểm này phải vì mục đích dân chủ và tinh thần tập thể, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đồng thời, khơi dậy phẩm chất, đức tính tốt đẹp, đồng thời phê phán thói hư, tật xấu, chủ nghĩa cá nhân trong mỗi con người, nhất là cán bộ, đảng viên.
4. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với giải phóng dân tộc:
Kể từ khi Người được tiếp xúc và giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lê-nin và trở thành người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã đặt cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta vào quỹ đạo của cuộc cách mạng vô sản. Đây chính là con đường lựa chọn đầu tiên cho quá trình giải phóng dân tộc. Người tin rằng sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta gắn liền với sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, những người lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới sẽ là hướng đi chính xác nhất. Tại thời điểm đó Người cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa chính là một bộ phận không thể tách rời mà gắn bó khăng khít với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, những người lao động khắp các châu lục và cụ thể là cuộc cách mạng nhan dân ta.
Chính vì sớm nhận thức được vai trò của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và ngay lúc đầu khi tiếp thu lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin Hồ Chí Minh đã áp dụng được rất nhiều vấn đề cho giải phóng dân tộc. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản ở chính quốc như “hai cánh của một con chim”. Người thẳng thừng đưa ra quan điểm, cách mạng ở các nước thuộc địa có thể và phải chủ động tiến lên thì mới có thể giành thắng lợi, việc thụ động chờ thắng sẽ không mang lại những kết quả nhất định, việc không thụ động chờ thắng lợi cách mạng vô sản ở chính quốc mà bằng cuộc đấu tranh của nhân dân do Ðảng lãnh đạo, cách mạng thuộc địa thắng lợi có thể góp phần hỗ trợ tích cực cách mạng vô sản ở chính quốc. Cũng bởi vì nhận thức sớm những quan điểm đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã bắt đầu ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tuyên truyền, giác ngộ cách mạng các tầng lớp thanh niên, nông dân, công nhân, trí thức… Người thành lập những tổ chức yêu nước và cách mạng, tập hợp lực lượng, bồi dưỡng, đào tạo cốt cán, chọn lựa những đối tượng có khả năng và tiến tới thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam để có thể vừa kết hợp trong nước thì tổ chức, lãnh đạo nhân dân làm cách mạng, bên ngoài vừa liên hệ với giai cấp vô sản khắp các nơi hỗ trợ lẫn nhau.
Với những thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám, của 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và 20 năm chống đế quốc Mỹ xâm lược, dân tộc ta không chỉ thi hành “Bản án chế độ thực dân” ở Việt Nam, giành lại độc lập dân tộc, xây dựng xã hội mới vì tự do, hạnh phúc của nhân dân ta, mà còn cùng với các dân tộc thuộc địa và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới đấu tranh loại bỏ vết nhơ áp bức của chủ nghĩa thực dân, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.r