Tây Nguyên là khu vực có thế mạnh phát triển một số loại cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như cà phê, cao su, hồ tiêu. Vậy làm như thế nào để khu vực này có thể phát triển hơn nữa trong lĩnh vực cây trồng công nghiệp. Mời các bạn tham khảo bài viết Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên? dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên?
A. Đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp
B. Bổ sung lao động khu vực, thu hút nhân lực từ nguồn khác đến
C. Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm, hằng năm
D. Cùng cố và đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế nông trường quốc doanh.
Đáp án: A
==> Giải thích: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên bao gồm: Hoàn thiện quy họach các vùng chuyên canh cây công nghiệp; mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và cơ cơ sơ khoa học, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi; đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên; đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu
2. Khai thác tiềm năng phát triển cây công nghiệp ở khu vực Tây Nguyên:
2.1.Các điều kiện giúp Tây Nguyên có thể phát triển cây công nghiệp lâu năm:
Về điều kiện phát triển, thứ nhất khu vực này có những thuận lợi cơ bản gồm điều kiện tự nhiên nổi bật giúp Tây Nguyên phát triển cây công nghiệp lâu năm đó là yếu tố đất đai và khí hậu.
Về đất đai, Tây Nguyên có diện tích lớn ở đất đỏ bazan, đây là loại đất có cái tầng phong hóa sâu giàu dinh dưỡng nên rất thuận lợi cho việc trồng các cái cây công nghiệp lâu năm như là cao su hay là cà phê. Đất bazan phân bố tập trung trên các cái mặt bằng rộng lớn nên thuận lợi hơn cho việc hình thành các nông trường quốc doanh là các vùng chuyên canh tập trung trên quy mô lớn.
Về khí hậu, Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo phân hóa theo mùa và theo độ cao địa hình. Mùa khô kéo dài cũng mang lại một vài thuận lợi nhất định nhất là trong việc hun sấy và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp. Khí hậu phân hóa theo độ cao địa hình đã tạo điều kiện để vùng đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp ở những cao nguyên thấp nơi có nền nhiệt độ cao. Khí hậu nóng rất thuận lợi để trồng các cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới như là cà phê hay là cao su. Trong khi ở những cao nguyên có độ cao trên 1.000 mét khí hậu mát mẻ hơn lại rất thích hợp để trồng các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt mà tiêu biểu nhất đó là chè.
Ngoài ra thì cũng giống như Trung du miền núi Bắc Bộ, vùng Tây Nguyên có rất nhiều thế mạnh phát triển khác như người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cây công nghiệp; thị trường tiêu thụ thì ngày càng mở rộng hơn.
Về một số khó khăn của vùng trong sản xuất cây công nghiệp, thứ nhất đó là khí hậu phân hóa sâu sắc hai mùa mưa khô điều này dẫn đến tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt ở mùa khô mùa khô. Điển hình vào năm 2020 mùa mưa kéo dài với lượng mưa lớn đã làm gia tăng quá trình xói mòn đất. Thứ hai, là sự biến động của thị trường giá cả cũng làm gia tăng cái tính không ổn định trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên nói riêng và của nền nông nghiệp nhiệt đới Việt Nam nói chung.
2.2. Tình hình phát triển cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên hiện nay:
Về tình hình phát triển Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn hàng đầu cả nước cùng với Đông Nam Bộ là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta hiện nay. Các cây công nghiệp chủ yếu của vùng trước hết đó là cây cà phê. Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất cả nước, đồng thời cà phê cũng là cái cây công nghiệp có vị trí quan trọng số 1 của vùng. Cà phê được trồng ở tất cả các địa phương ở Tây Nguyên. Tuy nhiên thì tập trung chủ yếu nhất là ở tỉnh ở Đắk Lắk, trong đó cà phê Buôn Ma Thuột thì rất nổi tiếng thơm ngon. Cây cà phê của vùng thì có hai loại chính là cà phê vối và cà phê chè. Nếu như cây cà phê vối được trồng chủ yếu ở các cái cao nguyên thấp nơi có khí hậu nóng thì cà phê chè lại được trồng chủ yếu ở các cái cao nguyên tương đối cao nơi có khí hậu mát mẻ hơn.
Thứ hai, là cây cao su ở Tây Nguyên. Nơi đây là vùng ở trên cây cây cao su lớn thứ hai cả nước sau Đông Nam Bộ. Cây cao su được trồng ở hầu hết các địa phương. Tuy nhiên tập trung hơn cả là hai tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk. Thứ ba, Tây Nguyên cũng là vùng chuyên canh chè lớn thứ hai cả nước sau Trung du miền núi Bắc Bộ. Chè thì được trồng tập trung ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Trong đó, Lâm Đồng không những là địa phương có diện tích trồng chè lớn nhất Tây Nguyên mà còn là địa phương có diện tích trồng chè lớn nhất ở nước ta.
Hiện nay việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên có rất nhiều ý nghĩa như góp phần giúp vùng sử dụng hợp lý tài nguyên cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho các ngành công nghiệp chế biến tạo ra mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Tuy nhiên có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng là việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên ở góp phần quan trọng trong chiến lược phân bố lại dân cư và lao động ở một cách hợp lý hơn giữa các vùng lãnh thổ của nước ta cũng như tạo ra những cái tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Trong những năm qua thì việc sản xuất công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đã thu hút về đây hàng loạt lao động từ các vùng khác trong cả nước về phát triển ở cây công nghiệp lâu năm của vùng.
2.3. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên:
Để phát triển hơn nữa cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên trong thời gian tới thì cần hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và có cơ sở khoa học đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi. Thứ hai, là đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp nhằm mục đích là vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm vừa sử dụng hợp lý hơn nguồn tài nguyên của vùng thứ ba là đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu đẩy mạnh chế biến sản phẩm sẽ góp phần nâng cao được cái chất lượng sản phẩm cũng như giá trị thương phẩm khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường
3. Vị trí địa lý của Tây Nguyên:
Tây Nguyên là vùng có số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh thành ít nhất cả nước chỉ gồm 5 tỉnh đó là Kon Tum; Gia Lai; Đắk Lắk; Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên là vùng có diện tích lớn thứ hai cả nước với tổng diện tích của vùng gần 54,7000 km2 chiếm 16,5% diện tích cả. Là vùng có quy mô dân số nhỏ nhất nước ta năm 2019 thì số dân của vùng là 5,8 triệu người và đồng thời đây cũng là vùng có mật độ dân số thấp nhất trong bảy vùng kinh tế của cả nước
Tây Nguyên cũng có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng về quốc phòng và xây dựng kinh tế do đây là vùng duy nhất của Việt Nam không giáp biển. Tây Nguyên nằm liền kề với cả Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ đồng thời lại có vị trí ở ngã ba Đông Dương
Các thế mạnh phát triển kinh tế chủ yếu của Tây Nguyên đó là thế mạnh phát triển cây công nghiệp lâu năm; thế mạnh trong việc khai thác và chế biến lâm sản và khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi.
THAM KHẢO THÊM: