Định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính ở Việt Nam. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính ở Việt Nam.
Mục lục bài viết
- 1 1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính ở Việt Nam:
- 1.1 1.1. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính cần phù hợp với đường lối, chiến lược phát triển bưu chính của Nhà nước:
- 1.2 1.2. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính cần có sự thống nhất, phù hợp với hệ thống pháp luật về hợp đồng dịch vụ nói chung:
- 1.3 1.3. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phải hài hòa với pháp luật quốc tế, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế trong lĩnh vực bưu chính:
- 1.4 1.4. Hoàn thiện pháp luật trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự do hợp đồng trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể, đảm bảo sự giám sát sát đối với các doanh nghiệp bưu chính trong việc cung cấp dịch vụ bưu chính:
- 2 2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính ở Việt Nam:
- 2.1 2.1. Xem xét tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tối thiểu:
- 2.2 2.2. Sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính:
- 2.3 2.3. Sửa đổi, bổ sung quy định nhằm nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính và tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính:
1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính ở Việt Nam:
1.1. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính cần phù hợp với đường lối, chiến lược phát triển bưu chính của Nhà nước:
Việt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ trong việc phát triển bưu chính thành một trong các hạ tầng quan trọng, thiết yếu của quốc gia với chiến lược phát triển bưu chính toàn diện, trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số. Các doanh nghiệp bưu chính trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để có cơ hội trong môi trường kinh doanh bưu chính bình đẳng, cạnh tranh theo quy luật cung cầu. Bởi vậy, việc hoàn thiện môi trường pháp lý trong quá trình cung ứng dịch vụ bưu chính là cần thiết.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 là “rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để khuyến khích đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực bưu chính, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số” [19]. Trong quan hệ pháp luật bưu chính, việc nhận thức đầy đủ về hợp đồng dịch vụ, địa vị pháp lý của doanh nghiệp cung ứng và người sử dụng dịch vụ bưu chính là cần thiết để các cơ quan quản lý nhà nước thiết lập cơ chế điều tiết thích hợp.
1.2. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính cần có sự thống nhất, phù hợp với hệ thống pháp luật về hợp đồng dịch vụ nói chung:
Việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính theo hướng thống nhất với hệ thống pháp luật về hợp đồng nói chung và
Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì công văn không phải là một hình thức văn bản pháp luật, do đó, việc dùng công văn làm phương tiện pháp lý áp dụng điều chỉnh các quan hệ kinh doanh, thương mại dịch vụ là không phù hợp. Pháp luật cũng cần bổ sung các quy định về nghĩa vụ tiền hợp đồng với các chủ thể trong hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính(trước thời điểm ký kết hợp đồng) thống nhất với quy định về hợp đồng trong pháp luật dân sự và thương mại. Bên cung cấp dịch vụ bưu chính và bên thuê dịch vụ bưu chính buộc phải thực hiện các nghĩa vụ do luật định, ngay cả khi hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính giữa các bên chưa ký kết. Các nghĩa vụ cơ bản tiền hợp đồng cần được quy định đối với hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bao gồm:
– Nghĩa vụ bắt buộc phải cung cấp thông tin, tài liệu trung thực, cung cấp các chứng chỉ, giấy phép hoạt động dịch vụ bưu chính, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, chứng minh việc được quyền gửi qua đường bưu điện với hàng hóa có điều kiện gửi, và đưa ra các yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ;
– Nghĩa vụ thu thập thông tin liên quan đến thực hiện dịch vụ của bên cung ứng dịch vụ và đảm bảo giữ bí mật thông tin tài liệu, giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ, hồ sơ giấy tờ liên quan…
– Nghĩa vụ cần xây dựng các phương án thực hiện dịch vụ của bên cung cấp dịch vụ. Việc ghi nhận nghĩa vụ xây dựng phương án dịch vụ đòi hỏi pháp luật phải có sự linh hoạt dựa trên đặc thù từng dịch vụ cũng như thóihợp quen trong hoạt động nghề nghiệp hoặc hoạt động kinh doanh;
– Nghĩa vụ cảnh báo rủi ro và sự kiện bất thường của bên cung ứng dịch vụ cho bên sử dụng dịch vụ;
– Nghĩa vụ điều chỉnh nội dung đã đàm phán trong hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính khi hoàn cảnh thay đổi.
Pháp luật cần ghi nhận về thời điểm thực hiện dịch vụ. Thời điểm thực hiện dịch vụ phải là thời điểm mà bên cung cấp dịch vụ đã thu thập đầy đủ thông tin cần thiết và bảo đảm đầy đủ các điều kiện để thực hiện dịch vụ trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
1.3. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phải hài hòa với pháp luật quốc tế, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế trong lĩnh vực bưu chính:
Việc hội nhập kinh tế quốc tế bắt đầu cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước. Quan điểm phát triển bưu chính hiện nay của Chính phủ theo hướng mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; khai thác tốt thị trường trong nước từ đó vươn ra thị trường quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bưu chính. Doanh nghiệp bưu chính đang từng bước chuyển đổi số hỗ trợ doanh nghiệp bưu chính trong việc tạo và kết nối dữ liệu với các sàn thương mại điện tử và các đối tác trong chuỗi cung ứng. Việc hội nhập quốc tế dẫn đến yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật thông qua việc sửa đổi các quy định trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế.
Việc hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính cần đảm bảo tính hài hòa của hệ thống pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế và tập quán thương mại sẽ tạo ra môi trường hợp tác quốc tế, thuận lợi cho các doanh nghiệp bưu chính hoạt động kinh doanh, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, tăng cường phát huy nội lực, thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, khắc phục những bất cập của Luật Bưu chính năm 2010 so với thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu hiện tại cũng như xu hướng phát triển của ngành Bưu chính Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Việc thay đổi tích cực của ngành Bưu chính trước hết là hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo chuẩn mực thị trường hiện đại, hội nhập, tôn trọng các quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu, quyền tài sản của nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm chi phí hoạt động, chi phí đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế có cơ hội bình đẳng tham gia thị trường; hoàn thiện thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đối với lĩnh vực bưu chính, góp phần thúc đẩy đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, do đó, thúc đẩy phát triển dịch vụ bưu chính.
Nhà nước cần thường xuyên ban hành các quyết định, chỉ thị, chủ trương, nghị định về đổi mới chính sách giá cước phù hợp với từng thời kỳ đảm bảo thiết lập được môi trường cạnh tranh, tạo động lực để các doanh nghiệp phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các chính sách đổi mới giá cước phải luôn bám sát quyền lợi của khách hàng. Đặc biệt, Nhà nước cần xây dựng và công bố lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ bưu chính theo từng mốc thời gian cụ thể, đảm bảo khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. Nhà nước cần xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy định cụ thể về chất lượng dịch vụ bưu chính. Cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ bưu chính ở từng khu vực nhất định nhằm phát hiện những tồn tại và hạn chế để đề xuất phương hướng để giải quyết, hạn chế tối đa sự phàn nàn từ phía khách hàng về chất lượng dịch vụ bưu chính. Nhà nước cần có những quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải công bố định kỳ chất lượng dịch vụ của mình và các biện pháp, chế tài cần thiết nếu doanh nghiệp vi phạm. Nhà nước cần có chính sách, biện pháp kiểm tra giám sát để tránh tình trạng doanh nghiệp chạy đua theo khuyến mãi bỏ quên lợi ích đích thực của khách hàng.
1.4. Hoàn thiện pháp luật trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự do hợp đồng trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể, đảm bảo sự giám sát sát đối với các doanh nghiệp bưu chính trong việc cung cấp dịch vụ bưu chính:
Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế nên khi xây dựng và hoàn thiện một quy định pháp luật ngoài việc xuất phát từ lợi ích chung cần đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính theo hướng tôn trọng thỏa thuận của các bên giao kết hợp đồng, không trái với đạo đức xã hội, không xâm phạm trật tự công cộng, phù hợp với tập quán, thông lệ thương mại quốc tế nhưng không trái pháp luật, đảm bảo các nguyên tắc khi ký kết hợp đồng chung, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính như các nguyên tắc về quyền tự do ý chí, tự do kinh doanh, nguyên tắc bình đẳng, các giao dịch không trái đạo đức xã hội, không xâm phạm đến lợi ích chung của xã hội. Tinh thần tự do kinh doanh theo Hiến pháp năm 2013,
Pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính hiện còn nhiều hạn chế, chưa có pháp luật điều chỉnh một cách kịp thời, hình thức và nội dung của một số văn bản pháp luật không thống nhất, thiếu đồng bộ; trong lĩnh vực pháp luật về bưu chính còn có những “mảng trống” chưa đáp ứng hoàn toàn tính phù hợp của pháp luật; việc áp dụng pháp luật trên thực tiễn còn có nhiều khó khăn, vướng mắc.
Hệ thống pháp luật về dịch vụ bưu chính đang thiếu các quy định về những vấn đề thông thường, mang tính nội tại của nền kinh tế dịch vụ. Hiện nay có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, các văn bản dưới luật đối với lĩnh vực bưu chính. Tuy nhiên, hệ thống, môi trường chính sách dịch vụ bưu chính ở Việt Nam còn khá phức tạp. Việc phân định trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ bưu chính còn chưa rõ ràng, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán. Do đó, dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.
Pháp luật cần chú trọng bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, nhất là trong những trường hợp người tiêu dùng phải ký hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính theo mẫu, hay người tiêu dùng sử dụng dịch vụ bưu chính với chất lượng dịch vụ không tốt và thực hiện được mục tiêu điều tiết, kiểm soát môi trường kinh doanh dịch vụ bưu chính hiệu quả, minh bạch, đảm bảo lợi ích người tiêu dùng, đảm bảo duy trì nguồn thu ngân sách và thực hiện các mục tiêu chính sách quốc gia.
2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính ở Việt Nam:
Luật Bưu chính năm 2010 và các văn bản pháp luật khác liên quan đã thể chế hóa đường lối của Đảng thành các quy phạm pháp luật hoạt động bưu chính nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, nhằm góp phần nhất thể hoá và hoàn thiện pháp luật về bưu chính theo hướng đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của các quy định, khắc phục tình trạng thiếu nhất quán trong hệ thống pháp luật về dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát.
Khái niệm và các nội dung cơ bản của “hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính” được quy định trong Mục “Cung ứng và sử dụng bưu chính” của Luật Bưu chính năm 2010, các quy định trên mang tính nghiệp vụ bưu chính và có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người sử dụng dịch vụ cần phải được bổ sung và hoàn thiện. Nghị định số 25/2022/NĐ-CP ngày 12/04/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của
2.1. Xem xét tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tối thiểu:
Bồi thường thiệt hại hợp đồng nhằm bù đắp những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên mà gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm. Theo quy định hiện nay, giới hạn trách nhiệm bồi thường tối thiểu theo quy định Luật bưu chính 2010 rất thấp so với giá trị thực tế bưu phẩm. Mặc dù, các doanh nghiệp bưu chính có thể tự xây dựng quy chế bồi thường riêng tùy thuộc vào từng loại dịch vụ đặc thù nhưng vẫn thường xuyên xảy ra trường hợp khách hàng yêu cầu bồi thường ngoài quy định hợp đồng. Tuy nhiên, mức bồi thường trên được quy định từ thời điểm Luật bưu chính 2010 ra đời, sau 13 năm thực hiện, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, cần xem xét có thể xem xét nâng cao mức giới hạn bồi thường tối thiểu theo pháp luật.
2.2. Sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính:
Một là, bổ sung nghĩa vụ tư vấn và cảnh báo của doanh nghiệp dịch vụ bưu chính về những vấn đề có thể xảy ra như thời tiết xấu, dịch bệnh, chiến tranh, việc gói bọc không đảm bảo theo quy định, loại hàng hóa không thể vận chuyển qua đường hàng không có dẫn đến có thể làm giảm chất lượng cung ứng dịch vụ như giao hàng chậm, hàng bị hỏng, rách vỡ, ẩm ướt… hoặc các nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ như phải cảnh báo cho bên cung ứng dịch vụ các vấn đề hàng hóa có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển, hàng dễ vỡ, hàng cần được bảo quản theo nhiệt độ nhất định, hàng nguy hiểm…
Hai là, sửa đổi bổ sung về quy định về việc bắt buộc cung cấp số lượng, khối lượng, thời gian, địa điểm cung ứng dịch vụ bưu chính. Hiện nay, trong các bản hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bắt buộc phải cung cấp đầy đủ thông tin trên. Tuy nhiên, với các khách hàng lớn, thường xuyên có nhu cầu chuyển phát thì thông tin liên quan đến thời gian, địa điểm, số lượng, khối lượng hàng hóa cung ứng khó khăn, đặc biệt với khách hàng thương mại điện tử, chuyển phát cho bên thứ ba thì thời gian và địa chỉ, số lượng, khối lượng thường xuyên thay đổi, khó đo đếm chi tiết, xác định cụ thể trong hợp đồng.
Ba là, bổ sung về quy định quyền yêu cầu cung cấp thông tin tiền hợp đồng và nguyên tắc đảm bảo bí mật thông tin theo quy định của pháp luật trong hợp đồng theo mẫu nhằm đảm bảo quyền lợi của bên sử dụng dịch vụ theo các quy định của Bộ luật dân sự, luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đồng thời bên cung cấp dịch muốn chối bỏ trách nhiệm bảo mật thông tin của bên sử dụng dịch vụ.
2.3. Sửa đổi, bổ sung quy định nhằm nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính và tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính:
Hiện nay có rất nhiều quy định đảm bảo quản lý chất lượng bưu chính như: Luật Bưu chính năm 2010, Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bưu chính và Thông tư số 02/2012/TT- BTTTT ngày 15/03/2012 quy định chi tiết về cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính đã quy định cụ thể chi tiết về các nội dung cơ bản bắt buộc thực hiện của Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính và việc báo cáo hợp đồng theo mẫu với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Thông tư 14/2018/TT- BTTTT ngày 15/10/2018 quy định về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính.
Một là, tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính: Trong năm 2022, nhằm điều chỉnh một số nội dung cơ bản của Luật Bưu chính năm 2010 (trong đó có hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2022/NĐ-CP ngày 12/04/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bưu chính và Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Tuy nhiên, việc áp dụng các văn bản này ở các doanh nghiệp dịch vụ bưu chính chưa thật sự nghiêm túc, còn hình thức, chủ yếu là tự kiểm tra, đánh giá trong nội bộ hoạt động của mình, thiếu sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, để cho việc quản lý được tốt hơn cũng như chất lượng dịch vụ viễn thông đến với người tiêu dùng được đảm bảo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải có các giải pháp sau:
(i) Thường xuyên yêu cầu các doanh nghiệp dịch vụ bưu chính tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng mạng lưới để đảm bảo và nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ như: tối ưu hóa mạng lưới, đảm bảo chất lượng dịch vụ bưu chính do doanh nghiệp cung cấp đúng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đã cam kết và công bố.
(ii) Yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính thường xuyên tăng cường giám sát công tác tự đo kiểm, kiểm tra chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp, để kịp thời phát hiện những vấn đề tồn tại liên quan đến chất lượng dịch vụ yêu cầu doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục.
(iii) Nội dung của hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính cần có chế tài buộc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính đưa điều khoản cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng theo đúng chất lượng mà doanh nghiệp đã công bố;
(iv) Tăng cường công tác quản lý giá cước của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, tránh việc tăng cước bất hợp lý. Thực tế, đã có nhiều điều chỉnh lớn về cước dịch vụ theo hướng khuyến khích sử dụng dịch vụ, đồng thời phù hợp với xu hướng phát triển thị trường, nhận được sự ủng hộ rộng rãi của xã hội và phát huy tác dụng tích cực đối với sự phát triển của ngành bưu chính. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, việc điều chỉnh giá cước dịch vụ bưu chính còn thể hiện một số điểm bất cập, không minh bạch, thiếu kiểm soát, gây bức xúc trong dư luận. Bởi vậy, cơ quan nhà nước cần xem xét ban hành khung giá cước dịch vụ theo cơ chế giá trần, giá sàn thay vì để doanh nghiệp tự quy định giá cước dịch vụ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, khuyến mãi tùy tiện để chiếm thị phần. Cần khẩn trương thành lập một cơ quan chuyên ngành để quản lý cước dịch vụ bưu chính và có quy định cụ thể về cơ chế quản lý giá cước dịch vụ từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính để đảm bảo lợi ích chung, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp dịch vụ bưu chính, làm méo mó, bất ổn thị trường.
Hai là, sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm tăng cường giám sát, quản lý việc soạn thảo, quản lý, lưu trữ hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính. Bởi lẽ ngành Bưu chính là ngành đặc thù, thuộc danh mục hàng hóa dịch vụ thiết yếu được Chính phủ quy định phải thực hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung nên các cơ quan ban hành quy phạm pháp luật cần phải giám sát việc xây dựng và hoàn thiện Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính, việc làm này là rất cần thiết, nó tạo ra cơ sở pháp lý cho các bên trong việc thực hiện hợp đồng. Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử đã có quy định về xử phạt liên quan đến việc vi phạm các quy định về giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, lưu giữ hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính. Vì vậy, việc nâng cao vai trò giám sát việc xây dựng và ban hành hợp đồng dịch vụ, có chế tài riêng để đảm bảo việc áp dụng triệt để Luật Bảo vệ người tiêu dùng trong hợp đồng theo mẫu, đảm bảo trách nhiệm của các doanh nghiệp bưu chính…
Ba là, bổ sung các quy định về chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để đảm bảo sự bình đẳng, tính khách quan, minh bạch giữa các bên, đồng thời có trách nhiệm thông báo để người tiêu dùng biết được các quyền của mình khi bị xâm phạm. Vì trên thực tế, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính vẫn còn thói quen tìm kiếm lợi nhuận dựa trên thông tin bất cân xứng để xây dựng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung có lợi cho mình hơn. Do đó, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương là phải tăng cường giám sát, không ngừng hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ hợp đồng dịch vụ nói chung và hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính nói riêng.