Giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Tư pháp: Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra; Đổi mới về cơ cấu, chế độ và chất lượng của công chức làm công tác thanh tra.
Mục lục bài viết
1. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra:
* Về tổ chức
Thứ nhất, Thanh tra Bộ Tư pháp sẽ sắp xếp lại cơ cấu tổ chức theo quy định pháp luật hiện hành. Thanh tra Bộ Tư pháp với chỉ tiêu biên chế tính đến hết năm 2021 được giao 32 chỉ tiêu biên chế với 04 công chức là lãnh đạo thanh tra và 28 công chức từ lãnh đạo cấp phòng đến công chức chuyên môn sẽ thành lập được 04 phòng với 07 biên chế công chức phù hợp với Khoản 1 Điều 18a Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 sửa đổi một số điều Nghị định số 123/2016/NĐ- CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ. Trên cơ sở đó cần thiết đề xuất nội dung đề xuất kiến nghị sửa đổi đối với Luật Thanh tra, bổ sung một số quy định đối với Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Trong đó, thống nhất tên gọi của các đơn vị cấp phòng chuyên môn, số lượng phòng tối thiểu cần thiết, số biên chế tối thiểu. Từ đó sắp xếp lại nhiệm vụ của các phòng thuộc Thanh tra bộ. Theo quy định của pháp luật thanh tra và pháp luật về tổ chức bộ máy hiện hành với tổng số biên chế của Thanh tra các bộ, ngành là 2322 trong tổng số 20 đơn vị. Trừ một số đơn vị đặc thù như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính, Thanh tra các bộ đều dao động từ 18 đến 64 biên chế [50]. Do đó để không thể sắp xếp các phòng chuyên môn chuyên biệt tương đương với các vụ, cục của Thanh tra Chính phủ mà chuyển sang phương án quy định cụ thể từ khoảng 03 hoặc 04 phòng chuyên môn thực hiện chức năng chuyên môn chính. Tùy thuộc vào từng cơ quan thanh tra bộ có thể bố trí thêm các phòng chuyên môn đặc thù của ngành. Điều này sẽ làm cân đối số phòng và số biên chế của từng cơ quan Thanh tra bộ. Với chức năng hiện nay của CQTTNN có thể sắp xếp một số phòng với chức năng như: phòng thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, đối với các CQTTNN có biên chế nhiều hơn hoặc đặc thù của ngành có thể phân thành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; phòng giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện chức năng tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, hoạt động thanh tra phục vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng PCTN với chức năng là cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập và thanh tra PCTN và văn phòng hay phòng tổng hợp – hành chính thực hiện chức năng hành chính của cơ quan thanh tra; chức năng giám sát hoạt động của đoàn thanh tra, theo dõi sau thanh tra có thể thành lập phòng riêng nếu cơ quan thanh tra đó đủ chỉ tiêu biên chế và có sự phù hợp với cơ cấu của đơn vị hoặc do phòng Tổng hợp – Hành chính hay Văn phòng đảm nhiệm nếu số lượng biên chế có hạn. Điều này phải được sớm thực hiện để đảm bảo bộ máy đi vào hoạt động ổn định, đảm bảo các nhiệm vụ đều có người đảm nhiệm và nâng cao trách nhiệm trong hoạt động công vụ.
Thứ hai, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định của Luật Thanh tra, Luật PCTN về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, theo Khoản 3 Điều 30 Luật PCTN năm 2018 “Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ”. Đây là nhiệm vụ mới đặt ra cho các bộ, ngành. Theo quy định này, Thanh tra bộ có thể hoặc không được giao nhiệm vụ về kiểm soát tài sản, thu nhập. Cơ chế thành lập cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập vẫn được giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ tự quyết định đơn vị đầu mối thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên để phù hợp với
* Về hoạt động
Thứ nhất, nghiên cứu sửa đổi các quy định về hoạt động của Thanh tra bộ trong Luật Thanh tra trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm giữa thanh tra bộ với thanh tra sở và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Trong thực tiễn triển khai xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm, tuy thanh tra bộ là đơn vị đầu mối chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra của bộ, ngành nhưng không thể tránh khỏi sự trùng lặp giữa cơ quan Thanh tra bộ với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của về địa điểm tiến hành thanh tra, với thanh tra sở về nội dung thanh tra. Việc trùng lặp về địa điểm tiến hành thanh tra gây áp lực cho địa phương nơi được tiến hành thanh tra về nội dung báo cáo công tác quản lý đối với các lĩnh vực được thanh tra, ảnh hưởng đến hoạt động thường xuyên của địa phương được thanh tra, trùng lặp về nội dung thanh tra tuy đối tượng thanh tra là khác nhau nhưng hiệu quả trong công tác thanh tra sẽ không được cao khi trong thời gian tiến hành cùng nội dung thanh tra. Nội dung xây dựng kế hoạch thanh tra phải được phân định cụ thể dựa trên tiêu chí không tiến hành thanh tra đối với cùng địa điểm thanh tra trong kế hoạch thanh tra giữa Thanh tra bộ với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Thanh tra sở phải xây dựng nội dung thanh tra không trùng với nội dung thanh tra của Thanh tra bộ để đảm công tác thanh tra được tiến hành trên nhiều lĩnh vực, đa dạng nội dung thanh tra. Dự thảo Luật thanh tra (sửa đổi) có nhiều nội dung về hoạt động thanh tra chuyên ngành trong đó có thanh tra tư pháp. Thanh tra bộ sẽ là CQTTNN quan trọng trong hệ thống cơ quan thanh tra trong thanh tra chuyên ngành. Do đó, việc xây dựng kế hoạch thanh tra phải cụ thể, có sự phối hợp rõ ràng đảm bảo chất lượng của từng cuộc thanh tra.
Thứ hai, về thời gian thanh tra của đoàn thanh tra do Thanh tra bộ thành lập. Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Thanh tra năm 2010 đối với thanh tra hành chính và điểm a Khoản 1 Điều 16
Thứ ba, về các hoạt động thanh tra. Hiện nay, hoạt động thanh tra trong Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản quy định chi tiết về hoạt động thanh tra với nội dung chính là hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Trên thực tiễn triển khai các hoạt động thanh tra, cụ thể tại Thanh tra Bộ Tư pháp hiện nay đang triển khai nhiều đoàn thanh tra mà đối tượng bao gồm cả thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành (hoạt động thanh tra về đấu giá tài sản thi hành án dân sự liên quan đến khiếu nại, tố cáo với đối tượng thanh tra thuộc cơ quan thi hành án dân sự và đối tượng là tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực đấu giá tài sản). Việc áp dụng cụ thể một quy trình thanh tra riêng biệt đối với từng đối tượng thanh tra khó có thể đảm bảo về mặt thời gian thanh tra mà bắt buộc phải tiến hành song song cả hai nghiệp vụ thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Tuy cả hai loại hoạt động thanh tra này đều có cùng quy định về yếu tố thời gian nhưng xét về mặt khoa học khi thực hiện các công tác thống kê, báo cáo sẽ khó có thể phân biệt hoạt động thanh tra này đang thực hiện theo quy trình nào cụ thể. Hơn nữa, Luật PCTN năm 2018 được ban hành cụ thể với việc thanh tra, xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn yêu cầu quy định về thanh tra trong công tác PCTN cần phải được quy định chi tiết hơn.
Do đó, trong hoạt động thanh tra cần quy định cụ thể hoạt động thanh tra hành chính với từng quy định cụ thể hơn với đa dạng các nội dung thanh tra, công tác thanh tra PCTN thành một hoạt động hơn là một nội dung của hoạt động thanh tra để đẩy mạnh PCTN và nâng cao vị thế của CQTTNN. Giải quyết khiếu nại, tố cáo nên đưa thành hoạt động thanh tra trong CQTTNN vì thông qua hoạt động thanh tra mới làm rõ được các nội dung khiếu nại, tố cáo. Quy định cụ thể thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo với đối tượng thanh tra cụ thể với hoạt động tùy thuộc vào đối tượng thanh tra để áp dụng hoạt động thanh tra cho phù hợp. Các kết luận thanh tra và các kiến nghị xử lý sau thanh tra phải được đảm bảo thực hiện một cách triệt để, có cơ chế giám sát việc thực hiện kết luận thanh tra và áp dụng chế tài từ các cơ quan có thẩm quyền nếu đối tượng thanh tra không thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thông qua hoạt động thanh tra sẽ đảm bảo chặt chẽ hơn nếu chỉ tiến hành xác minh đơn thuần không đủ các quy trình như hoạt động thanh tra. Các hoạt động thanh tra càng được quy định cụ thể càng đảm bảo tính minh bạch trong từng nội dung của hoạt động thanh tra, đảm bảo được quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân không bị xâm hại.
2. Đổi mới về cơ cấu, chế độ và chất lượng của công chức làm công tác thanh tra:
Thứ nhất, về định kỳ chuyển đổi vị trí việc làm đối với các vị trí làm công tác thanh tra; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; PCTN. Theo quy định tại Phụ lục danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi ban hành kèm theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN và Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN, công tác thanh tra và PCTN phải định kỳ chuyển đổi vị trí việc làm để ngăn ngừa tham nhũng. Trước khi các quy định này có hiệu lực, Thanh tra Bộ Tư pháp vẫn định kỳ chuyển đổi vị trí việc làm đối với các vị trí việc làm nhóm chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên việc chuyển đổi vị trí việc làm chưa có sự thống nhất về cách thức, thời gian chuyển đổi và mục đích chuyển đổi cụ thể. Trên cơ sở đảm bảo quy định của pháp luật đi vào thực tiễn và đảm bảo tính hiệu quả, hàng năm Thanh tra Bộ Tư pháp phải đánh giá tính khả thi của việc chuyển đổi vị trí việc làm, đánh giá chất lượng công chức, Thanh tra viên trong Thanh tra Bộ Tư pháp để bố trí chuyển đổi cho phù hợp với năng lực, sở trường. Đối với các vị trí cần chuyển đổi giữa các công chức thì cần có thời gian để công chức chuyển đổi vị trí làm quen, nắm vững nghiệp vụ đối với công việc chuyển đổi. Định kỳ hàng năm có đánh giá công chức đang thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, theo dõi tiến độ công việc được giao và giám sát việc tuân thủ pháp luật PCTN. Trên cơ sở đó, việc chuyển đổi vị trí việc làm mới hiệu quả và hướng tới mục đích của quy định pháp luật là ngăn ngừa, phòng chống tham nhũng.
Thứ hai, về chế độ, chính sách đãi ngộ đối với Thanh tra viên làm công tác thanh tra theo quy định tại Khoản 1 Điều 19
Thứ ba, có chế độ, chính sách đối với người làm công tác phụ trợ, hỗ trợ và công tác hành chính trong CQTTNN. Ngoài các vị trí việc làm của công tác thanh tra còn có nhóm công tác hỗ trợ thực hiện các công việc hành chính trong CQTTNN. CQTTNN cũng là một đơn vị hành chính do đó công chức thực hiện các việc hành chính mà không phải là Thanh tra viên không có phụ cấp nghề, phụ cấp làm công tác thanh tra và các chế độ của Thanh tra viên. Do đó, cần thiết phải có chế độ, chính sách cho công chức thực hiện các công việc này. Ngoài các chế độ hiện hành cho công chức hành chính, công chức thực hiện các công việc phụ trợ cho công tác thanh tra cần được quan tâm như đối với công chức làm công tác thanh tra trong CQTTNN. Thực tiễn hoạt động tại Thanh tra Bộ Tư pháp cho thấy các đoàn thanh tra được diễn ra thường xuyên, liên tục tại địa phương yêu cầu công chức, Thanh tra viên phải đi công tác để tiến hành thanh tra nên công chức còn lại của đơn vị phải thực hiện các công việc hành chính của đơn vị. Tiếp nữa, để đoàn thanh tra được thành lập và được tiến hành thanh tra đòi hỏi công chức làm công tác hành chính phối hợp với đoàn thanh tra ban hành các văn bản liên quan đến công tác thanh tra, công tác tổng hợp báo cáo định kỳ. Người làm công việc hành chính cũng phải đảm nhận khối lượng công việc tương đối nhiều để các hoạt động của đơn vị được diễn ra thường xuyên và đúng thời hạn. Do đó, chế độ đãi ngộ cho công chức thực hiện công việc hỗ trợ cũng phải được quy định không thấp hơn đối với công chức làm chuyên môn, nghiệp vụ.
Thứ tư, tiêu chuẩn để bổ nhiệm Thanh tra viên phải được quy định cụ thể, có lộ trình để đảm bảo công chức được bổ nhiệm Thanh tra viên có đủ tiêu chuẩn, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng các công việc của đoàn thanh tra. Đối với quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Thanh tra viên tuy đã được quy định cụ thể trong Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 của Chính phủ quy định về Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra nhưng có thể quy định cụ thể để đảm bảo chất lượng của Thanh tra viên có thể đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ. Việc đề ra các yêu cầu để bổ nhiệm Thanh tra viên đảm bảo tính phấn đấu, sự trau dồi của công chức để được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên, tăng tính chủ động học hỏi và mong muốn cống hiến cho công việc, cho nhiệm vụ được giao.
Thứ năm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho Thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra. Nhiệm vụ này không chỉ xuất phát từ công chức cần nâng cao trình độ mà đòi hỏi từ công tác quản lý của CQTTNN. Nâng cao trình độ ở đây không chỉ bộc phát từ công chức mà đòi hỏi từ nhu cầu thực tiễn công việc đòi hỏi công chức phải nâng cao trình độ chuyên môn. Cơ quan quản lý và cơ quan sử dụng công chức phải có định hướng cụ thể, khuyến khích các chuyên môn có ích cho đơn vị, nhiệm vụ thanh tra. Từ đó mới nâng cao hiệu quả công tác thanh tra. Cơ quan quản lý công chức cần có chế độ về công tác đào tạo đối với các yêu cầu chuyên môn có ích cho cơ quan đơn vị như chủ động liên hệ với các cơ sở đào tạo để công chức được đi đào tạo chuyên môn, hỗ trợ kinh phí đào tạo hoặc học bổng để khuyến khích công chức nâng cao trình độ chuyên môn đối với các nhiệm vụ mà cơ quan đang có nhu cầu thực hiện. Điển hình hiện nay công tác PCTN đòi hỏi công chức làm công tác thanh tra phải có trình độ chuyên môn về PCTN và quản trị tốt đang ngày càng đòi hỏi công chức không chỉ làm công tác thanh tra mà công chức hành chính nói chung cũng cần có sự hiểu biết chuyên sâu mới đảm bảo các nhiệm vụ trong thời gian tới đáp ứng công cuộc xây dựng NNPQ tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, không chỉ trường cán bộ thanh tra mà một số cơ sở đào tạo đại học và sau đại học khác cũng đang triển khai các chương trình đào tạo này. Do đó, với vai trò là cơ quan QLNN cần có khuyến khích đối với công chức tham gia các chương trình này để đảm bảo các nhiệm vụ về PCTN trong thời gian tới được hiệu quả, nâng cao vai trò của người cán bộ làm công tác PCTN.
3. Các giải pháp khác:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng đoàn thanh tra, tăng số lượng đoàn thanh tra thông qua thực tiễn công việc, yêu cầu nhiệm vụ, đòi hỏi từ xã hội. Hiện nay, công tác thanh tra đang ngày càng được dư luận quan tâm nhất là các vụ việc dễ phát sinh tham nhũng. Do đó, hàng năm cân đối lại số đoàn thanh tra đối với các đoàn thanh tra theo kế hoạch và đoàn thanh tra đột xuất. Để đảm bảo số lượng đoàn thanh tra có thể tiến hành thanh tra theo chuyên đề với tăng số lượng địa phương cần thanh tra trong một lần thanh tra để đảm bảo quân số của đoàn thanh tra có thể tiến hành nhiều cuộc thanh tra với nhiều nội dung khác nhau. Tập trung vào các vụ việc có điểm nóng, cấp thiết phải thực hiện ngay để đảm bảo trấn an dư luận. Luôn có phương án dự phòng đoàn thanh tra để không bị bị động trong công việc. Đoàn thanh tra cần bố trí công chức thực hiện nhiệm vụ giám sát đoàn thanh tra để đảm bảo đoàn thanh tra được tiến hành minh bạch, công khai. Do đó, để thực hiện được giải pháp này đòi hỏi các phòng chuyên môn phải có chương trình làm việc thật cụ thể, có chương trình làm việc thống nhất giữa các phòng, có sự nhất trí của lãnh đạo đơn vị.
Thứ hai, có chương trình phối hợp cụ thể giữa cơ quan Thanh tra bộ với Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở. Chương trình phối hợp không chỉ thống nhất về nội dung hoạt động, cách thức hoạt động mà còn tạo điều kiện để trau dồi nghiệp vụ trong CQTTNN. Thông qua chương trình phối hợp, Thanh tra bộ có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của Thanh tra sở được phối hợp để triển khai các nhiệm vụ thanh tra trong ngành, lĩnh vực; với Thanh tra tỉnh về kinh nghiệm triển khai các đoàn thanh tra, kinh nghiệm thanh tra đối với các nội dung khác có liên quan đến hoạt động của ngành Bộ quản lý.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thanh tra. Thực tiễn trong đợt dịch Covid-19 xảy ra ảnh hưởng quy mô toàn cầu đòi hỏi Nhà nước và xã hội phải thay đổi cách làm việc truyền thống. Trong thời gian tới với nhiệm vụ và công việc ngày càng nhiều, một số hoạt động thanh tra có thể thay đổi theo hướng làm việc trực tuyến thay vì trực tiếp. Hoạt động thanh tra như làm việc với đối tượng hay thu thập chứng cứ có thể được tiến hành trực tuyến đối với đối tượng. Phương án có thể tiết kiệm chi phí về thời gian, ngân sách nhà nước và nhân lực làm công tác thanh tra. Do đó, để đáp ứng cách thức làm việc này đòi hỏi việc cấp kinh phí cho việc lắp đặt các thiết bị truyền phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình, khai thác dữ liệu trên không gian mạng. Việc xây dựng mô hình chuyển đổi số trong thời gian tới với việc sản sinh các số liệu được mã hóa trên không gian mạng sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong đời sống hàng ngày cũng như công việc. Việc sản sinh các dữ liệu trên không gian mạng sẽ giúp việc trao đổi công việc giữa các cơ quan nhà nước được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Việc xác minh từ phía các cơ quan chức năng sẽ được tiến hành nhanh chóng khi công việc giấy tờ được giảm tải và chia sẻ dữ liệu được dễ dàng hơn. Trong công tác thanh tra, điều kiện này sẽ rút ngắn thời gian báo cáo, thu thập thông tin và đảm bảo thời gian thanh tra được rút ngắn hơn.
Thứ tư, đối với các nhiệm vụ trao đổi chuyên môn như công tác giám định cần có tiêu chuẩn, định mức trong việc cấp phát kinh phí hoạt động. Không ít đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp không được hỗ trợ việc xác minh các chứng cứ, giám định từ cơ quan chức năng khiến một số hoạt động bị trở ngại. Do đó, định mức về kinh phí cho hoạt động giám định thật sự cần thiết để đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn.