Tây Nguyên với những lợi thế có sẵn, có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển sản xuất cây công nghiệp lâu năm. Dưới đây là bài viết về chủ đề: Giải pháp chủ yếu để ổn định sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên là?, mời các em học sinh và thầy cô giáo theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Giải pháp chủ yếu để ổn định sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên là?
A. phát triển chế biến, tăng cường xuất khẩu.
B. tăng đầu tư, mở rộng vùng chuyên canh.
C. thay đổi cơ cấu cây trồng, dùng giống tốt.
D. mở rộng diện tích, chú trọng việc thủy lợi.
Đáp án đúng: A
Để nâng cao giá trị sản xuất của cây công nghiệp lâu năm tại vùng Tây Nguyên, cần phải áp dụng một loạt các giải pháp toàn diện và lâu dài. Một số biện pháp chính bao gồm:
– Hoàn thiện quy hoạch vùng chuyên canh và mở rộng diện tích: Quy hoạch vùng chuyên canh là cơ sở quan trọng để tối ưu hóa việc sử dụng đất và tài nguyên, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây công nghiệp. Việc mở rộng diện tích canh tác không chỉ gia tăng sản lượng mà còn mở ra cơ hội cho các nhà sản xuất tham gia vào ngành này.
– Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp: Sự đa dạng hóa cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro về mặt nông nghiệp mà còn tạo ra cơ hội cho việc tăng cường giá trị sản phẩm. Bằng cách chọn lựa các loại cây có giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện khí hậu và địa lý của vùng có thể tăng cường thu nhập cho người nông dân và tạo ra sự phong phú trong sản phẩm nông nghiệp.
– Đẩy mạnh chế biến và tăng cường xuất khẩu: Chế biến sản phẩm là bước quan trọng để gia tăng giá trị cho cây công nghiệp. Bằng cách xây dựng các cơ sở chế biến hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, có thể tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao từ nguyên liệu nông sản. Đồng thời, việc tăng cường xuất khẩu giúp mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng cơ hội tiếp cận các thị trường quốc tế, từ đó gia tăng doanh thu và cải thiện thu nhập cho các nhà sản xuất.
2. Tình hình cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên:
Trong vùng Tây Nguyên, cây cà phê chiếm vị trí hàng đầu với diện tích trồng lên đến khoảng 450.000 ha, chiếm tới 4/5 diện tích trồng cà phê của cả nước. Đây là một nguồn thu lớn cho kinh tế địa phương và quốc gia. Cà phê được trồng phổ biến tại các tỉnh như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông. Trong đó, Đắk Lắk nổi bật với diện tích trồng cà phê lớn nhất. Buôn Ma Thuột là trung tâm sản xuất cà phê nổi tiếng với chất lượng đạt tiêu chuẩn và được ưa chuộng cả trong và ngoài nước.
Ngoài ra, ngành chè cũng đóng vai trò quan trọng trên các cao nguyên, đặc biệt là tại Lâm Đồng và Gia Lai. Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước. Các vùng trồng chè nổi tiếng như chè Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Biển Hồ (Gia Lai) đã phát triển các nhà máy chế biến chè, tạo ra sản phẩm chất lượng cao và có giá trị thương mại cao.
Cao su trong vùng Tây Nguyên cũng là một loại cây trồng lớn thứ hai cả nước sau Đông Nam Bộ. Nó thường được trồng ở các vùng khuất gió như Gia Lai và Đắk Lắk, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Dâu tằm cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Tây Nguyên, đặc biệt là tại cao nguyên Di Linh – Lâm Đồng. Đây là vùng trồng dâu tằm lớn nhất cả nước với các xí nghiệp ươm tơ xuất khẩu tạo ra lợi nhuận lớn và đóng góp vào xuất khẩu nông sản của đất nước.
Ngoài các loại cây công nghiệp nổi tiếng như cà phê, chè, cao su và dâu tằm, các loại cây khác như hồ tiêu và bông cũng đều phát triển khá tốt trong vùng này đóng góp vào sự đa dạng và giàu có của nền kinh tế nông nghiệp Tây Nguyên.
Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở vùng Tây Nguyên:
Thuận lợi:
– Đất ba dan và môi trường địa lý:
Tây Nguyên sở hữu diện tích đất ba dan rộng lớn với chất lượng màu mỡ, lý tưởng cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm.
Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thiết lập các vùng chuyên canh quy mô lớn, tối ưu hóa sử dụng đất và tài nguyên.
– Khí hậu:
Vùng Tây Nguyên nằm trong vùng cận xích đạo với nguồn nhiệt lượng dồi dào và nguồn nước phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây trồng.
Mùa khô kéo dài là điều kiện lý tưởng cho việc phơi sấy, quan trọng đối với quá trình chế biến sản phẩm như cà phê, chè.
– Đa dạng về loại cây trồng:
Sự phân hóa về nhiệt độ và độ ẩm theo độ cao tại Tây Nguyên tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, cao su lẫn cây có nguồn gốc cận nhiệt như chè.
Khó khăn:
– Thời tiết cực đoan:
Mùa khô kéo dài gây ra những trở ngại lớn cho quá trình sản xuất, đặc biệt đối với những loại cây như cà phê, cần đòi hỏi nước nhiều.
Mùa mưa kéo dài có thể gây xói mòn đất, đặc biệt là ở những khu vực đã mất lớp phủ thực vật, gây ra sự suy thoái đất đai và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
3. Câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu 1:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, cho biết tỉnh nào sau đây có cả đường bờ biển và đường biên giới quốc gia?
A. Phú Yên.
B. Quảng Ngãi.
C. Quảng Nam.
D. Bình Định.
Đáp án đúng là: C
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Nông nghiệp, cho biết tỉnh nào có số lượng lợn lớn nhất trong các tỉnh sau đây?
A. Lâm Đồng.
B. Bình Phước.
C. Đồng Nai.
D. Bình Thuận.
Đáp án đúng là: C
Câu 3:
Ý nghĩa chủ yếu của việc thu hút đầu tư ở Bắc Trung Bộ là:
A. hoàn thiện cơ sở vật chất, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
B. mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh cho nhiều sản phẩm.
C. chuyển dịch cơ cấu ngành, hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung.
D. khai thác hiệu quả nguồn lực, nâng cao năng lực cho các cơ sở sản xuất.
Đáp án đúng là: D
Câu 4:
Cho biểu đồ sau đây:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MI-AN-MA VÀ THÁI LAN NĂM 2020
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về dân số, mật độ dân số của Mi-an-ma và Thái Lan?
A. Mật độ dân số Thái Lan cao hơn Mi-an-ma.
B. Mi-an-ma có mật độ cao hơn Thái Lan.
C. Số dân của Thái Lan ít hơn Mi-an-ma.
D. Số dân của Mi-an-ma gấp đôi Thái Lan.
Đáp án đúng là: A
Câu 5:
Mục đích chủ yếu của việc phát triển các khu kinh tế ven biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. đổi mới vùng nông thôn ven biển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành.
B. đào tạo kỹ thuật cho lực lượng lao động, tạo ra nhiều việc làm mới.
C. sản xuất các sản phẩm phục vụ xuất khẩu, nâng cao vị thế của vùng.
D. thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy sản xuất công nghiệp.
Đáp án đúng là: D
Câu 6: Điểm đặc biệt nhất về vị trí địa lý của Tây Nguyên là:
A. Giáp 2 quốc gia.
B. Giáp 2 vùng kinh tế.
C. Không giáp biển.
D. Giáp Đông Nam Bộ.
Đáp án đúng là: C.
Câu 7: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Tây Nguyên là:
A. Ba dan
B. Mùn núi cao
C. Phù sa
D. Phù sa cổ.
Đáp án đúng là: A.
Câu 8: Mục tiêu hàng đầu trong việc phát triển kinh tế- xã hội ở Tây Nguyên là:
A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
B. Đẩy mạnh khai thác khoáng sản, thủy điện.
C. Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm.
D. Tăng cường khai thác và chế biến lâm sản.
Đáp án đúng là: A.
Câu 9: Loại khoáng sản giàu trữ lượng nhất ở Tây Nguyên là:
A. Bô xit
B. Vàng
C. Kẽm
D. Than đá.
Đáp án đúng là: A.
Câu 10: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên trong sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên hiện nay là:
A. Khô hạn kéo dài.
B. Đất đai thoái hoá.
C. Khí hậu phân hóa.
D. Đất badan màu mỡ.
Đáp án đúng là: D.
THAM KHẢO THÊM: