Giải pháp bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất? Các giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết, thực hiện các quy định pháp luật về quyền con người và quyền trẻ em.
1. Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, giám sát, phản biện xã hội nhằm thay đổi, nâng cao nhận thức, hành vi, trách nhiệm về bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất:
Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong xây dựng và thực hiện bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất ở địa phương; nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác trẻ em, gia đình, cộng đồng và bản thân trẻ em trong việc bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức về thể chất, thực hiện quyền trẻ em để góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất.
Để đạt được mục tiêu truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hành vi bạo lực về thể chất cần đa dạng hóa các hình thức truyền thông, giáo dục, vận động xã hội về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất, trong đó chú trong thực hiện các hình thức như:
Thứ nhất là, tổ chức các chiến dịch, sự kiện truyền thông về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất theo chủ đề nhằm thu hút sự tham gia của xã hội về quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất; tổ chức các diễn đàn, hội thảo chuyên sâu về các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất, tổ chức cuộc thi tìm hiểu, thi sáng tác về bạo lực về thể chất đối với trẻ em.
Thứ hai là, nghiên cứu sản xuất và nhân bản các sản phẩm, ấn phẩm truyền thông về bảo vệ, chăm sóc trẻ em như: Bộ thông điệp mẫu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, sách mỏng dành cho trẻ em và cha mẹ hướng dẫn các kỹ năng tự bảo vệ trước nguy cơ bị bạo lực về thể chất, tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền các quy định của pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm quyền trẻ em, về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất đối với từng trẻ em; sổ tay tuyên truyền kiến thức, kỹ năng về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất dành cho các báo cáo viên, phóng viên, cộng tác viên, các bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, ...
Thứ ba là, phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất. Sản xuất và phát
Thứ tư là, mở rộng các hình thức truyền thông, giáo dục về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức về thể chất phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn dân cư. Tổ chức các hình thức truyền thông trực tiếp tại công đồng, trong trường học về kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và bản thân trẻ em.
Thứ năm là, lồng ghép, phổ biến, tuyên truyền các nội dung bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại các hội nghị, hội thảo, tập huấn của các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan; tại các sự kiện, các ngày kỷ niệm, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ, ... thông qua các bài phát biểu, tham luận, phát hành tài liệu, sổ sách, sổ tay, tờ rơi...
Thứ sáu là, chủ động tham gia, tận dụng thế mạnh của mạng xã hội để truyền thông kịp thời những vấn đề về trẻ em phát sinh, định hướng dư luận xã hội; hình thành các nhóm xã hội tình nguyện tham gia bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất trên môi trường mạng, vận động các nhà cung cấp dịch vụ trên mạng tham gia bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất.
Thứ bảy là, tiếp tục tuyên truyền và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em – 111 để Tổng đài thực sự là cầu nối giữa người dân và các cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất. Tổng đài phải nâng cao hiệu quả trong tư vấn và hỗ trợ cho cha mẹ trẻ em và trẻ cùng với người dân, cán bộ xã hội kiến thức về phòng tránh các hành vi bạo lực về thể chất; phối hợp với các cơ quan tổ chức, các nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất, phối hợp với các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất trong phạm vi toàn quốc để đáp ứng việc tiếp nhận, trao đổi, xác minh thông tin, thông báo, tố giác về trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi; hỗ trợ người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với từng trường hợp trẻ em bị bạo lực về thể chất.
Cùng với đa dạng các hình thức truyền thông, cần chú ý những nội dung trọng tâm cần được truyền thông bao gồm:
Một là, phổ biến, giáo dục quy định của pháp luật, chính sách liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em: Cập nhật kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách liên quan đến công tác đảm bảo quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất, phân tích, phát hiện những khoảng trống, bất cập giữa pháp luật, chính sách liên quan đến trẻ em; giới thiệu các mô hình, điển hình tốt trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em như: Mô hình xây dựng hệ thống bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất, địa phương làm tốt công tác tổ chức, nhân lực làm công tác bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất, kinh nghiệm vận động nguồn lực và tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất hiệu quả...
Hai là, nâng cao năng lực bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất cho các cấp quản lý, cho gia đình, cộng đồng và trẻ em.
Tập trung các nội dung chuyên sâu về xây dựng hệ thống bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất, bảo đảm các điều kiện thực hiện tốt việc cung cấp dịch vụ bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất từ khâu phòng ngừa, phát hiện sớm để can thiệp giảm thiểu nguy cơ đến việc hỗ trợ, phục hồi và hòa nhập cho trẻ em bị bạo lực về thể chất.
Giáo dục kiến thức, phương pháp, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc cho cha mẹ, thầy cô giáo, người chăm sóc trẻ, đặc biệt kỹ năng phòng ngừa, phát hiện sớm trẻ em bị bạo lực về thể chất. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em nhằm giúp các em có ý thức được trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, có tình cảm gắn bó với gia đình, cộng đồng, có kỹ năng tự bảo vệ mình, bảo vệ bạn bè trước các nguy cơ bị bạo lực về thể chất.
Ba là, phản ánh được vấn đề, nhu cầu, mong muốn của gia đình, cộng đồng và trẻ em trong việc bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em nhằm giúp các cơ quan chức năng có biện pháp giải quyết kịp thời, bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em.
Bốn là, cảnh báo các nguy cơ trẻ em bị bạo lực về thể chất, các vấn đề tác động đến trẻ em, đặc biệt đến môi trường sống an toàn, lành mạnh của trẻ em ở địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu, định hướng xã hội tham gia bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất như: Vấn đề lạm dụng trẻ em trực tuyến; nguy cơ khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam với mục đích xâm hại tình dục trẻ em; mua bán trẻ em...
Năm là, phát hiện, lên án những hành vi vi phạm quyền trẻ em; phản ánh kịp thời việc xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em để giáo dục răn đe và phòng ngừa chung (cha, mẹ, người chăm sóc, thầy cô giáo có hành vi xâm hại trẻ em; sử dụng lao động trẻ em trái quy định của pháp luật ...). Việc phát hiện sớm, xử lý khẩn trương, áp dụng hình phạt nghiêm khắc với các đối tượng phạm tội đã có tác dụng lớn trong răn đe, phòng ngừa tội phạm. Đóng góp ý kiến đối với những cơ quan, tổ chức, địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; không có sự chỉ đạo đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; không đầu tư nguồn lực, chậm can thiệp, xử lý các vụ việc bạo lực về thể chất với trẻ em...
2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ trẻ em:
Bên cạnh công tác truyền thông, giám sát, phản biện xã hội nhằm thay đổi, nâng cao nhận thức, hành vi, trách nhiệm về bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất thì đồng thời cần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ trẻ em nhằm bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em tốt hơn, toàn diện hơn nữa và phù hợp với thực tiễn.
Đầu tiên, cần nâng độ tuổi trẻ em hiện nay ở Việt Nam lên dưới 18 tuổi. Thể hiện là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội với việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; yêu cầu từ hội nhập quốc tế của Việt Nam; yêu cầu từ việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục nhóm trẻ 16–17 tuổi ở Việt Nam; khả năng đáp ứng của Nhà nước khi điều chỉnh độ tuổi pháp lý của trẻ em lên dưới 18 tuổi. Theo quy định hiện hành của Việt Nam, trẻ em lứa tuổi 16–17 (khoảng gần 3 triệu trẻ em ở thời điểm năm 2018), trong đó bao gồm hàng trăm nghìn em có hoàn cảnh đặc biệt không được hưởng một số chính sách xã hội dành cho việc hỗ trợ, chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Vì vậy, điều chỉnh độ tuổi pháp lý của trẻ em Việt Nam lên dưới 18 tuổi là phù hợp, cần thiết và sẽ có tác động tích cực trên tất cả các phương diện. Quốc hội, Chính phủ cần sớm tiến hành sửa đổi quy định của Điều 1 của Luật Trẻ em để điều chỉnh độ tuổi pháp lý của trẻ em lên dưới 18 tuổi như quy định tại điều 1 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Việc sửa đổi này cũng giúp Việt Nam tạo sự nhất quán về khái niệm trẻ em và người chưa thành niên trong hệ thống pháp luật quốc gia.
Tiếp tục rà soát, xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật, chính sách về phòng, chống, bạo lực về thể chất với trẻ em và vận hành hệ thống bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, hình sự, tố tụng hình sự, giám định tư pháp đối với các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
Xây dựng các quy định và hướng dẫn về việc phối hợp giữa các cơ quan tư pháp và giữa các cơ quan tư pháp với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất để cụ thể hóa nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với các vụ án liên quan đến người chưa thành niên của Bộ luật Tố tụng hình sự và yêu cầu về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi
mọi hình thức bạo lực về thể chất trong quá trình tố tụng của Luật trẻ em năm 2016, sửa đổi bổ sung năm 2018 nhằm tăng cường hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ án bạo lực về thể chất với trẻ em và nhất là các vụ án xâm hại tình dục.
Xây dựng các quy định và hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cơ sở cung cấp dịch vụ trong việc phát hiện, hỗ trợ, can thiệp, xử lý các trường hợp nghi ngờ hoặc trẻ em có nguy cơ bị bạo lực về thể chất.
Xây dựng một luật riêng về tư pháp đối với trẻ em bảo đảm tính đồng bộ pháp luật về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất, trong đó quy định đầy đủ, tổng thể các vấn đề về tư pháp cho trẻ em nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp tốt nhất cho trẻ em, các quy định mang tính tổng thể từ phòng ngừa cho đến xử lý và tái hòa nhập cộng đồng, từ việc xây dựng hệ thống tư pháp thân thiện cho đến các chính sách bảo đảm cho việc vận hành của hệ thống tư pháp cho trẻ em như nhân lực, cơ quan chịu trách nhiệm điều phối...
Bảo đảm sự tiếp cận đầy đủ của trẻ em đến một hệ thống tư pháp công bằng, minh bạch, mang tính bảo vệ, nhạy cảm với trẻ em. Bảo đảm sự bảo vệ cho mọi trẻ em trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và xử lý vi phạm hành chính, không chỉ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại, người làm chứng mà tất cả trẻ em có liên quan đến tố tụng và xử lý vi phạm hành chính vì các lý do khác nhau như ly hôn, cấp dưỡng, tước quyền làm cha mẹ.
3. Củng cố hệ thống tổ chức làm công tác bảo vệ trẻ em:
Đồng thời củng cố tổ chức, nhân lực và nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức làm công tác trẻ em các cấp là một trong những trọng tâm của việc hoàn thiện thể chế về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất, đặc biệt là phải bảo đảm có người làm công tác bảo vệ quyền của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất cấp xã. Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất thuộc ngành Lao động thương binh và xã hội; các bộ, ngành, tổ chức có liên quan nhằm tăng cường kiến thức, kỹ năng, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn liên quan đến bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất, phòng, chống bạo lực về thể chất với trẻ em.
Một là, nghiên cứu, xây dựng công trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ công chức, viên chức, trong hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, thành viên của các ban chỉ đạo, ban điều hành, nhóm công tác liên ngành về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất các cấp, đội ngũ cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Thứ nhất, đối với cán bộ cấp tỉnh, huyện thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu kiến thức, kỹ năng chuyên ngành tối thiểu 05 ngày/năm đối với công chức theo quy định tại khoản 4, Điều 4, Nghị định số 18/2010/NĐ–CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức. Nội dung gồm: Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; các văn bản luật pháp liên quan đến việc thực hiện các quyền trẻ em, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất, kỹ năng cơ bản làm việc với trẻ em, nội dung cơ bản của công tác bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất, dịch vụ bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất và trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc cung cấp dịch vụ bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất; quy trình quản lý trường hợp các kỹ năng truyền thông, vận động xã hội; hệ thống các chỉ số giám sát, đánh giá lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em ...
Thứ hai, đối với cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cấp xã và cộng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; thời gian bồi dưỡng từ 2–3 ngày. Nội dung gồm: Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đối với cán bộ công chức cấp xã; các văn bản pháp luật liên quan đến việc thực hiện các quyền trẻ em; kỹ năng cơ bản làm việc với trẻ em; sự phát triển tâm lý của trẻ em; quy trình quản lý các trường hợp; mẫu biểu thu thập số liệu, báo cáo.
Thứ ba, đối với cán bộ điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án xâm hại trẻ em, thời gian bồi dưỡng từ 2–3 ngày. Nội dung gồm: Các kiến thức pháp luật về quyền trẻ em và bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất, tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và trẻ em; kỹ năng làm việc với trẻ em, các kỹ năng truyền thông, vận động xã hội; hệ thống chỉ số giám sát, đánh giá lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em... Ưu tiên triển khai bồi dưỡng, tập huấn những địa bàn, địa phương xảy ra nhiều vụ việc bạo lực về thể chất với trẻ em.
Hai là, Trung ương xây dựng chương trình, tài liệu, tổ chức đào tạo đội ngũ giảng viên nòng cốt và hỗ trợ địa phương tổ chức tập huấn cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp.
Ba là, tổ chức trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm trong nước và nước ngoài về xây dựng hệ thống bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất, về mô hình tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất.
4. Tăng cường hợp tác quốc tế và xã hội hóa về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất:
Bên cạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em ở trong nước thì Việt Nam cần tăng cường gia nhập các công ước quốc tế về quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng. Công ước về quyền trẻ em CRC là một chủ trương thường xuyên và nhất quán của Việt Nam, thể hiện cam kết cũng như quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo đảm và thực hiện các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về quyền con người, quyền trẻ em. Việt Nam đã và đang tích cực tham gia đồng tác giả nhiều dự thảo nhiều văn bản đề cao và thúc đẩy việc thực hiện các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội đặc biệt là các dự thảo nghị quyết liên quan đến quyền trẻ em, quyền phụ nữ, vấn đề giáo dục, phòng chống ma túy, tội phạm... Bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất cần tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế những nội dung sau:
Một là, Chủ động mời một số báo cáo viên của Liên hợp quốc và đón các đoàn nước ngoài vào tìm hiểu tình hình tại Việt Nam. Ngoài ra, tăng cường trao đổi học thuật và tìm hiểu kinh nghiệm giữa các quốc gia trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người, quyền trẻ em và bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất.
Tạo cơ hội cho người nước ngoài hiểu rõ hơn chính sách của Việt Nam về quyền con người nói chung, luật pháp, chính sách cụ thể trên từng lĩnh vực về quyền trẻ em và bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất. Qua đó trao đổi cởi mở, thẳng thắn, công khai nhằm thúc đẩy hiểu biết, tương trợ lẫn nhau.
Hai là, Tăng cường hợp tác quốc tế nghiên cứu tiếp thu những kinh nghiệm của các quốc gia trong việc bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất rất phong phú và đa dạng, xuất phát từ những điều kiện kinh tế – xã hội và những đặc điểm riêng của mỗi quốc gia. Trong đó, nghiên cứu tiếp thu kinh nghiệm xây dựng mô hình gia đình chăm sóc thay thế, trung tâm công tác xã hội với trẻ em; mô hình trợ giúp trẻ em và hỗ trợ gia đình của trẻ em. Kinh nghiệm phát triển mạng lưới trung tâm công tác xã hội, văn phòng tư vấn, điểm công tác xã hội và đội ngũ nhân viên công tác xã hội mang tính chuyên nghiệp.
Ba là, tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất thông qua quan hệ với các tổ chức quốc tế như: UNICEF, ILO, WHO, Save the Children, Plan International,
World Vision, ChildFund,... để tranh thủ sự hỗ trợ và trao đổi về kinh nghiệm, nhân lực và tài chính cho hoạt động bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất ở Việt Nam. Đặc biệt, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc hỗ trợ kỹ thuật, kiến thức, kinh nghiệm và các nguồn lực cho công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật, chính sách, hướng dẫn thực hiện cũng như giám sát, đánh giá việc hoạt động bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất ở Việt Nam; huy động nguồn lực xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, dự án trợ giúp, bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, trong đó có công tác bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất. Chỉ thị số 20–CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em theo hướng nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng, cộng đồng dân cư và các tổ chức chính trị – xã hội. Khuyến khích sự tham gia đóng góp và hoạt động thiện nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân cho các hoạt động và công trình dành cho trẻ em.
Vì vậy, hoạt động xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và công tác bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất nói riêng nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào công tác bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em; xây dựng phong trào toàn dân tham gia bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em, tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em phát triển. Hoạt động xã hội hóa công tác bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất một mặt cải thiện và gia tăng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình và xã hội về bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất. Mặt khác, tăng cường trách nhiệm, sự sẻ chia của cộng đồng xã hội đối với công tác bảo đảm quyền bảo vệ của trẻ em khỏi mọi hình thức bạo lực về thể chất.