Bí mật là một trong những vấn đề của một cá nhân hay tổ chức thâm chí là một quốc gia. Đã nói là bí mật thì chắc hẳn ai cũng biết đó là một trong những vấn đề quan trọng và nhạy cảm và không thể được công bố rộng rãi. Vậy giải mật ở đây được định nghĩa như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giải mật là gì?
Trên cơ sở quy định tại Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì giải mật được hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là việc xóa bỏ độ mật của bí mật nhà nước hay còn được biết đến là quá trình ngừng giải mật bảo vệ, thường theo nguyên tắc tự do thông tin. Trong thực tiến thì bí mật nhà nước sẽ được giải mật toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước và thời gian gia hạn thời hạn bảo vệ hoặc giải mật, và thủ tục giải mật khác nhau tùy theo quốc gia khác nhau.
Việc pháp luật các quốc gia quy định về vấn đề giải mật toàn bộ hay giải mật toàn phần là vấn đề dựa trên việc đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập, hợp tác quốc tế hoặc bí mật nhà nước không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước. Do đó, sau khi được thực hiện thủ tục giải mật thì các giấy tờ có thể được giữ lại mà không được phân loại là bí mật, và cuối cùng được công bố.
Đồng thời theo như quy định của nhiều Đạo luật Bí mật Chính thức, mới nhất là Đạo luật Bí mật Chính thức năm 1989 thì thông tin phân loại đã được điều chỉnh bởi nhiều Đạo luật qua các năm. Cho đến năm 1989, thông tin được yêu cầu thường xuyên được giữ bí mật với mục đích bảo vệ lợi ích công cộng; điều này đã bị loại bỏ phần lớn bởi Đạo luật năm 1989. Đạo luật Tự do Thông tin năm 2000 phần lớn yêu cầu thông tin phải được tiết lộ trừ khi có lý do chính đáng để giữ bí mật.
Độ mật của một bí mật quốc gia không phải lúc nào cũng sẽ được giữ nguyên ở một trạng thái mà nó sẽ đucợ điều chỉnh việc tăng hoặc giảm độ mật và hoạt động này được các nhà làm luật quy định là điều chỉnh độ mật. Tuy nhiên không phải việc tăng giảm độ mật sẽ được thực hiện theo sở thích hay ý chí chủ quan của một cá nhân mà nó sẽ được xác định của bí mật nhà nước nhất định để điều chỉnh phải căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước. Do đó, mà người gười đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định độ mật của bí mật nhà nước có thẩm quyền quyết định điều chỉnh độ mật của bí mật nhà nước.
Trên cơ sở quy định của pháp luật thì chậm nhất 15 ngày kể từ ngày điều chỉnh độ mật, cơ quan, tổ chức đã điều chỉnh độ mật phải
2. Giải mật có tên trong tiếng Anh là gì?
Giải mật có tên trong tiếng Anh là: “Declassified”.
3. Bí mật nhà nước được phép giải mật khi nào?
Hoạt động của Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước thì việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Việc tuân thủ các quy định và lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Dựa trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước 2018, bí mật nhà nước được hiểu một cách đơn giản nhất đó chính là: ” Bí mật Nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc”.
Trên cơ sở quy định tại Điều 8 Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước 2018 các nhà làm luật đã dựa trên tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất đã quy định và quyết định phân loại bí mật nhà nước 3 độ mật có nội dung lần lượt như sau:
“1. Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
2. Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
3. Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc”.
Như vậy có thể thấy rằng, đối với mỗi bí mật khác nhau và tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ mà đã phân chúng thành các bí mật khác ở ba cấp độ khác nhau đó chính là: Tuyệt mật, Tối mật, Mật. Đối với mỗi cấp độ khác nhau thì pháp luật cũng quy định về thời gian giản mật của các nội dung này cũng hoàn toàn khác nhau.
Căn cứ Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước 2018 quy định về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước. Trước khi tác giả gửi tới quý bạn đọc về quy định của pháp luật về khoảng thời gian giải mật chính xác của ba loại bí mật là Tuyệt mật, Tối mật, Mật, thì tác giả sẽ định nghĩa về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là gì? Theo như quy định của pháp luật hiện hành này thì thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn pháp luật quy định. Mà thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước được quy định trong khoảng thời gian sau đây:
– 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;
– 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật;
– 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật.
Tuy nhiên, thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước có thể ngắn hơn thời hạn quy định và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.
Theo Điều 22 Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước 2018, việc giải mật là xóa bỏ độ mật của bí mật nhà nước. Bí mật nhà nước được giải mật toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
– Hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước quy định tại Điều 19 của Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước 2018 và thời gian gia hạn quy định tại Điều 20 Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước 2018;
– Đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát triển kinh tế – xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế;
– Không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Đồng thời, bí mật nhà nước trong lĩnh vực trên còn có thông tin về thiết kế kỹ thuật, sơ đồ, số liệu về thiết bị của hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, hệ thống thông tin quan trọng quốc gia và hệ thống mạng thông tin dùng riêng phục vụ cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước.
Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước 2018 nêu rõ thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn, như sau: 30 năm đối với bí mật nhà nước độ tuyệt mật; 20 năm đối với bí mật nhà nước độ tối mật; 10 năm đối với bí mật nhà nước độ mật.
Bên cạnh đó, từ 1-7, bí mật nhà nước sẽ được giải mật toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước; hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước và hết thời gian gia hạn quy định tại luật này. Những tài liệu, thông tin đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát triển kinh tế – xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế cũng thuộc trường hợp có thể giải mật.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước 2018.