Giai cấp vô sản là gì? Giai cấp vô sản được ra đời khi nào? Giai cấp vô sản mang lại sứ mệnh to lớn cho một bước ngoặt của cả một dân tộc. Từ chủ nghĩa Mac - Lenin vĩ đại, chủ tịch Hồ Chí Minh đã biến tấu, vận dụng một cách thông minh, phù hợp với tình hình đất nước nhằm đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
Mục lục bài viết
1. Giai cấp vô sản là gì?
1.1. Tư tưởng Mac – Lenin về giai cấp vô sản:
Giai cấp vô sản là một thuật ngữ để chỉ một tầng lớp trong xã hội mà theo tư tưởng Mac – Lenin, đó là giai cấp của những người công nhân bán sức lao động của mình – giá trị duy nhất mà họ có để mưu sinh. Giai cấp công nhân là một cộng đồng người ổn định trong xã hội được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đội. Giai cấp công nhân là một lực lượng lớn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất tiên tiến, đóng vai trò quan trọng trong quá trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xa hội.
Giai cấp công nhân là một giai cấp có sứ mệnh quan trọng trong việc phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản theo đúng tư tưởng Mac – Lenin. Đối với các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp vô sản là người không có tài sản, không có tư liệu sản xuất, phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư. Còn ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng toàn thể nhân dân lao động cùng nhau hợp tác lao động chung của toàn xã hội với lợi ích chính đáng của mình.
Như vậy, giai cấp vô sản là một bộ phận quan trọng tạo lên một nhà nước xã hội chủ nghĩa, đóng góp một phần to lớn trong xây dựng nước nhà.
1.2. Đặc điểm của giai cấp vô sản là gì?
Để nhận biết được giai cấp vô sản, ta có thể nhận diện qua các đặc điểm sau:
– Thứ nhất, Giai cấp vô sản là giai cấp lao động bằng phương thức công nghiệp máy móc, năng suất lao động cao;
– Thứ hai, Giai cấp vô sản đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản. Thực hiện góp phần xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ áp bức bóc lột, giành chính quyền và làm chủ xã hội.
– Thứ ba, Giai cấp vô sản là sản phẩm của bản thân, là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đat, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.
– Thứ năm, Giai cấp vô sản có tính tổ chức, có tính kỷ
– Thứ sáu, Giai cấp vô sản có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình là hệ tư tưởng Mac – Lenin phản ánh sứ mệnh lịch sử của giai cấp và quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Những đặc điểm về giai cấp vô sản này được đề ra dựa trên tư tưởng chủ nghĩa Mac – Lenin về giai cấp vô sản.
2. Giai cấp vô sản được ra đời khi nào?
Điều kiện tiên quyết để hình thành giai cấp vô sản bắt đầu hình thành trong sâu thẳm từ ngay tại xã hội phong kiến - với sự xuất hiện trên lục địa châu Âu vào khoảng thế kỷ 14 – 15, mầm non đầu tiên của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, cho đến thế kỷ 16, công nhân làm thuê chiếm một bộ phận không đáng kể trong dân số.
Giai cấp vô sản và sự phân chia giai cấp sâu sắc được xuất hiện đầu tiên tại Tây Âu thay vì các nước Đông Á. Mặc dù Nhà nước được hình thành ở Đông Á sớm nhất trước các quốc gia Tây Âu cả hàng nghìn năm. Tuy nhiên, mâu thuẫn giai cấp không sâu sắc bằng các quốc gia Tây Âu. Những người nông dân, công nhân, nô lệ, những người ở cấp bậc thấp, không có tiếng nói trong xã hội, bị bóc lột đến cùng cực. Mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm, quá trình đấu tranh ra đời. Đó chính là lý do giai cấp vô sản và giai cấp tư sản được ra đời sớm nhất tại các quốc gia Tây Âu. Sau đó mới lan rộng ra các quốc gia Đông Á và bùng nổ toàn cầu. Chính vì vậy, quan niệm về giai cấp vô sản giữa quốc gia theo chủ nghĩa tư sản và quốc gia theo xã hội chủ nghĩa có sự khác biệt.
Giai cấp vô sản được ra đời như thế nào? Giai cấp vô sản có tiền thân là giai cấp công nhân chống lại giai cấp làm chủ với hình thức đầu tranh kinh tế. Phong trào tự phát đầu tiên của công nhân diễn ra vào giai đoạn từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX là phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng. Phong trào này được phát động đầu tiên tại Anh sau đó lan sang các quốc gia khác.
Nhờ quá trình đấu tranh kinh tế, quyền lợi của người lao động và những lợi ích hàng ngày của công nhân nói chung như tăng lương, rút ngắn thời gian lao động, cải thiện điều kiện sống… được bảo vệ. Giai cấp vô sản từ đó có thể bảo vệ được quyền lợi của mình và gia tăng giá trị bản thân, đối đầu với giai cấp tư sản. Nếu không có đấu tranh kinh tế thì không thể bảo vệ được những quyền lợi hàng ngày của những người thuộc tầng lớp vô sản. Không có đấu tranh kinh tế sẽ không hạn chế được sự bóc lột của giai cấp tư sản và sẽ làm cho giai cấp vô sản trở thành một cộng đồng nghèo khổ, bị bóc lọt kiệt quệ. Họ giống như những cỗ máy lao động, không có cuộc sống tự do, làm việc như những tên nô lệ. Nhờ có đấu tranh kinh tế, lực lượng trong giai cấp vô sản được tập hợp, quần chúng được giác ngộ, là độc lực lớn trong các cuộc đấu tranh giai cấp nói chung. Tuy nhiên, đấu tranh kinh tế chỉ hạn chế chứ không thể xoá bỏ được sự bóc lột của giai cấp tư sản, không thể đạt được mục đích cuối cùng là xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa.
3. Giai cấp vô sản ở Việt Nam và sứ mệnh của họ:
Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Người là người đầu tiên vận dụng và sáng tạo lý luận cách mạng vô sản vào Việt Nam. Bác cũng chính là người xây dựng học thuyết giải phóng và phát triển dân tộc theo khuynh hướng vô sản, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Học tập từ lý luận vô sản của chủ nghĩa Max – Lenin nhưng vận dụng một cách khéo léo, phù hợp với tình hình xã hội Việt Nam, giúp Việt Nam chiến thắng trong các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, lật đổ chế độ phong kiến thối nát để mở ra một kỷ nguyên mới, một đất nước độc lập, tự do, dân chủ văn minh. Đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với sự đồng lòng, hợp tác của các tầng lớp công – nông – sĩ – thương – binh tạo lên một sức mạnh vĩ đại để đưa đất nước thoát khỏ chiến tranh, phát triển xã hội ngày nay. Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển lý luận về chuyên chính vô sản, xây dựng nền chuyên chính cách mạng với hình thức cộng hòa dân chủ, xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Sự lớn mạnh của giai cấp vô sản là nhân tố quan trọng để đưa công cuộc đổi mới đất nước đi đến chiều sâu, giúp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản không chỉ ở trong quá khứ, lịch sử mà nó còn tồn tại cho mãi đến ngày nay.
Giai cấp vô sản có sứ mệnh lịch sử bao gồm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất liên quan đến giai cấp vô sản, thông qua chính đảng của mình, đấu tranh giành chính quyền và thiết lập chuyên chính vô sản. Giai đoạn thứ hai, giai cấp vô sản cùng với những người lao động khác cải tạo xã hội cũ thành xã hội chủ nghĩa cộng sản. Hai giai đoạn này có quan hệ chặt chẽ với nhau và giai đoạn thứ hai có ý nghĩa quyết định để giai cấp vô sản hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản bao gồm ba mặt chính: kinh tế, chính trị – xã hội và văn hóa/tư tưởng. Về kinh tế, giai cấp vô sản đại diện cho quan hệ sản xuất mới dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu. Ở các nước đang trong quá trình chuyển đổi, giai cấp công nhân giữ vai trò nòng cốt trong việc giải phóng và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Về chính trị – xã hội, giai cấp vô sản tiến hành cuộc cách mạng chính trị lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Về văn hóa và tư tưởng, giai cấp vô sản tiến hành một cuộc cách mạng bằng cách thiết lập một nền văn hóa mới dựa trên hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân. Điều này bao gồm phát triển văn hóa, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, v.v.
Mang lại sứ mệnh lớn lao, giai cấp vô sản chính là trái tim của chế độ cộng sản, mang lại một quốc gia bình đẳng, tự do và dân chủ. Sự ra đời của giai cấp vô sản chính là bước ngoặt lớn giúp hàng ngàn con người bảo vệ được lợi ích của mình trước chế độ bóc lột tàn độc của giới tư sản.