Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật lớp 11 là một trong những hoạt động quan trọng giúp học sinh nắm vững kiến thức và áp dụng chúng vào thực tế. Bài tập không chỉ giúp học sinh rèn kỹ năng giải quyết vấn đề, mà còn giúp họ hiểu sâu hơn về các khái niệm và nguyên tắc trong lĩnh vực Giáo dục Kinh tế và pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Phần một – Giáo dục kinh tế 10:
Chủ đề 1: Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế
-
Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội
-
Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Chủ đề 2: Thị trường và cơ chế thị trường
-
Bài 3: Thị trường
-
Bài 4: Cơ chế thị trường
Chủ đề 3: Ngân sách nhà nước và thuế
-
Bài 5: Ngân sách nhà nước
-
Bài 6: Thuế
Chủ đề 4: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
-
Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Chủ đề 5: Tín dụng và các dịch vụ tín dụng
-
Bài 8: Tín dụng
-
Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Chủ đề 6: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
-
Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
2. Phần hai – Giáo dục pháp luật 10:
Chủ đề 7: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-
Bài 11: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-
Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-
Bài 13: Chính quyền địa phương
Chủ đề 8: Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-
Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-
Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
-
Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
-
Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường
-
Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước
Chủ đề 9: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-
Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội
-
Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam
-
Bài 21: Thực hiện pháp luật
3. Đặc điểm và nội dung của môn học giáo dục kinh tế và pháp luật là gì?
Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật trong Chương trình giáo dục phổ thông theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có các đặc điểm sau:
Học sinh tự chọn môn học theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp.
Nội dung chủ yếu là kiến thức về kinh tế, pháp luật phù hợp với độ tuổi; có tính ứng dụng và thiết thực với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông.
Kết hợp với giáo dục đạo đức và kỹ năng sống, giúp học sinh hiểu và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.
Học sinh có thể chọn học chuyên đề liên quan đến Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính, Pháp luật,… hoặc theo sở thích và quan tâm của mình. Các chuyên đề này cung cấp kiến thức về kinh tế, pháp luật và kỹ năng áp dụng vào thực tế, phù hợp với sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Chương trình cũng quy định nội dung cụ thể và yêu cầu để học sinh đạt được môn học.
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế | – Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội. – Nhận biết được vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế. – Nhận diện được vai trò của bản thân, gia đình với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế. – Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế. – Tìm tòi, học hỏi và tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi. |
Thị trường và cơ chế thị trường | – Nêu được khái niệm thị trường, cơ chế thị trường. – Liệt kê được các loại thị trường và chức năng của thị trường. – Nêu được ưu điểm và nhược điểm của cơ chế thị trường. – Hiểu được giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường. – Phê phán những hành vi không đúng khi tham gia thị trường. – Tôn trọng tác động khách quan của cơ chế thị trường. |
Ngân sách nhà nước và thuế | – Nêu được khái niệm ngân sách nhà nước. – Liệt kê được đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước. – Giải thích được vì sao nhà nước phải thu thuế. – Gọi tên được một số loại thuế phổ biến. – Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách và pháp luật thuế. – Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về thu, chi ngân sách và thuế. |
Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh | – Nêu được vai trò của sản xuất kinh doanh. – Nhận biết được một số mô hình sản xuất kinh doanh và đặc điểm của nó. – Lựa chọn được mô hình kinh tế thích hợp trong tương lai đối với bản thân. |
Tín dụng và cách sử dụng các dịch vụ tín dụng | – Nêu được khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng. – Kể tên được một số dịch vụ tín dụng và mô tả đặc điểm của chúng. – Nhận biết được sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và mua tín dụng. – Biết cách sử dụng một số dịch vụ tín dụng một cách có trách nhiệm. |
Lập kế hoạch tài chính cá nhân | – Nêu được khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân, các loại kế hoạch tài chính cá nhân và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân. – Nhận biết được các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân. – Lập được kế hoạch tài chính của cá nhân. – Kiểm soát được tài chính cá nhân. |
Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam | – Nêu được: + Đặc điểm, cấu trúc, nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân,Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân. – Phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá Nhà nước và hệ thống chính trị ở nước ta. – Thực hiện được nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam bằng những hành vi cụ thể, phù hợp quy định của pháp luật. |
Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam | – Nêu được: + Khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. + Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam. + Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật. – Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật. – Phân tích, đánh giá được việc thực hiện pháp luật trong một số tình huống thực tiễn; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật. |
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam | – Nêu được: + Khái niệm, đặc điểm, vị trí của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bộ máy nhà nước. – Thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. – Phê phán hành vi vi phạm Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |
CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP | |
Chuyên đề 10.1:Tình yêu, hôn nhân, gia đình | – Trình bày được thế nào là tình yêu chân chính và một số điều cần tránh trong tình yêu. – Nêu được khái niệm hôn nhân và các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn. – Nêu được khái niệm gia đình và các chức năng của gia đình. – Nêu được những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay. – Trình bày được các yếu tố xây dựng gia đình hạnh phúc. – Xác định được trách nhiệm của các thành viên trong mối quan hệ gia đình. – Thực hiện được trách nhiệm của bản thân trong gia đình. |
Chuyên đề 10.2: Mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ | – Nêu được thế nào là doanh nghiệp nhỏ; những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ; các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ. – Nhận biết được mục tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh trong một doanh nghiệp nhỏ cụ thể. – Lập được quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ. – Phân tích được những bài học thành công và thất bại trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp nhỏ cụ thể. – Yêu thích hoạt động sản xuất kinh doanh; chủ động học hỏi quy trình sản xuất kinh doanh và những bài học thành công của doanh nghiệp. |
Chuyên đề 10.3: Một số vấn đề về pháp luật hình sự | – Nêu được khái niệm, các nguyên tắc của pháp luật hình sự và nội dung cơ bản của pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên. – Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong các tình huống đơn giản thường gặp. – Nêu được ý kiến phân tích, đánh giá trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đơn giản, thường gặp liên quan đến pháp luật hình sự. – Tích cực, chủ động vận động người khác chấp hành các quy định của pháp luật hình sự. |