Để có thể quản lý hàng hóa tốt và tối ưu lợi nhuận, chủ tiệm cần phải tính toán chính xác giá vốn hàng bán. Vậy giá vốn hàng bán là gì? Bạn đã biết cách tính và kiểm tra loại chi phí này hay chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Giá vốn bán hàng là gì?
Ở trong những khoản đầu tư thì chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các khoản chi phí có thể hiểu và tính toán dễ nhất đó chính là chi phí nhập hàng, các khoản ngân sách có tỷ trọng lớn đối với khâu kinh doanh. Chính vì thế cần phải hiểu rõ ràng, chi tiết các kiến thức về giá vốn bán hàng ở nhiều phương diện kiến thức mà trong đó trước tiên cần phải hiểu rõ khái niệm.
Hiểu theo một cách đơn giản nhất thì giá vốn bán hàng chính là tất cả các chi phí được sử dụng để tạo ra sản phẩm. Nó có liên quan tới quá trình bán hàng bao gồm các khoản: giá vốn hàng xuất kho, các chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như chi phí bán hàng.
Hiểu theo kiến thức chuyên ngành thì giá vốn bán hàng chính là trị giá vốn của những mặt hàng đã được tiêu thụ. Do đó, xác định trị giá của vốn bán hàng sẽ xác định gồm có các yếu tố trị giá về vốn của: hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ, bất động sản được đầu tư ở trong kỳ; những khoản chi phí có mối liên quan tới hoạt động việc làm kinh doanh bất động sản gồm có: những khoản chi phí đã được khấu hao, những chi phí về nghiệp vụ cho thuê bất động sản (phương thức đầu tư cho thuê sử dụng) và chi phí sửa chữa) và chi phí sửa chữa; các chi phí thanh lý và nhượng bán bất động sản trong diện đầu tư.
Sau khi đã xác định được những giá trị của các mặt hàng xuất kho để bán các dịch vụ được cung cấp và doanh thu bán hàng thì kế toán cần xác định được cụ thể kết quả để cung cấp các thông tin xác thực phục vụ cho việc báo cáo tài chính. Tùy thuộc vào từng loại hình của doanh nghiệp cùng với sự vận động của từng dòng sản phẩm để kế toán có thể xác định giá vốn của những sản phẩm đã bán ra. Hình thành giá và vốn khác nhau ở những giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất: Giá vốn bán hàng tại thời điểm mua hàng- giá trị mua thực tế. Có vậy, kế toán mới có thể hạch toán các nghiệp vụ kế toán liên quan một cách dễ dàng.
Giá vốn của hàng bán còn có sư thay đổi dựa vào những quy định của hợp đồng khi ký với nhà cung cấp. Các nhà cung cấp sẽ cộng những chi phí gồm có vận chuyển, bảo hiểm, thuế, … vào trong giá hàng bán.
Giá vốn hàng bán tiếng Anh là: Cost of goods sold
Giá vốn bán hàng trong tiếng Anh có thể được định nghĩa như sau:
Cost of goods sold is the Cost of goods sold for a specficied period ( in a period), Cost of goods sold Includes all costs associated with the process of creating the product. This is the most basic denfinition, for each different type of company, the cost of goods sold will be defined differently, it can be divided into trading companies and manufacturing companies… Cost of goods includes: Cost of purchasing raw materials, cost of production of the goods; labor cost;enterprise cost management; transpoertation costs…
Từ liên quan đến giá vốn hàng bán Tiếng Anh là:
Số thứ tự | Tiếng Việt | Tiếng Anh |
1. | Chi phí hàng bán | 1. Selling expenses |
2. | Giá vốn | 2. Cost price |
3. | Giá thành | 3. Price |
4. | Accounting accounts | |
5. | Giá bán lẻ | 5. Selling price |
6. | Lợi nhuận gộp | 6. Gross profit |
7. | Chi phí quản lý doanh nghiệp | 7. Enterprise cost management |
8. | Giá vốn hàng bán | 8. Cost of goods sold |
2. Các công thức tính giá vốn bán hàng:
Trên thế giới hiện nay đang tồn tại 3 cách tính giá vốn hàng bán như sau:
*) Công thức tính FIFO (Nhập trước xuất trước)
Cách tính này ý là nhập trước thì xuất trước. Công thức tính giá vốn FIFO chỉ phù hợp với các mặt hàng có hạn sử dụng, hoặc các cửa hàng điện máy, máy tính, điện thoại hay sử dụng. Trong mô hình bán lẻ tạp hóa rất hiếm dùng, vì việc tính toán dữ liệu rắc rối và phức tạp.
Khi giá tăng, kết quả theo phương pháp FIFO, giá vốn hàng bán thấp hơn. Điều này trong điều kiện lạm phát, làm tăng thu nhập ròng và kết quả là mức đóng thuế TNDN cao hơn.
*) Công thức tính LIFO (Nhập sau xuất trước)
Cách tính LIFO (nhập sau xuất trước) ngày nay rất ít khi được sử dụng, giờ chỉ còn 2 nước là Mỹ và Nhật chấp nhận cách tính này. Tuy nhiên, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) tại Mỹ họ lại phủ nhận vì cho rằng công thức tính như trên thiếu sự chính xác.
Một nhược điểm rất rõ ràng trong cách tính giá vốn hàng bán LIFO là định giá hàng tồn kho không đáng tin cậy, trong trường hợp hàng tồn kho là sản phẩm cũ và có giá trị lỗi thời với giá hiện hành.
*) Công thức tính Bình quân gia quyền trong giá vốn hàng bán
Phương pháp tính giá vốn hàng bán này gọi là Bình quân gia quyền, sử dụng để tính toán giá trị hàng tồn kho. Nhiều nơi khác, công thức tính này còn có tên gọi Bình quân Di Động, hay Bình Quân Liên Hoàn… Và đây cũng là phương pháp tính giá vốn phổ biến nhất mà các phần mềm tân tiến ngày nay đang áp dụng.
Theo phương pháp tính này, mỗi lần nhập hàng thì giá vốn sẽ được tính lại theo công thức:
MAC = ( A + B ) / C
Với :
- MAC : Giá vốn của sản phẩm tính theo bình quân tức thời
- A : Giá trị kho hiện tại trước nhập = Tồn kho trước nhập * giá MAC trước nhập
- B : Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới * giá nhập kho đã phân bổ chi phí
- C : Tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập
Với phương pháp tính giá vốn hàng bán này, cần đảm bảo thông tin số hàng tồn kho của bạn phải chính xác tuyệt đối. Bởi khi số lượng hàng tồn sai, sẽ dẫn đến cả tử số và mẫu số đều sai. Giá vốn bán hàng sai thì sẽ không thể tính lãi gộp và giá trị tồn kho đúng được.
*) Phương pháp hạch toán
Công thức này dùng để tính giá trị vốn thực tế của hàng xuất kho. Phù hợp với các doanh nghiệp mua hàng hóa vật tư thường có sự biến động về giá cả, khối lượng chủng loại vật tư hàng hoá nhập, xuất kho nhiều. Giá hạch toán là loại giá ổn định do doanh nghiệp xây dựng, không có tác dụng giao dịch với bên ngoài. Việc nhập xuất phải tính hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của hàng luân chuyển trong kỳ.
*) Phương pháp cân đối
Tính trị giá thực tế của hàng còn lại cuối kỳ = số lượng còn lại cuối kỳ * đơn giá mua lần cuối cùng trong tháng. Tiếp theo, dùng công thức cân đối để tính trị giá mua thực tế của hàng xuất kho.
Cách kiểm tra giá vốn hàng bán đã đúng chưa thì trước khi in báo cáo phải kết xuất Excel đối soát. Hoặc có thể sử dụng một số phần mềm để cảnh báo sai giá vốn khi xem báo cáo nhập-xuất-tồn kho.
3. Cách hạch toán giá vốn bán hàng:
3.1. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên:
– Khi xuất bán các sản phẩm và hàng hóa (kể cả sản phẩm dùng làm dụng cụ, thiết bị thay thế đi kèm sản phẩm và hàng hóa), dịch vụ hoàn thành đã được xác định là đã bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154, 155,156, 157, …
– Phản ánh khoản chi phí được hạch toán trực tiếp vào giá vốn hàng bán:
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn so với công suất bình thường thì kế toán cần tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến của một đơn vị sản phẩm dựa theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào GVHB trong kỳ ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có Tk 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh chưa hoàn thành, hoặc
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung
- Phản ánh khoản mất mát, hao hụt của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do cá nhân gây ra, ghi
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 152, 153, 156, 138 (1381), …
- Phản ánh chi phí xây dựng tài sản cố định vượt quá mức bình thường khi không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình hoàn thành ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 241 – Xây dựng cơ bản chưa hoàn thành
– Hạch toán của khoản trích lập hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập kỳ này lớn hơn số đã lập kỳ trước, kế toán cần trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
- Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập kỳ trước, kế toán hoàn nhập vào phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán
– Các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến hoạt động kinh doanh đầu tư Bất động sản:
- Định kỳ tính và trích khấu hao BĐS đầu tư đang cho thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)
Có TK 2147 – Hao mòn BĐS đầu tư
- Khi phát sinh chi phí có liên quan đến BĐS đầu tư sau ghi nhận ban đầu nếu không thỏa mãn các điều kiện ghi tăng giá trị BĐS đầu tư, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (nếu phải phân bổ dần)
Có TK 111, 112, 152, 153, 334, …
- Các chi phí liên quan đến việc cho thuê hoạt động BĐS đầu tư, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)
Có TK 111, 112, 331, 334, …
- Kế toán giảm nguyên giá, cũng như giá trị hao mòn của BĐS đầu tư (nếu có) do thanh lý, bán ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (2147 – Hao mòn BĐS đầu tư)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị còn lại của BĐS đầu tư)
Có TK 217 – Bất động sản đầu tư (nguyên giá)
- Các chi phí thanh lý, bán BĐS đầu tư phát sinh, ghi:
Nợ TK 632 – GVHB (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331, …
– Phương pháp kế toán chi phí trích trước để thực hiện tạm tính giá vốn hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán đối với các doanh nghiệp là chủ đầu tư:
- Khi trích trước chi phí nhằm tạm tính giá vốn hàng hóa bất động sản đã bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 335 – Chi phí phải trả
- Các chi phí đầu tư và xây dựng thực tế phát sinh đã có đủ hồ sơ tài liệu và được nghiệm thu tập hợp để tính vào chi phí đầu tư xây dựng bất động sản, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
- Khi các khoản chi phí trích trước đã có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh là đã thực tế phát sinh và kế toán ghi giảm khoản chi phí trích trước, cũng như ghi giảm chi phí kinh doanh, sản xuất dở dang, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Khi toàn bộ dự án bất động sản đã hoàn thành, kế toán cần phải quyết toán và ghi giảm số dư khoản chi phí trước còn lại, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần chênh lệch giữa số chi phí trích trước còn lại cao hơn chi phí thực tế phát sinh)
– Trường hợp sử dụng sản phẩm sản xuất ra chuyển thành tài sản cố định để sử dụng, ghi:
Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
g) Hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:
Nợ các TK 155, 156
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán
– Trường hợp các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được sau khi mua hàng, kế toán cần căn cứ vào tình hình biến động của hàng tồn kho nhằm phân bổ số chiết khấu thương mại và làm giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số hàng tồn kho chưa tiêu thụ, số đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng hoặc là đã xác định là tiêu thụ trong kỳ:
Nợ các TK 111, 112, 331…
Có các TK 152, 153, 154, 155, 156 (giá trị khoản GGHB, CKTM của hàng tồn kho chưa tiêu thụ trong kỳ)
Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (giá trị khoản GGHB, CKTM của số hàng tồn kho đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng)
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị khoản GGHB, CKTM của số hàng tồn kho đã tiêu thụ trong kỳ)
– Kết chuyển giá vốn hàng bán của các hàng hóa, bất động sản đầu tư, dịch vụ được xác định là đã bán vào trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
3.2. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
– Đối với doanh nghiệp thương mại:
Cuối kỳ, xác định, kết chuyển trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán, được xác định là đã bán, ghi:
Nợ tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán.
Có tài khoản 611 – Mua hàng
Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng hóa đã bán được xác định là đã bán vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
– Đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ:
Đầu kỳ, kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm tồn kho vào đầu kỳ cho tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, ghi:
Nợ tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
Có tài khoản 155 – Thành phẩm
Đầu kỳ, kết chuyển trị giá của thành phẩm, dịch vụ đã gửi bán nhưng vẫn chưa được xác định là đã bán vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” ghi:
Nợ tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
Có tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán
Giá thành của thành phẩm hoàn thành nhập kho và giá thành dịch vụ đã hoàn thành, ghi:
Nợ tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
Có tài khoản 631 – Giá thành sản phẩm
Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ tài khoản 155 “Thành phẩm”, ghi:
Nợ tài khoản 155 – Thành phẩm
Có tài khoản 632 – Gía vốn hàng bán
Cuối kỳ, xác định trị giá thành phẩm, dịch vụ đã gửi bán nhưng chưa được xác định là đã bán ghi:
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán
Có TK 632 – Gía vốn hàng bán
Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của thành phẩm và dịch vụ đã được xác định là đã bán trong kỳ vào Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán
Kết luận: Như vậy sau khi hiểu được giá vốn hàng bán là gì có thể thấy được đây là loại chi phí quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm rõ. Vậy nên, biết được cách tính, cũng như kiểm tra sẽ giúp bạn khắc phục những sai lệch khi nhập giá vốn bán hàng một cách nhanh chóng, chính xác.