Giá trị danh nghĩa là một cách tính toán các chỉ số kinh tế theo giá cả hiện hành. Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết các nội dung xoay quanh vấn đề có liên quan đến giá trị danh nghĩa. Mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Giá trị danh nghĩa là gì ngu ki?
Giá trị danh nghĩa là một cách tính toán các chỉ số kinh tế theo giá cả hiện hành, ví dụ GDP danh nghĩa là GDP tính theo giá thị trường hiện hành. Vì giá cả biến động từ năm này sang năm kia nên kết quả phân tích các chỉ số kinh tế theo giá hiện hành không cho chúng ta biết xu hướng phát triển thực của nó.
Giá trị danh nghĩa là “theo tên gọi”. Do đó, giá trị danh nghĩa của tờ tiền mệnh giá 20.000 là 20.000 đồng. Nhưng giá trị thực tế, hay là sức mua, chỉ được biểu thị thông qua một chuẩn đo lường nào đó. Ví dụ nếu bạn biết giá của một tách trà là 20.000 đồng thì bạn có thể coi giá trị danh nghĩa của 200.000 đồng là 10 tách trà.
Bạn hãy hình dung nếu vay 10.000 với lãi suất 10% một năm. Sau một năm bạn trả lại khoản gốc 10.000 cộng với 1.000 lãi. Mặc dù lãi suất danh nghĩa là 10%, ta vẫn có thể tính lãi suất thực tế nếu biết các biến động của giá hàng hoá theo thời gian thực (hay lạm phát).
Để hiểu đơn giản, giả sử bây giờ bạn chỉ mua trà. Nếu sau một năm giá trà vẫn là 1.000 đồng thì có thể hiểu là bạn đã vay 50 tách trà và trả lại 55 tách. Vì vậy, lãi suất thực của bạn là 5 tách trà.
Tuy nhiên, nếu giá trà tăng đến 1.100, bạn sẽ thấy thực chất mình chỉ trả lại có 50 tách trà hay chi phí thực của của việc đi vay là không . Nếu giá trà tăng không đến 10%, lãi suất thực sẽ dương, nhưng thấp hơn mức danh nghĩa.
Một công thức đơn giản để xác định lãi suất thực là r = i – p*, với i là lãi suất danh nghĩa, r là lãi suất thực và p* là tỉ lệ lạm phát. Do đó, điều thực sự đáng quan tâm là giá trị thực.
2. Giá trị thực tế là gì?
Giá trị thực là một khái niệm quan trọng trong kinh tế và được sử dụng để xác định và đo lường sự biến động của các yếu tố kinh tế như sản lượng, thu nhập hay giá cả trong một thị trường hoặc nền kinh tế. Khi tính giá trị thực thì giá cố định được sử dụng để biểu thị giá trị của một đại lượng kinh tế theo thời gian. Ví dụ, giá trị thực của một sản phẩm được tính theo giá trị thực tế của năm gốc hoặc một thời kỳ cơ sở trước đó. Các giá trị thực tế được sử dụng để loại bỏ tác động của việc điều chỉnh giá cả theo thời gian. Giá trị thực là giá trị hàng hoá hoặc tiền tệ được sử dụng để tính trên cơ sở của sự ảnh hưởng của lạm phát hoặc giá cả thị trường đối với nền kinh tế. Nó đại diện cho giá trị mua được thực tế của mỗi tiền tệ vào một thời điểm cụ thể.
Sự biến động trong giá trị hiện tại của đồng tiền hoặc tài sản có thể được tính toán bằng cách trừ giá trị hiện tại cho chỉ số lạm phát, ví dụ như chỉ số giá tiêu dùng. Kết quả sẽ là giá trị của một khoản tiền hoặc tài sản tương đương với mức mua hàng ở một thời điểm khác trong quá khứ hoặc tương lai, nếu giá cả không thay đổi. Khi dùng giá trị thực để tính toán, ta sẽ so sánh được những giá trị giữa các thời điểm khác nhau. Ví dụ, giá trị thực của một khoản đầu tư sẽ cho biết giá trị thực tế của tài sản theo thời gian, bao gồm cả tác động của lạm phát. Nếu ta chỉ dựa trên giá trị thực thì ta sẽ không thể so sánh giá trị của khoản đầu tư này qua những thời điểm khác nhau, bởi vì giá trị của tài sản sẽ chịu tác động bởi những nhân tố khác nhau.
Trong thống kê kinh tế, giá trị thực tế cũng được sử dụng để đo lường sự tăng trưởng kinh tế. Khi tính tổng sản phẩm trong nước (GDP) của một quốc gia, người ta thường sử dụng giá thực tế nhằm loại bỏ đi tác động của sự thay đổi giá cả theo thời gian và đo lường sự tăng trưởng kinh tế dựa trên giá trị thực tế. Nói chung, giá trị thực tế là một khái niệm quan trọng trong hoạt động kinh tế, cho phép ta đo lường và so sánh các chỉ tiêu kinh tế qua những giai đoạn khác nhau. Bằng cách sử dụng giá thị trường, ta có thể loại trừ tác động của sự thay đổi giá cả theo thị trường và dự đoán sự tăng trưởng kinh tế dựa trên giá trị thực tế.
3. So sánh giữa giá trị danh nghĩa và giá trị thực tế:
3.1. Điểm tương đồng giữa giá trị danh nghĩa và giá trị thực tế:
– Cả hai đều được sử dụng để đo lường giá trị của giá cả hàng hoá đều có thể được sử dụng để đưa ra quyết định kinh tế. Tuy nhiên, giá trị thực tế được xem là quan trọng hơn khi cần xem xét thay đổi giá cả thị trường
– Cả hai khái niệm danh nghĩa, thực tế được sử dụng trong tất cả cơ sở kinh tế khác nhau như GDP, sản lượng, thu nhập và lãi suất.
3.2. Sự khác biệt giữa giá trị danh nghĩa và giá trị thực tế:
| Giá trị danh nghĩa | Giá trị thực tế |
Khái niệm | – Giá trị danh nghĩa là kết quả tính các đại lượng kinh tế theo giá cả hiện hành, ví dụ GDP danh nghĩa là GDP tính theo giá thị trường hiện hành. Vì giá cả biến động từ năm này sang năm kia nên kết quả tính các biến số kinh tế theo giá hiện hành không cho chúng ta thấy xu hướng phát triển thực của nó. – Giá trị thực được hiểu là giá trị tiền của hàng hoá. | – Giá trị thực là tổng giá trị của các đại lượng, biến số và chỉ tiêu kinh tế tính theo giá trị cố định hay còn gọi là giá so sánh. Chẳng hạn, khi tính toán tổng sản phẩm trong nước, người ta sử dụng giá so sánh nhằm loại bỏ tác động của việc biến đổi giá cả theo thời gian. Như vậy, khái niệm giá trị thực không hàm ý một đại lượng, biến số hay chỉ tiêu là có thực hay không có thật, mà chỉ ngụ ý nó được tính theo giá trị cố định chứ không phải giá hiện hành trên thị trường. – Giá trị thực được định nghĩa là giá trị danh nghĩa được điều chỉnh theo lạm phát. |
Về chi phí cơ hội so với giá trị tiền tệ | Giá trị danh nghĩa xem xét giá trị tiền tệ | Giá trị thực mất chi phí cơ hội để xem xét. |
Về sử dụng | Giá trị danh nghĩa trình bày giá trị tiền hiện tại | Giá trị thực trình bày một bức tranh chính xác hơn vì nó bao gồm thay đổi giá cả thị trường (lạm phát/giảm phát) |
Giá trị danh nghĩa và giá trị thực là hai khái niệm khác nhau trong Kinh tế học. Sự khác biệt cơ bản giữa hai khái niệm là những khác biệt về mức giá thị trường. Các giá trị thực (giá của hàng hoá và dịch vụ, lợi nhuận, lãi suất và lạm phát. ..) được tính dựa trên mức giá trị thị trường hiện tại, chứ không xét lạm phát.
Trái lại, giá trị thực tế được điều chỉnh theo thời gian và được đo bởi mức giá. Do đó, những giá trị thực tế sẽ tạo ra một cái nhìn khách quan về điều gì đang thật sự xảy ra trên thị trường đằng sau tấm màn giá.
Ví dụ, giả sử giá hiện tại của một sản phẩm được bán với là 10 đô la Mỹ trong năm nay. Giá trị thực của sản phẩm sẽ là 10 đô la Mỹ. Tuy nhiên, giá trị thực của sản phẩm vẫn sẽ thay đổi theo thời gian. Nếu giả sử rằng giá cố định của sản phẩm là 8 đô la Mỹ, thì giá trị thực của sản phẩm sẽ là 8 đô la Mỹ.
Vì vậy, giá trị thực tế được sử dụng để so sánh giá trị của các đại lượng, biến số, chi tiêu trong các thời điểm khác nhau và loại bỏ ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả theo thời gian. Việc này giúp cho việc phân tích, so sánh và đánh giá các thông tin kinh tế trở nên chính xác hơn và khách quan hơn. Ngoài ra, giá trị thực tế cũng được sử dụng trong việc tính toán các chỉ số kinh tế quan trọng như GDP, CPI, PPI,… để đánh giá tình hình kinh tế của một quốc gia hoặc một khu vực nào đó.
Như vậy, giá trị danh nghĩa và giá trị thực là hai khái niệm quan trọng trong nghiên cứu kinh tế. Giá trị danh nghĩa chỉ đơn giản là giá trị trên danh nghĩa của một sản phẩm hoặc dịch vụ, và giá trị thực là giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ tính theo giá thị trường, nhằm loại trừ tác động của việc biến đổi giá theo thời gian. Việc phân biệt giá trị danh nghĩa và giá trị thực là vô cùng cần thiết đối với việc nghiên cứu khoa học kinh tế, đặc biệt là đối với mục đích đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế. Nếu chỉ dựa trên giá trị danh nghĩa để đánh giá hiệu quả của một chính sách kinh tế, thì kết quả sẽ không khách quan, do tác động của việc biến đổi giá cả theo thời gian. Thay vào đó, giá trị thực nên được dùng để tính toán và đánh giá hiệu quả của từng chính sách kinh tế, nhằm bảo đảm sự khách quan và độ tin cậy của số liệu.