Báo cáo kiểm toàn là một văn bản rất quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy g trị của báo cáo kiểm toán độc lập và các ý kiến kiểm toán như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là kiểm toán độc lập?
Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 5, khoản 13 Điều 5 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật kiểm toán độc lập năm 2015 quy định kiểm toán độc lập được hiểu là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện việc kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán. Trong đó:
– Kiểm toán viên là người có đủ năng lực được cấp chứng chỉ kiểm toán viên trên cơ sở quy định của pháp luật về kiểm toán; hoặc là người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.
– Doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của luật kiểm toán và pháp luật có liên quan.
– Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
2. Giá trị của báo cáo kiểm toán độc lập và các ý kiến kiểm toán:
Sau khi kết thúc việc kiểm toán, đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính và những nội dung khác đã được kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán lập những văn bản, kiểm toán viên hành nghề hay doanh nghiệp kiểm toán hay chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam lập những văn bản sẽ gọi là báo cáo kiểm toán.
Ý kiến kiểm toán là việc đưa ra ý kiến của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính và các nội dung khác đã được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán trên cơ sở kết quả kiểm toán.
Giá trị của báo cáo kiểm toán được thể hiện như sau:
Thứ nhất, về phương diện tuân thủ pháp luật: báo cáo kiểm toán đánh giá được tính tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán.
Thứ hai, về phương diện kinh tế: báo cáo kiểm toán đánh giá được tình hình kinh tế cũng như hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán.
Thứ ba, báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính sẽ đánh giá được tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.
Thứ tư, báo cáo kiểm toán sử dụng với mục đích sau đây:
+ Để cơ quan nhà nước quản lý, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
+ Để các cổ đông hoặc những nhà đầu tư, các bên tham gia liên doanh, liên kết, khách hàng và tổ chức, cá nhân khác có quyền lợi trực tiếp hoặc liên quan đến đơn vị được kiểm toán xử lý các quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan.
+ Để các đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừa kịp thời sai sót, yếu kém trong hoạt động của đơn vị.
(căn cứ Điều 7 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật kiểm toán độc lập năm 2015).
3. Các loại báo cáo kiểm toán:
3.1. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính:
Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải tuân thủ theo quy định của Luật kiểm toán và đảm bảo có các nội dung sau:
– Đối tượng của cuộc kiểm toán.
– Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán.
– Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán.
– Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
– Các ý kiến khác về báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Đối với báo cáo kiểm toán phải đảm bảo có đầy đủ chữ ký của những đối tượng sau: kiểm toán viên hành nghề do doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam giao phụ trách cuộc kiểm toán và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.
Lưu ý ngày ký trên báo cáo kiểm toán tuyệt đối không được trước ngày ký báo cáo tài chính.
3.2. Báo cáo kiểm toán về các công việc kiểm toán khác:
Lập báo cáo kiểm toán về các công việc kiểm toán khác phải được lập trên cơ sở quy định tương tự của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.
4. Quy định về hồ sơ kiểm toán:
Hồ sơ kiểm toán phải được kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thu thập và lưu trong hồ sơ kiểm toán tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến từng cuộc kiểm toán đủ để làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán của mình, đồng thời làm cơ sở để chứng minh cuộc kiểm toán đó đã được thực hiện đúng quy định pháp luật.
Việc lập hồ sơ kiểm toán phải đảm tuân thủ theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
Nguyên tắc trong việc bảo quản, lưu trữ hồ sơ kiểm toán như sau:
– Phải được lưu trữ một cách đầy đủ và đúng quy định, an toàn.
– Phải được lưu trữ trong khoảng thời gian là 12 tháng, tính từ ngày phát hành báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán.
– Thời gian thực hiện việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán ít nhất là 10 năm.
– Những hồ sơ kiểm toán khi đưa vào lưu trữ phải đầy đủ và có hệ thống.
– Phân loại, sắp xếp hồ sơ kiểm toán theo đúng thứ tự và xếp thành từng bộ hồ sơ riêng theo thứ tự thời gian phát sinh và theo từng hợp đồng kiểm toán, từng cuộc kiểm toán.
– Việc tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ kiểm toán an toàn, đầy đủ, hợp pháp và bảo mật thuộc trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
5. Mẫu phiếu đăng ký dự thi kiểm toán viên mới nhất 2023:
PHỤ LỤC SỐ 02b
(Ban hành kèm theo Thông tư số 91/2017/TT-BTC ngày 31/8/2017 của Bộ Tài chính)
BỘ TÀI CHÍNH |
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
HỘI ĐỒNG THI KIỂM TOÁN VIÊN, |
| Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
KẾ TOÁN VIÊN |
|