Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế học
  • Tư vấn tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Giả mạo chữ ký phạm tội gì? Hình phạt đối với hành vi làm giả chữ ký?

Tư vấn pháp luật

Giả mạo chữ ký phạm tội gì? Hình phạt đối với hành vi làm giả chữ ký?

  • 09/02/202109/02/2021
  • bởi Luật gia Nguyễn Quốc Tiến
  • Luật gia Nguyễn Quốc Tiến
    09/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Giả mạo chữ ký phạm tội gì? Hình phạt đối với hành vi làm giả chữ ký? Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi giả mạo chữ ký ra sao?

    Mục lục

    • 1 1. Xử phạt hành chính hành vi giả mạo chữ ký
    • 2 2. Trách nhiệm hình sự khi làm giả chữ ký người khác
    • 3 3. Giả mạo chữ ký để rút tiền ngân hàng phạm tội gì?
    • 4 4. Xử lý hành vi giả mạo chữ ký để làm sổ đỏ
    • 5 5. Giả mạo chữ ký để lấy tiền của các đối tượng chính sách
    • 6 6. Giả mạo chữ ký để viết đơn tố cáo xử lý như thế nào?
    • 7 7. Mức phạt tội giả mạo chữ ký của người khác

    Thời đi học, việc học sinh giả mạo chữ ký của bố mẹ vào bản kiểm điểm để nói dối thầy cô và bố mẹ hay như lúc đi thực hiện các thủ tục hành chính mà người thân có việc bận nên ký thay hay nhận hộ hàng hóa thì người nhận hộ ký thay luôn hộ người mua hàng vào giấy tờ giao hàng,… Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp mọi người sử dụng chữ ký của người khác hay bị người khác sử dụng chữ ký của mình. Vậy có phải lúc nào thì việc giả mạo chữ ký cũng dẫn đến hành vi phạm tội và nếu có thì hình phạt đối với hành vi làm giả chữ ký này ra sao? Bài viết dưới đây sẽ phân tích vấn đề này.

    gia-mao-chu-ky-rut-tien-ngan-hang-pham-toi-gi

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

    Giả mạo chữ ký trong các trường hợp, tức trong các hoàn cảnh và với động cơ, mục đích của người thực hiện hành vi phạm tội sẽ phát sinh các trách nhiệm pháp lý khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ và hậu quả gây ra thì giả mạo chữ ký có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ trong một số trường hợp cụ thể như sau:

    1. Xử phạt hành chính hành vi giả mạo chữ ký

    Người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật giả mạo chữ ký người khác có thể bị xử lý hành chính, bao gồm hình phạt chính là phạt tiền (mức xử phạt tiền phụ thuộc vào từng lĩnh vực mà người đó giả mạo chữ ký) và các hình phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có). Cụ thể một số trường hợp như:

    + Thứ nhất, giả mạo chữ ký trong hoạt động chứng thực

    Được quy định trong Nghị định 110/2013/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP, hành vi giả mạo chữ ký trong hoạt động chứng thực là việc người nào có hành vi giả lại chữ ký của người thực hiện chứng thực. Khi có hành vi vi phạm pháp luật này, người thực hiện hành vi sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả là hủy bỏ các giấy tờ có chữ ký giả đó.

    + Thứ hai, giả mạo chữ ký trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm

    Trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm, người nào mà có hành vi giả mạo chữ ký của người khác để làm đơn yêu cầu đăng ký hoặc các loại văn bản thông báo giao dịch đảm bảo thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đây là mức xử phạt được quy định trong Điều 45 Nghị định 110/2013/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP.

    + Thứ ba, giả mạo chữ ký trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

    Xem thêm: Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác theo Bộ luật hình sự 2015

    Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, cụ thể là trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, người nào có hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm của do tác giả sáng tác ra thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đây là mức xử phạt hành chính được quy định trong Nghị định 131/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan.

    + Thứ tư, giả mạo chữ ký trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán

    Đối với hành vi giả mạo chữ ký trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập được quy định trong Nghị định 41/2018/NĐ-CP thì: người nào thực hiện hành vi giả danh người có thẩm quyền ký hoặc người được người có thẩm quyền ủy quyền để ký vào chứng từ kế toán thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

    2. Trách nhiệm hình sự khi làm giả chữ ký người khác

    Hành vi giả mạo chữ ký của người khác mà gây nguy hiểm cho xã hội và đủ các yếu tố cấu thành nên tội phạm thì người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự hiện hành.

    + Thứ nhất, giả mạo chữ ký có thể phạm tội giả mạo trong công tác

    Theo quy định trong Bộ luật hình sự về tội này đó là khi cá nhân vì vụ lợi cá nhân hoặc các động cơ cá nhân khác mà giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn để lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người đó thì bị phạt từ 01 năm tù giam đến 05 năm tù giam. Người phạm tội này cần có đủ yếu tố cấu thành nên tội phạm như sau:

    – Về chủ thể: đủ điều kiện về độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự. Đối với tội này còn đặc biệt hơn so với các loại tội phạm khác vì chủ thể của tội này là: Người thực hiện hành vi phạm tội phải là người có chức vụ, quyền hạn ở trong một lĩnh vực nhất định. Và người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có để sửa chữa hoặc làm sai lệch đi nội dung giấy tờ, tài liệu hoặc làm ra, cấp giấy tờ giả hoặc giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn khác.

    Nếu người có chức vụ, quyền hạn mà không trực tiếp thực hiện hành vi, chỉ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tiếp tay cho người khác để sửa chữa hoặc làm sai lệch đi nội dung giấy tờ, tài liệu hoặc làm ra, cấp giấy tờ giả hoặc giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn thì tùy trường hợp cụ thể mà có thể bị quy kết trách nhiệm hình sự về cả tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội tham ô.

    Xem thêm: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

    – Về khách thể của tội phạm: 

    Đối tượng tác động của tội giả mạo trong công tác là giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp ra hoặc làm ra.

    Khách thể của tội là mối quan hệ giữa cơ quan, tổ chức làm ra/cấp ra những giấy tờ, tài liệu bị xâm hại khiến cho những giấy tờ, tài liệu bị sai lệch, cơ quan, tổ chức đó bị suy yếu, mất uy tín.

    – Về mặt khách quan: 

    Đó là việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người có thẩm quyền dẫn đến hậu quả cho xã hội. Tuy nhiên, hậu quả không phải là không phải là dấu hiệu bắt buộc vì cứ có hành vi vi phạm đã cấu thành tội phạm.

    – Về mặt chủ quan: 

    Người thực hiện hành vi giả mạo với lỗi cố ý trực tiếp, tức là, mặc dù nhận thức được rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và đã thấy trước được hậu quả sẽ xảy ra nhưng mong muốn cho hậu quả xảy ra.

    Đối với tội này, động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, người thực hiện hành vi giả mạo chữ ký phải nhằm vụ lợi cá nhân hoặc có động cơ cá nhân khác. Chưa có một văn bản hướng dẫn giải thích cụ thể nhưng dựa vào các văn bản dưới luật và với tinh thần điều luật thì “vụ lợi cá nhân” và “động cơ cá nhân khác” được hiểu là những lợi ích về vật chất hoặc tinh thần mà người phạm tội thu được từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

    Xem thêm: Giả mạo đơn khởi kiện xử lý như thế nào?

    + Thứ hai, giả mạo chữ ký có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    Khi tham gia vào quan hệ giao dịch dân sự mà người nào thực hiện thủ đoạn đoạn gian dối như hành vi giả mạo chữ ký để lừa người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Người thực hiện hành vi đủ điều kiện về tuổi (từ đủ 16 tuổi trở lên đối với tội này) và năng lực trách nhiệm hình sự. Người thực hiện hành vi xâm phạm đến quan hệ sở hữu, tức xâm phạm đến tài sản của người khác.

    Ví dụ như: giả mạo chữ ký để thực hiện các giao dịch nhằm chiếm đoạt tài sản, gian dối, giả mạo di chúc hay giả mạo người khác ký xác nhận từ chối di sản để được nhận di sản thừa kế; gian dối trong việc thực hiện hợp đồng mua bán để chiếm đoạt tài sản từ chủ sở hữu hoặc người bên thứ ba đang sử dụng ngay tình tài sản đó,… tất cả những hành vi này đều có thể là hành vi vi phạm pháp luật bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác.

    Tội này được thể hiện bằng hành vi “chiếm đoạt”, tức người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối. Đây là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội hoàn toàn ý thức được về hậu quả, mong muốn thậm chí lên kế hoạch để hậu quả xảy ra. Tùy thuộc vào hậu quả (số tiền chiếm đoạt được và các tình tiết định tội khá), người phạm tội sẽ chịu mức xử phạt tương ứng được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017. 

    3. Giả mạo chữ ký để rút tiền ngân hàng phạm tội gì?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Chào Luật sư ! Tôi làm kế toán trưởng của một nhà trường. Tháng 11, do cần tiền nên tôi đã làm Uỷ nhiệm chi khống để rút tiền ngân hàng và kí luôn chữ kí của sếp. Tôi đã thực hiện 5 lần hành vi này với số tiền lên tới 370 triệu đồng. Tháng 12 năm 2015. tôi đã hoàn trả đủ lại số tiền nói trên và nhà trường không làm đơn khiếu nại. Hiện nay tôi đang bị phòng tài chính quận thanh tra. Nếu phát hiện ra hành vi này thì tôi có phải đi tù không? Thời hạn tù là bao lâu? Cảm ơn Luật sư! !!!

    Luật sư tư vấn:

    Xem thêm: Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính

    Điều 181 Bộ luật hình sự quy định về Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác như sau:

    1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

    3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Điều 284 Bộ Luật hình sự quy định về tội giả mạo trong công tác:

    1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

    a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

    Xem thêm: Mua hàng kém chất lượng trên facebook phải làm thế nào?

    b) Làm, cấp giấy tờ giả;

    c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười  năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ,  tài liệu;

    c) Phạm tội nhiều lần;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    Xem thêm: Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ dự thầu

    4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

    5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm  chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

    Khoản 1 Điều 139 Bộ Luật hình sự quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

    1.Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    Xem thêm: Kê khai giả mạo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm đếnhai mươi nămtù chung thân hoặc tử hình

    Xem thêm: Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Như vậy, bạn có hành vi giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn là Giám đốc công ty bạn, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giả mạo trong công tác quy định tại Điều 284 “Bộ luật hình sự 2015”. Mức phạt tù cao nhất là 20 năm, thấp nhất là phạt tù 1 năm. Ngoài ra, còn bị cấm đảm nhiệm  chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

    Tuy nhiên, bạn có sự vụ lợi trong hành vi này thể hiện ở hành vi giả mạo chữ ký để rút tiền từ Ngân hàng. Do đó, bạn có thể bị khởi tố về Tội làm, tàng trữ, vận chuyển lưu hành séc giả theo quy định tại Điều 181 “Bộ luật hình sự 2015”. Mức phạt tù cao nhất là 20 năm, thấp nhất là phạt tù 2 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

    Bạn cũng có thể bị khởi tố về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 “Bộ luật hình sự 2015”. Theo đó, mức hình phạt thấp nhất là cải tạo không giam giữ đến 3 năm, cao nhất là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Như vậy, phụ thuộc vào kết quả của cơ quan điều tra, căn cứ vào mức độ, hậu quả của hành vi mà bạn phải chịu các chế tài xử phạt theo đúng quy định pháp luật.

    4. Xử lý hành vi giả mạo chữ ký để làm sổ đỏ

    Tóm tắt câu hỏi:

    Xem thêm: Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú

    Xin sự tư vấn của luật sư: Năm 2008 gia đình ông Bảo và ông Chuyền có xảy ra tranh chấp đất đai. Đến năm 2011-2012 do sự móc nối với địa chính xã ông Chuyền đã làm thủ tục cấp giấy chứng nhận, đã được UBND huyện cấp giấy xong. Chữ ký giáp ranh của ông Bảo trong hồ sơ của ông Chuyền là giả mạo và trong phiếu ý kiến dân cư có 03 chữ ký thì duy nhất chỉ có chữ ký của ông Bảo là đúng 02 chữ ký kia là giả. Đến năm 2013 theo dự án đo đạc tổng thể thì không biết vì lý do gì mà ông Bảo lại ký giáp ranh cho ông Chuyền. Nay ông Bảo hỏi liệu ông đề nghị UBND huyện thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Chuyền có được không?

    Luật sư tư vấn:

    Việc ký giáp ranh là một thủ tục bắt buộc khi lập sơ đồ địa chính và lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo thông tin bạn cung cấp, 2 chữ ký giáp ranh trong hồ sơ của ông Chuyền là giả mạo do đó việ công nhận quyền sử dụng đất của ông Bảo từ trước đó cũng không có giá trị pháp lý. Vì vậy, khi biết được hành vi này, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, ông Bảo có thể thực hiện khiếu nại về việc cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất của ủy ban nhân dân huyện hoặc khởi kiện ra tòa án về việc tranh chấp đất đai.

    – Thứ nhất, về khiếu nại quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều 9 Luật khiếu nại năm 2011 có quy định thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Như vậy, thời hiệu khiếu nại đã hết nên ông Bảo không thể thực hiện được theo phương thức này.

    – Thứ hai, về việc khởi kiện ra tòa án, thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất được quy định tại Điểm a khoản 3 Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011: tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

    Như vậy, ông Bảo có thể làm đơn khởi kiện tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án cấp huyện nơi có mảnh đất. Ông Bảo phải chuẩn bị tất cả chứng cứ để có thể chứng minh quyền sử dụng đất của mình bao gồm các giấy tờ như giấy tờ liên quan đến giao dịch đất đai, giấy tờ cho mượn, cho thuê đất, các giấy tờ, tài liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giải quyết đất đai, nhà ở đang có tranh chấp…. đồng thời tố cáo hành vi giả mạo chữ ký giáp ranh của ông Chuyền trong biên bản ký giáp ranh trước đó.

    Nếu ông Bảo có căn cứ chứng minh ông Chuyền đã có hành vi “móc nối” với chính quyền địa phương trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ông Bảo có quyền làm đơn tố cáo gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã để xã xử lý hành vi của cán bộ địa chính. Có thể các cán bộ địa chính sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm giả  con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 267 “Bộ luật hình sự 2015”.

    5. Giả mạo chữ ký để lấy tiền của các đối tượng chính sách

    Tóm tắt câu hỏi:

    Xem thêm: Xử phạt đối với hành vi giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ trợ cấp xã hội

    Tháng 11/2007 và Tháng 12/2007, tôi là cán bộ chi trả, chi trả tiền chính sách của xã. Năm 2015, khi thanh tra làm việc theo đơn yêu cầu của đối tượng chính sách thì phát hiện 02 cán bộ trước tôi giả mạo chữ ký, nhận tiền của đối tượng đó từ tháng 11/1998 đến 12/2005 thì chuyển cho cán bộ khác phụ trách chi trả như tôi. Tôi và cán bộ đó hoàn toàn không biết hai người đó mạo chữ ký của đối tượng để nhận tiền. Vì khi tôi cấp có người nhận và có giấy ủy quyền nhưng khi nhận chỉ ghi tên của đối tượng trong danh sách nhận tiền mà không ghi tên người nhận (tháng 11/2007). Tháng 12/2007, có người nhận, có giấy ủy quyền tôi cũng cấp nhưng do đối tượng quá đông và vả lại thấy người đến nhận tiền là người cùng công tác chung cơ quan và người đó cũng đã từng làm công tác này nên tôi chỉ ghi tên trong danh sách nhận tiền. Hỏi, vậy khi chuyển công an điều tra khi có đủ điều kiện khởi tố hay không? Việc chi trả cho đối tượng bắt đầu tháng 11/1998 và kết thúc tháng 125/2007.

    Luật sư tư vấn:

    Hành vi giả mạo chữ ký của người khác là trái quy định của pháp luật và tùy vào hậu quả xảy ra có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự trong từng lĩnh vực cụ thể. Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào các yếu tố như động cơ, mục đích phạm tội. Trong trường hợp trên hành vi giả mạo chữ ký của hai người cán bộ để chiếm đoạt tiền chính sách thì có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu có đủ yếu tố cấu thành tội này. Ngoài ra, đối với một người có chức vụ, quyền hạn mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn nhằm mục đích trục lợi thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo trong công tác,…

    Căn cứ Điều 139 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

    “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai tiệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưnggây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    Xem thêm: Mua hàng qua mạng bị lừa phải làm thế nào để lấy lại tiền?

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    Xem thêm: Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu? Luật kiện lừa đảo qua mạng?

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm đếnhai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

    Như vậy, theo như thông tin mà bạn cung cấp hai người cán bộ về khách quan, đã có hành vi dùng thủ đoạn gian dối là giả mạo chữ ký nhằm chiếm đoạt là số tiền trợ cấp cho các đối tượng chính sách. Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (chữ ký giả mạo của đối tượng được hưởng chính sách) làm cho người khác (cán bộ trực tiếp chi trả tiền chính sách) tin đó là thật và giao tiền cho 02 người cán bộ. Về mặt chủ quan, lỗi của ông hai người này là lỗi cố ý. Khách thể là quyền sở hữu tài sản của người khác. Chủ thể là bất cứ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, hai người này là người hoàn toàn có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Theo đó, hai 02 người cán bộ này rất có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

    6. Giả mạo chữ ký để viết đơn tố cáo xử lý như thế nào?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Xin chào công ty tư vấn luật.Em có 1 câu hỏi muốn được các luật sư tư vấn giúp em.Nhà em có kinh doanh mặt hàng đồng nát,và có xay nhựa.Trong quá trình xay nhưa có sử dụng nước thải ra,nhưng nhà em đã có giấy về vệ sinh môi trường.Nhưng hiện tại nơi em đang sinh sống người ta đang làm đơn kiện gia đình nhà em.Trong tờ đơn đó các hộ gia đình có kí vào đơn kiện gia đình nhà em,nhưng mà trong tờ đơn đó các chữ kí lại giống nhau và có nhiều chữ kí không phải là của hộ gia đình đó kí,mà là do những người làm đơn tự kí vào.Nên cho em hỏi vậy giả mạo chữ kí của người khác như vậy,sẽ bị xử lý ra sao.Em rất mong được sự tư vấn của văn phòng luật và cho em xin các điều luật về giả maoj chữ kí.Em xin chân thành cảm ơn?

    Luật sư tư vấn:

    Giả mạo chữ ký là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra thì người giả mạo chữ ký có thể bị chịu trách nhiệm hình sự.

    Tại Điều 284 “Bộ luật hình sự 2015” có quy định như sau:

    Điều 284. Tội giả mạo trong công tác

    “1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

    a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

    b) Làm, cấp giấy tờ giả;

    c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười  năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ,  tài liệu;

    c) Phạm tội nhiều lần;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

    5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm  chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.”

     Chủ thể của tội phạm:

    – Điều kiện về độ tuổi: người từ đủ 16 tuổi trở lên

    Chủ thể của tội này là người có chức vụ, quyền hạn. Những người không có chức vụ, quyền hạn cũng có thể là chủ thể của tội phạm nhưng họ chỉ có thể là người tổ chức, người xúi dục, người giúp sức còn người thực hành nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn.

    Khách thể của tội phạm:

    Khách thể của tội giả mạo trong công tác là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, tính xác thực của các loại giấy tờ tài liệu của cơ quan tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

    Đối tượng tác động của tội giả mạo trong công tác là giấy tờ, tài liệu, chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn. Người phạm tội đã tác động vào làm cho các tài liệu, giấy tờ, chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn bị sai lệch, không đúng với thực tế.

    Mặt khách quan của tội phạm:

    – Hành vi khách quan

    Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc giả mạo trong công tác; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện một trong các hành vi:

    Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn : Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn là hành vi ký giả hoặc bằng những thủ đoạn khác như: in, photocopy… chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

    –  Hậu quả:

    Hậu quả của tội giả mạo trong công tác là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất cho xã hội. Tuy nhiên Hậu quả của hành vi giả mạo trong công tác không phải là dấu hiệu bắt buộc, tức là, dù hậu quả chưa xảy ra nhưng hành vi vẫn cấu thành tội phạm.

    Mặt chủ quan của tội phạm

    – Yếu tố lỗi: Tội giả mạo trong công tác được thực hiện với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp); tức là: người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

    – Động cơ phạm tội là cái bên trong thuộc mặt chủ quan của tội phạm và người phạm tội không bao giờ thừa nhận nếu không có căn cứ ; là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành, nếu người phạm tội có các hành vi khách quan nêu ở trên nhưng không vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác thì hành vi giả mạo trong công tác chưa cấu thành tội phạm.

    Theo thông tin bạn trình bày nhà bạn có kinh doanh mặt hàng đồng nát,và có xay nhựa. Trong quá trình xay nhựa có xả nước thải, tuy nhiên nhà bạn đã có giấy về vệ sinh môi trường. Hiện nay, tại nơi bạn đang sinh sống, có người đang làm đơn kiện gia đình bạn.Trong đơn tố cáo, các hộ gia đình xung quanh có kí vào đơn kiện gia đình bạn, nhưng mà trong đơn tố cáo đó các chữ kí lại giống nhau và có nhiều chữ kí không phải là của hộ gia đình xung quanh kí, mà do những người làm đơn tự kí vào, bạn cho rằng người làm đơn giả mạo chữ ký của các gia đình khác ký vào đơn để kiện nhà bạn. Căn cứ theo các quy định trên thì việc giả mạo chữ ký người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người thực hiện hành vi giả mạo chữ ký có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên việc xem xét rằng người thực hiện giả mạo chữ ký bị xử phạt vi phạm hành chính hay phải chịu trách nhiệm hình sự cần dựa vào mục đích của người thực hiện hành vi giả mạo. Đối với trường hợp của bạn nếu bạn có căn cứ cho rằng người làm đơn khởi kiện gia đình bạn mà giả chữ ký của những gia đình khác làm đơn khởi kiện gia đình bạn vì động cơ cá nhân và làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của gia đình bạn thì bạn có thể làm đơn trình báo và gửi đến Ủy ban nhân dân xã để được xem xét và giải quyết.

    7. Mức phạt tội giả mạo chữ ký của người khác

    Tóm tắt câu hỏi:

    Cách đây 10 năm mẹ tôi có cho một người cháu họ mượn sổ đỏ để vay tiền ngân hàng. Lúc đó mẹ tôi có kí bảo lãnh cho chị đấy vay 80 triệu đồng. Chị ấy kinh doanh cửa hàng điện thoại nên dễ vay ngân hàng. Khi vay được số tiền đó, chị có cho mẹ tôi vay một nửa là 40 triệu đồng với tư cách cá nhân. Sau một thời gian ngắn, chị đã tự ý trả số tiền đó vào ngân hàng rồi vay lại món mới với số tiền là 120 triệu đồng không cho gia đình tôi biết. Cán bộ tín dụng cũng không hỏi qua mẹ tôi ( tức là trong hợp đồng vay sau này, chị đấy đã kí khống thay mẹ tôi phần bên người bảo lãnh). Đến nay đã 10 năm, chị vỡ nợ chạy vào miền Nam và không trả số tiền cho ngân hàng để nhà tôi lấy sổ đỏ về. Mẹ tôi năm lần bẩy lượt xuống nhà mẹ ruột của chị thì mẹ ruột chị có viết cho một tờ giấy bảo lãnh nhận vay thay con nhưng viết rồi để đấy, vẫn không trả tiền ngân hàng. Vậy tôi muốn hỏi luật sư, gia đình tôi muốn khởi kiện thì chị mắc tội gì? Cô cán bộ tín dụng cũng cho vay khi không hỏi ý kiến nhà tôi mắc tội gì? Tôi phải làm gì để lấy được sổ đỏ về. Vì biết đâu, mẹ tôi già cả không còn, chúng tôi là con phải biết làm sao. Trong khi ngân hàng xuống nhà dọa lấy nhà tôi. Tôi rất mong được luật sư tư vấn càng nhanh càng tốt để gia đình tôi có hướng giải quyết. Tôi xin chân thành cảm ơn.

    Luật sư tư vấn:

    Điều 139 “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi bổ sung 2009 quy định Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

    “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

    Theo thông tin bạn cung cấp, người cháu họ có hành vi tự ý ký khống chữ ký của mẹ bạn trong bên bảo lãnh để vay tiền, sau đó lại bỏ trốn không trả tiền ngân hàng, không lấy sổ đỏ ra cho mẹ bạn. Hành vi này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định trên.

    gia-mao-chu-ky-de-vay-tien-ngan-hang

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

    Đối với hành vi của người cán bộ ngân hàng; nếu cán bộ ngân hàng biết rõ hành vi của người cháu họ của bạn nhưng vẫn giúp, tạo điều kiện cho người cháu họ thực hiện hành vi thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò là đồng phạm.

    Điều 343 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Chấm dứt bảo lãnh như sau:

    “Bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:

    1. Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.

    2. Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

    3. Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

    4. Theo thỏa thuận của các bên.”

    Theo thông tin bạn cung cấp, lần đầu khi chị họ bạn vay tiền cách đây 10 năm, mẹ bạn có đứng ra bảo lãnh để vay 80 triệu đồng; sau đó, người chị họ đã trả đủ số nợ 80 triệu đồng cho ngân hàng như vậy nghĩa vụ bảo lãnh trong hợp đồng vay thứ nhất đã chấm dứt.

    Đối với số nợ 120 triệu đồng về sau; chị họ bạn tự ý giả mạo chữ ký, ký thay mẹ bạn do đó hợp đồng vay tiền sẽ vô hiệu theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015:

    “Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

    Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

    Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

    Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”

    Khi hợp đồng vô hiệu, các bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận; không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên; do đó ngân hàng không có quyền giữ sổ đỏ của mẹ bạn vì mẹ bạn không ký kết hợp đồng vay tiền lần sau. Mẹ bạn có quyền yêu cầu ngân hàng trả lại sổ đỏ; nếu ngân hàng không trả; mẹ bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi ngân hàng có trụ sở hoạt động để yêu cầu “Tuyên bố hợp đồng vô hiệu” và giải quyết vấn đề.

    Bài viết được thực hiện bởi nguyenquoctien

    Chức vụ: Đang cập nhật ...

    Lĩnh vực tư vấn: Đang cập nhật ...

    Trình độ đào tạo: Đang cập nhật ...

    Số năm kinh nghiệm thực tế: Đang cập nhật ...

    Tổng số bài viết: 1.286 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Quy định của pháp luật về tội giả mạo trong công tác
    - Kê khống số lượng hàng hóa để nhận tiền bán hàng
    - Lợi dụng Facebook để chiếm đoạt tài sản
    - Hành vi giả mạo giấy tờ khám chữa bệnh và trách nhiệm của người vi phạm
    - Giả mạo người khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm
    - Bị lừa chuyển tiền có đòi lại được không?
    Xem thêm
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Giả mạo

    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng

    Trách nhiệm hình sự khi giả mạo chữ ký

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Obtaining property by fraud) là gì? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản tiếng Anh là gì? Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Quy định của Bộ luật Hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

    Trách nhiệm khi giả mạo chữ ký? Tội làm giả chữ ký người khác?

    Giả mạo chữ ký trách nhiệm như thế nào? Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

    Thế nào là lừa đảo? Một hành vi thế nào được coi là lừa đảo?

    Bây giờ tôi muốn đơn phương ly hôn thì chồng tôi nói sẽ kiện tôi tội lừa đảo hôn nhân.Vậy tôi có ly hôn được không?

    Xử lý hành vi lừa đảo qua mạng? Luật về lừa đảo qua mạng?

    Tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Làm gì khi mua hàng trên mạng bị lừa? Tố cáo tội phạm lừa đảo qua mạng?

    Phải làm gì khi chuyển tiền qua mạng để mua hàng mà không nhận được? Trách nhiệm hình sự của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng.

    Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu? Luật kiện lừa đảo qua mạng?

    Tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi lừa tiền mua hàng qua mạng. Các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội Facebook

    Đặt hàng qua facebok những sau khi chuyển khoản thì không nhận được hàng và không được bên nhận tiền trả lời.

    Xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Tố cáo hành vi lừa đảo?

    Xử lý hành vi lợi dụng tình cảm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi lừa tình lấy tiền chiếm đoạt tài sản người khác và các hình thức xử phạt

    Mua hàng qua mạng bị lừa phải làm thế nào để lấy lại tiền?

    Mua hàng qua mạng bị lừa phải làm thế nào? Mua điện thoại và máy tính bảng qua mạng nhưng bị lừa, phải làm gì để lấy lại số tiền đã mất?

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Pháp nhân phạm tội có án tích không? Xóa án tích đối với pháp nhân phạm tội?

    Án tích là gì? Án tích tiếng Anh là gì? Xóa án tích là gì? Xóa án tích đối với pháp nhân phạm tội? Căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội?

    Quyết định hình phạt khi pháp nhân thương mại phạm nhiều tội

    Quyết định hình phạt là gì? Quyết định hình phạt tiếng Anh là gì? Quyết định hình phạt đối với pháp nhân phạm nhiều tội? pháp nhân thương mại là gì? Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với các pháp nhân thương mại phạm tội?

    Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH hàng tháng mới nhất

    Đơn đề nghị chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH hàng tháng là gì? Khi nào soạn thảo đơn đề nghị chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH hàng tháng? Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH hàng tháng mới nhất 2021? Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH hàng tháng chi tiết nhất? Thủ tục chuyển nơi nhận trợ cấp BHXH hàng tháng?

     

    Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu và hướng dẫn thủ tục chuyển mới nhất

    Đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu là gì? Khi nào soạn thảo đơn đề nghị chuyển nơi lương hưu? Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu 2021 mới nhất? Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu chi tiết nhất? Thủ tục chuyển nơi nhận lương hưu?

    Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí mai táng và hướng dẫn soạn thảo đơn mới nhất

    Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí mai táng là gì? Khi nào soạn thảo đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí mai táng? Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí mai táng 2021 mới nhất? Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí mai táng chi tiết nhất? Thủ tục đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng?

     

    Mẫu đơn xin hỗ trợ khó khăn đột xuất dành cho học sinh, sinh viên mới nhất

    Đơn xin hỗ trợ khó khăn đột xuất dành cho học sinh, sinh viên? Soạn thảo đơn xin hỗ trợ khó khăn đột xuất dành cho học sinh, sinh viên để làm gì? Mẫu đơn xin hỗ trợ khó khăn đột xuất dành cho học sinh, sinh viên 2021 mới nhất? Hướng dẫn cách soạn thảo đơn xin hỗ trợ khó khăn đột xuất dành cho học sinh, sinh viên chi tiết nhất? Quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp khó khăn đột xuất?

       

    Mẫu đơn xin thực tập tại ngân hàng và hướng dẫn cơ bản công việc chi tiết nhất

    Đơn xin thực tập tại ngân hàng là gì? Soạn thảo đơn xin thực tập tại ngân hàng để làm gì? Mẫu đơn xin thực tập tại ngân hàng 2021 mới nhất? Hướng dẫn soạn thảo đơn xin thực tập tại ngân hàng chi tiết nhất? Hồ sơ xin thực tập Ngân hàng gồm những gì? Thông tin về một số Ngân hàng có thể gửi đơn xin thực tập?

    Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận kinh doanh kiểm toán mới nhất

    Đơn đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận kinh doanh kiểm toán là gì? Soạn thảo đơn điều chỉnh giấy chứng nhận kinh doanh kiểm toán để làm gì? Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận kinh doanh kiểm toán 2021 mới nhất? Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận kinh doanh kiểm toán chi tiết nhất? Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ kiểm toán?

    Mẫu đơn xin hưởng chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mới nhất

    Đơn xin hưởng chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở là gì? Khi nào soạn thảo đơn xin hưởng chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở? Mẫu đơn xin hưởng chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở 2021 mới nhất? Hướng dẫn cách soạn thảo đơn xin hưởng chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở chi tiết nhất? Quy định pháp luật về chính sách hỗ trợ phổ cập giáo dục Trung học cơ sở?

    Mẫu đơn tố cáo dạy thêm trái phép và hướng dẫn cách thức nộp đơn mới nhất

    Đơn tố cáo dạy thêm trái phép là gì? Khi nào soạn thảo đơn tố cáo dạy thêm trái phép? Mẫu đơn tố cáo dạy thêm trái phép 2021 mới nhất? Hướng dẫn cách soạn thảo mẫu đơn tố cáo dạy thêm trái phép chi tiết nhất? Cách thức nộp đơn tố cáo dạy thêm trái phép mới nhất? Một số quy định về hoạt động dạy thêm?

    Mẫu đơn tố cáo đánh nhau, hành vi cố ý gây thương tích chi tiết nhất

    Đơn tố cáo đánh nhau, hành vi cố ý gây thương tích là gì? Khi nào soạn thảo đơn cáo đánh nhau, hành vi cố ý gây thương tích? Mẫu đơn tố cáo đánh nhau, hành vi cố ý gây thương tích 2021 mới nhất? Hướng dẫn cách soạn thảo mẫu đơn tố cáo đánh nhau, hành vi cố ý gây thương tích chi tiết nhất? Thủ tục nộp đơn tố cáo đánh nhau, hành vi cố ý gây thương tích? Mức phạt đối với tội đánh người, hành vi cố ý gây thương tích? Một số lưu ý cơ bản khi viết đơn tố cáo đánh người gây thương tích?

    Mẫu đơn tố cáo việc đánh bạc, tổ chức đánh bạc trái pháp luật mới nhất

    Đơn tố cáo việc đánh bạc, tổ chức đánh bạc trái pháp luật là gì? Khi nào viết đơn tố cáo việc đánh bạc, tổ chức đánh bạc trái pháp luật? Mẫu đơn tố cáo việc đánh bạc, tổ chức đánh bạc trái pháp luật 2021 mới nhất? Hướng dẫn soạn thảo đơn tố cáo việc đánh bạc, tổ chức đánh bạc trái pháp luật chi tiết nhất? Quy định pháp luật về hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc trái phép?

     

    Mẫu đơn xin tham gia dân quân tự vệ và hướng dẫn cách thức tham gia mới nhất

    Đơn xin tham gia dân quân tự vệ là gì? Khi nào viết đơn xin tham gia dân quân tự vệ? Mẫu đơn xin tham gia dân quân tự vệ 2021 mới nhất? Hướng dẫn cách soạn thảo đơn xin tham gia dân quân tự vệ chi tiết nhất? Cách thức tham gia dân quân tự vệ mới nhất? Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của dân quân tự vệ?

    Mẫu đơn tố giác làm giả giấy tờ lừa đảo tài sản chi tiết nhất

    Đơn tố giác làm giả giấy tờ lừa đảo tài sản là gì? Khi nào soạn thảo đơn tố giác làm giả giấy tờ lừa đảo tài sản? Mẫu đơn tố giác làm giả giấy tờ lừa đảo tài sản 2021 mới nhất? Hướng dẫn soạn thảo đơn tố giác làm giả giấy tờ lừa đảo tài sản chi tiết nhất? Cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

    Mẫu đơn tố cáo về việc doanh nghiệp làm sai pháp luật chi tiết nhất

    Đơn tố cáo về việc doanh nghiệp làm sai pháp luật là gì? Khi nào soạn thảo đơn tố cáo về việc doanh nghiệp làm sai pháp luật? Mẫu đơn tố cáo về việc doanh nghiệp làm sai pháp luật chi tiết nhất 2021? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn tố cáo về việc doanh nghiệp làm sai pháp luật chi tiết nhất? Bản chất của tố cáo? Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo? Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo?

    Thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp? Làm lý lịch tư pháp ở đâu?

    Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm những ai? Pháp luật điều chỉnh vấn đề này như thế nào?

    Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất

    Việc bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây.

    Phân biệt miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt và miễn trách nhiệm hình sự

    miễn hình phạt là gì? Miễn chấp hành hình phạt là gì? Miễn trách nhiệm hình sự là gì? Phân biệt miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt và miễn trách nhiệm hình sự?

    Các trường hợp không áp dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự

    Thời hiệu thi hành bản án hình sự là gì? Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án là gì? Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án tiếng Anh là gì? Các trường hợp không áp dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự? So sánh quy định về thời hiệu thi hành bản án hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và Bộ luật Hình sự năm 2015?

    Mẫu đơn đề nghị miễn giảm thuế nhập khẩu, xuất khẩu mới nhất

    Đơn đề nghị miễn giảm thuế nhập khẩu, xuất khẩu là gì? Mục đích của đơn đề nghị miễn giảm thuế nhập khẩu, xuất khẩu? Mẫu đơn đề nghị miễn giảm thuế nhập khẩu, xuất khẩu 2021? Hướng dẫn viết đơn đề nghị miễn giảm thuế nhập khẩu, xuất khẩu? Hồ sơ, thủ tục miễn thuế khi làm thủ tục hải quan?

    Xem thêm

    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
    18/03/2021
    Giả mạo chữ ký phạm tội gì? Hình phạt đối với hành vi làm giả chữ ký?
    09/02/2021
    Trách nhiệm khi giả mạo chữ ký? Tội làm giả chữ ký người khác?
    09/02/2021
    Thế nào là lừa đảo? Một hành vi thế nào được coi là lừa đảo?
    09/02/2021
    Xử lý hành vi lừa đảo qua mạng? Luật về lừa đảo qua mạng?
    09/02/2021
    Làm gì khi mua hàng trên mạng bị lừa? Tố cáo tội phạm lừa đảo qua mạng?
    09/02/2021
    Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu? Luật kiện lừa đảo qua mạng?
    09/02/2021
    Xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội Facebook
    09/02/2021
    Xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Tố cáo hành vi lừa đảo?
    09/02/2021
    Mua hàng qua mạng bị lừa phải làm thế nào để lấy lại tiền?
    09/02/2021