Theo quy định của pháp luật, hành vi giả mạo chữ ký của công chứng viên là hành vi vi phạm. Vậy hành vi giả mạo chữ ký của công chứng viên bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giả mạo chữ ký của công chứng viên bị xử lý hành chính như thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 6 Điều 15
– Hành vi giả mạo chữ ký của công chứng viên: xử phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 35 triệu đồng.
– Ngoài việc bị xử phạt tiền, pháp luật quy định biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trên là buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm.
2. Giả mạo chữ ký của công chứng viên nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản có bị đi tù?
Giả mạo chữ ký là hành vi vi phạm pháp luật, thực tế có nhiều trường hợp cá nhân giả mạo chữ ký để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác (thường gặp trong các hợp đồng mua bán tài sản,
* Khung 1: Mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Cá nhân có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng hành vi gian dối, giá trị chiếm đoạt từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.
– Cá nhân có hành vi gian đối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà dưới 2 triệu đồng, tuy nhiên thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn còn vi phạm.
+ Trước đó đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc một trong các tội bao gồm tội cướp tài sản (Điều 168); tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169); tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170); tội cướp giật tài sản (Điều 171); tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172); tội trộm cắp tài sản (Điều 173); tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175); tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290) mà còn vi phạm.
+ Thực hiện hành vi và có gây ảnh hướng xấu đến an ninh, trật tự hay an toàn xã hội.
+ Thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và tài sản đó là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hay gia đình họ.
* Khung 2: Mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có tổ chức.
– Tính chất chuyên nghiệp khi thực hiện hành vi.
– Giá trị tài sản chiếm đoạt từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng.
– Tái phạm nguy hiểm.
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để chiếm đoạt tài sản.
* Khung 3: Mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
– Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
– Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để chiếm đoạt tài sản.
* Khung 4: Mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
– Giá trị tài sản chiếm đoạt từ 500 triệu đồng trở lên.
– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để nhằm chiếm đoạt tài sản.
Bên cạnh đó, ngoài mức phạt tù như trên thì người thực hiện hành vi phạm tội còn bị phạt tiền mức từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Hay cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đồng thời, bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3. Một số mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm khác trong hoạt động hành nghề công chứng:
Hành vi vi phạm | Mức xử phạt |
Đối với văn bản công chứng có từ 02 trang trở lên không thực hiện đánh số thứ tự từng trang. | Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng |
Trong trường hợp phiếu yêu cầu công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định mà vẫn thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch | |
Không mang theo thẻ công chứng viên khi hành nghề | |
Tham gia không đầy đủ nghĩa vụ bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm theo quy định | |
Thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định | Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 7 triệu đồng |
Thực hiện công chứng không đúng thời hạn quy định | |
Thực hiện sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng không đúng quy định | |
Có hành vi sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng | |
Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng | |
Không dùng tiếng nói hoặc chữ viết là tiếng Việt | |
Không tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên | |
Tại cùng 1 thời điểm, hướng dẫn nhiều hơn 02 người tập sự | |
Hướng dẫn tập sự khi không đủ điều kiện theo quy định | |
Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của người hướng dẫn tập sự theo quy định | |
Trong trường hợp không có phiếu yêu cầu công chứng thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch | |
Trong trường hợp thành phần hồ sơ có giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch | |
Có hành vi từ chối hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng không có lý do chính đáng | |
Có hành vi tiết lộ thông tin về nội dung công chứng mà không được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu công chứng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác | Phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng |
Thực hiện công chứng khi thiếu chữ ký của công chứng viên, thiếu chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu công chứng vào từng trang của hợp đồng, giao dịch | |
Thực hiện công chứng khi không kiểm tra, đối chiếu bản chính giấy tờ trong hồ sơ công chứng theo quy định trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch | |
Có hành vi nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng theo quy định, thù lao công chứng đã xác định và chi phí khác đã thoả thuận | |
Thực hiện ghi lời chứng trong văn bản công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định | |
Thực hiện ghi lời chứng không đúng nội dung: + Tên của Hợp đồng, giao dịch. + Chủ thể hợp đồng, giao dịch. + Thời gian hoặc địa điểm công chứng. | |
Không giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng | |
Không tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm | |
Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp người ký kết hợp đồng, giao dịch không có hoặc vượt quá thẩm quyền đại diện | |
Công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở | Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng |
Công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ, chồng; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi | |
Có hành vi cho người khác sử dụng thẻ công chứng viên để hành nghề công chứng | |
Có hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.