Khái quát về hợp đồng vay tài sản? Yêu cầu hoãn nợ, gia hạn thời gian trả góp có được không?
Hợp đồng vay tài sản là một trong những loại hợp đồng dân sự, theo đó thì bên vay có nghĩa vụ phải thanh toán cho bên cho vay đúng theo thỏa thuận. Vậy quy định cụ thể về hợp đồng vay tài sản ra sao, bên vay có thể yêu cầu hoãn nợ, gia hạn thời gian trả góp có được không? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Luật sư
1. Khái quát về hợp đồng vay tài sản?
Hợp đồng vay tài sản được quy định tại Điều 463
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Định nghĩa này đã chứa dụng chủ thể của hợp đồng vay bao gồm bên cho vay và bên vay, đồng thời nghĩa vụ chính của mỗi chủ thể. Quy định này cũng cho thấy, hợp đồng vay bao gồm hợp đồng vay có lãi và hợp đồng vay không có lãi. Hợp đồng vay tài sản là một loại hợp đồng phổ biến trên thực tế, được xác lập hàng ngày, hàng giờ cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội.
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có mục đích chuyển quyền sở hữu đối với tài sản vay. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản vay là thời điểm bên vay nhận tài sản đó. Khi bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay, bên vay sẽ có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt số tài sản đã vay, trừ trường hợp có điều kiện của bên cho vay về việc sử dụng tài sản.
Hợp đồng vay là một loại hợp đồng tương đối phức tạp, sự phức tạp này thể hiện ở ngay khía cạnh đặc điểm của hợp đồng này. Theo đó, các đặc điểm của hợp đồng vay bao gồm:
– Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thuận hoặc hợp đồng thực tế.
– Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng đơn vụ hoặc song vụ.
– Hợp đồng vay là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù.
2. Yêu cầu hoãn nợ, gia hạn thời gian trả góp có được không?
Nghĩa vụ trả lại tài sản của bên vay đối với bên cho vay được xác định dựa trên loại tài sản vay, cụ thể: (1) Nếu tài sản vay là tiền thì bên vay phải trả đủ tiền khi đến hạn. Đối với đối tượng vay là tiền thì các bên chỉ quan tâm đến loại tiền vay (nội tệ hoặc ngoại tệ), số lượng vay; (ii) nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong thực tế, vay vật áp dụng phổ biến với đối tượng là vàng, thóc, gạo… Khi thực hiện nghĩa vụ trả vật thì bên cho vay phải trả vật cùng loại với tài sản bên cho vay đã chuyển giao, đảm bảo chất lượng và số lượng đúng với loại tài sản mà bên vay đã vay. Quy định này chỉ đề cập đến hai loại tài sản vay là tiền và vật vì cả về mặt lý luận và thực tiễn, giấy tờ có giá, quyền tài sản không được coi là đối tượng của hợp đồng vay tài sản.
– Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. Về nguyên tắc, bên vay phải trả lại cho bên cho vay theo đúng loại tài sản họ đã được vay. Nếu tài sản vay là tiền thì bên vay phải trả tiền; nếu tài sản vay là vật thì bên vay phải trả vật (cùng loại, đúng chất lượng, số lượng). Tuy nhiên, nếu bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo giá trị của vật đã vay (định giá vật vay ra tiền). Việc định giá vật vay ra tiền được xác định theo giá tại địa điểm và thời điểm trả nợ. Chỉ áp dụng việc trả tiền thay cho vật khi bên cho vay đồng ý. Ví dụ: A cho B vay 5 chỉ vàng 9999 trong thời gian 3 năm. Đến thời điểm trả nợ, A đồng ý cho B trả bằng tiền vay thì trả vàng, khoản tiền B phải trả cho A tương đương với số tiền mua 5 chỉ vàng 9999 tại thời điểm trả nợ.
– Địa điểm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay đối với bên cho vay được xác định như sau: (1) Địa điểm trả nợ được xác định theo thỏa thuận của các bên: các bên có thể thỏa thuận địa điểm trả nợ là nơi cư trú (hoặc trụ sở) của bên cho vay hoặc bên vay; hoặc các bên cũng có thể thỏa thuận ở một địa điểm bất kì nào khác; (ii) Nếu các bên không thỏa thuận về địa điểm trả nợ thì địa điểm trả nợ được xác định là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay. Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, tâm lý của bên cho vay và phù hợp với quy định chung tại điểm b khoản 2 Điều 277, trường hợp các bên không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản.
Hợp đồng vay tài sản gồm hợp đồng vay có lãi và hợp đồng vay không có lãi. Việc trả lãi theo hợp đồng chỉ đặt ra đối với hợp đồng vay có lãi. Tuy nhiên, trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay (khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này) trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Đối với hợp đồng vay có lãi thì bên cạnh việc trả tiền gốc đầy đủ, bên vay còn phải trả tiền lãi theo đúng thỏa thuận với bên cho vay. Lãi chính là khoản tiền hoặc lợi ích vật chất mà bên vay phải trả thêm ngoài số tiền hoặc vật đã vay de cho bên cho vay. Lãi được chuyển từ người vay sang người cho vay khi hết hạn hợp đồng hoặc tùy sự thỏa thuận của các bên (các bên có thể thỏa thuận trả lãi theo tháng, theo quý…). Lãi tỉ lệ thuận với nợ gốc, lãi suất và thời gian vay.
Trường hợp khi đến hạn mà bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
+ Đối với lãi trong hạn: (1) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả. Đối với lãi trong hạn, bên vay phải trả tiền lãi trên nợ gốc theo đúng lãi suất mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng (thỏa thuận lãi suất đúng quy định) vay tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn bên vay chưa trả. Công thức tính lãi trong hạn = Nợ gốc x lãi suất theo thỏa thuận x thời hạn vay. Quy định này đã giải quyết triệt để các tranh cãi xung quanh việc có tính lãi hay không tính đối với số tiền lãi quá hạn.
+ Đối với lãi quá hạn: Thời điểm chuyển sang nợ quá hạn tính từ ngày tiếp ngay sau ngày đến kỳ hạn trả nợ ghi trên hợp đồng; với trường hợp hợp đồng không có kỳ hạn thì là thời điểm trả nợ khi các bên
Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đây là trường hợp đến hạn trả nợ nhưng bên vay không trả đúng hạn cho bên cho vay. Trường hợp này, bên vay phải trả lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả. Công thức tính lãi trên nợ gốc quá hạn = Nợ gốc chưa trả x 150% x Lãi suất theo hợp đồng x thời gian chậm trả.
Bên cạnh những sửa đổi, bổ sung phù hợp thì các quy định về hợp đồng vay cũng còn điểm thiếu sót khi chưa quy định về nguyên tắc tính lãi đối với tài sản vay không phải là tiền bởi thực chất, các quy định về tính lãi trong hợp đồng vay chỉ mới áp dụng được nếu tài sản vay là tiền. Trên thực tế, để tính lãi đối với tài sản vay là vật (vàng, kim khí quý, đá quý, thóc, gạo…) thì các bên trong hợp đồng quy đổi vật ra tiền để làm cơ sở tính lãi trong hạn và lãi quá hạn.
Bên cạnh đó việc thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn được quy định tại Điều 470
Kỳ hạn vay là một trong các nội dung mà cả bên vay và bên cho vay đều chú trọng khi giao kết hợp đồng, do đó, trên thực tế, đa phần các hợp đồng vay đều xác định kỳ hạn. Phương thức thực hiện đối với hợp đồng vay có kỳ hạn dựa theo tính chất của hợp đồng vay là có đền bù hoặc không có đền bù.
– Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi: Đây là hợp đồng vay mà các bên ấn định cụ thể về thời điểm trả nợ và bên cho vay không tính lãi đối với khoản tiền Đối với hợp đồng này thì: (i) bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc vay. nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý; (ii) còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
– Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi: Đây là hợp đồng vay mà các bên ấn định cụ thể về thời điểm trả nợ và thỏa thuận về việc trả lãi. Đối với hợp đồng này thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi, pháp luật không cho phép bên cho vay được quyền đòi lại tài sản trước thời hạn. Bởi vì nếu cho phép bên cho vay đòi tài sản trước thời hạn sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên vay và có thể gây thiệt hại cho bên vay. Hơn nữa, trong thời hạn vay, bên vay không chuẩn bị hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ trước thời hạn. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của bên vay là bên yếu thế trong quan hệ vay.
Ngoài ra, tại Điều 5
Như vậy, qua phân tích ở trên có thể thấy bên vay nợ có thể yêu cầu hoãn nợ, gia hạn thời gian trả góp nếu được bên cho vay đồng ý.