Gói thầu là gì? Tiêu chí xác định giá gói thầu? Giá gói thầu có bao gồm chi phí thuế và phí bảo vệ môi trường không? Chi phí dự phòng trong Đấu thầu?
Hiện nay, hoạt động đấu thầu luôn được diễn ra thường xuyên, trong qua trình lựa chọn các nhà thầu để cung cấp các dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa và xây lắp hay trong quá trình thực hiên các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Do đó, có rất nhiều hoạt động cần lựa chọn nhà thầu và hoạt động xác định giá gói thầu được thực hiện như thế nào. Trong hoạt động xác định giá gói thầu thì giá gói thầu có bao gồm chi phí thuế và phí bảo vệ môi trường không? Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp những quy định mới nhất của pháp luật về giá gói thầu trong đấu thầu.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật Đấu thầu 2013;
– Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT.
1. Gói thầu là gì?
Căn cứ khoản 16, điều 4,
Nhà thầu chính được quy định tại Khoản 35 Điều 4 Luật Đầu tư năm 2013 thì nhà thầu chính được hiểu là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.
Nhà thầu phụ được quy định tại Khoản 36 Điều 4 Luật Đầu tư năm 2013 thì nhà thầu phụ được hiểu là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
2. Tiêu chí xác định giá gói thầu:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Đấu thầu 2013 và khoản 2 Điều 5 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT thì giá gói thầu được xác định dựa trên các tiêu chí chính sau đây:
– Thứ nhất, giá gói thầu được xác định dựa trên căn cứ về tổng mức đầu tư;
– Thứ hai, giá gói thầu được xác định dựa trên tổng mức dự toán đối với các dự án đã được phê duyệt trước khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
–Thứ ba, dựa trên các dự toán mua sắm đối với việc mua sắm thường xuyên.
–Thứ tư, dựa trên các thông tin được cung cấp về giá trung bình áp dụng theo thống kê của các dự án đã được thực hiện trong khoảng thời gian xác định nào đó; theo ước tính của tổng mức đầu tư dựa trên định mức suất đầu tư hoặc sơ bộ tổng mức đầu tư. Phương pháp xác định giá gói thầu này chỉ áp dụng đối với các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi và giá gói thầu.
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT thì giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư của dự án. Trường hợp dự toán đã được phê duyệt trước khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì căn cứ dự toán để lập giá gói thầu. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng (chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính (nếu có)), phí, lệ phí và thuế. Đối với các gói thầu có thời gian thì việc thực hiện hợp đồng ngắn và không sảy ra việc phát sinh rủi ro hoặc trượt giá thì chi phí dự phòng được quy định là tính bằng không. Chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu nhưng không được vượt mức tối đa do pháp luật chuyên ngành quy định. Theo quy định của thông tư này thì giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.
Ngoài ra, Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi thì giá các gói thầu này được chủ đầu tư xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định nào đó mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận khi đầu tư, ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư và thực hiện sơ bộ tổng mức đầu tư.
Căn cứ vào khoản 2, Điều 35, Luật đấu thầu năm 2013, Giá thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án và dự toán mua sắm đối với việc mua sắm thường xuyên. Giá được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết.
2. Giá gói thầu có bao gồm chi phí thuế và phí bảo vệ môi trường không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật đấu thầu năm 2013 quy định về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với từng gói thầu thì tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.
Cũng theo Khoản 2 Điều này thì giá gói thầu có bao gồm chi phí thuế và phí bảo vệ môi trường như sau:
“2. Giá gói thầu:
a) Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán (nếu có) đối với dự án; dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;
b) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin về giá trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư; sơ bộ tổng mức đầu tư;
c) Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.”
Như vậy, đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định dựa trên cơ sở các thông tin về giá quy định trung bình theo thống kê của các dự án đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định, Ngoài ra cần ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư sơ bộ tổng mức đầu tư. Trường hợp trong gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì cần phải thực hiện việc ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá. Như vậy trong trường hợp này thì giá gói thầu theo quy định là có bao gồm cả chi phí thuế và phí bảo vệ môi trường.
Do đó, đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn đầu tư cho gói thầu hoặc phương thức thu xếp vốn hoặc thời gian cấp vốn để thanh toán cho nhà thầu; trong trường hợp sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi thì trong gói thầu cũng phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ và vốn đối ứng trong nước.
– Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hay quốc tế được quy định tại khoản 4 Điều 35 Luật đấu thầu năm 2013
Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được quy định tại khoản 5 Điều 35 Luật đấu thầu năm 2013 như sau: thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.
Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải xác định rõ loại hợp đồng theo quy định tại Điều 62 của Luật này để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; ký kết hợp đồng.
Như vậy, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.
3. Chi phí dự phòng trong Đấu thầu
Theo Khoản 2 Điều 5 thông tư sô 03/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì chi phí dự phòng trong đấu thầu bao gồm các loại chi phí như: chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính trong đấu thầu.
Do đó, Việc xác định chi phí dự phòng được chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quản lý chi phí xây dựng công trình và đặc thù của từng gói thầu mà việc xác định chi phí dự phòng của các gói thầu là khác nhau. Chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất, thời gian, địa điểm thi công của mỗi gói thầu và những yếu tố liên quan khác để quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng nhưng việc sử dụng này phải bảo đảm sự phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành về quản lý chi phí xây dựng công trình. Như vậy, khi tham dự thầu thì các nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính và thương mại sao cho phù hợp nhất theo quy định của pháp luật hiện hành.