Hiện nay, với xu thế mở rộng quan hệ ngoại giao giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, các hoạt động ngoại thương đang ngày càng phát triển đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia tiến hành giao thương với nhau, trong số đó có hoạt động gia công quốc tế. Vậy gia công quốc tế là gì?
Mục lục bài viết
1. Gia công quốc tế là gì?
Trước khi đi vào nghiên cứu và phân tích về hoạt động gia công thực phẩm chức năng, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu đôi chút về thuật ngữ gia công để có những kiến thức cơ bản góp phần phục vụ cho việc tìm hiểu rõ ràng và dễ hiểu hơn về lĩnh vực gia công quốc tế.
Gia công là một phương thức sản xuất hàng hóa, trong đó người đặt gia công sẽ cung cấp toàn bộ đơn hàng, mẫu mã, máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, nguyên phụ vật liệu,… và các điều kiện khác đảm bảo hoạt động sản xuất sản (người đặt gia công trực tiếp tổ chức, quản lý sản xuất) và nhận về sản phẩm hoàn chỉnh từ phía người nhận gia công. Người nhận gia công sẽ sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu, giao sản phẩm đó cho người đặt gia công và nhận tiền công dựa trên số lượng sản phẩm đã làm ra.
Và gia công quốc tế về cơ bản cũng là một hoạt động gia công điều khác biệt lớn nhất của nó nằm ở yếu tố quốc tế phát sinh trong mối quan hệ này. Yếu tố quốc tế hay gọi theo một cách dễ hiểu chính là yếu tố nước ngoài dùng để nói đến những hoạt động giao dịch, những lĩnh vực gia công có sự xuất hiện của các yếu tố nước ngoài như:
– Chủ thể tham gia mối quan hệ gia công là người nước ngoài;
– Các nghĩa vụ thực hiện các giao dịch, các hợp đồng gia công được thực hiện tại nước ngoài
– Đối tượng của hoạt động gia công tại nước ngoài.
Gia công quốc tế là phương thức giao dịch kinh doanh trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công).
Bản chất gia công quốc tế là hình thức mua bán giữa tiền và dịch vụ. Một bên chấp nhận thuê bên kia gia công là muốn mua sức lao động gia công với giá rẻ của bên nhận gia công. Bên nhận gia công thực chất là muốn bán sức lao động hay cung ứng dịch vụ gia công để có thu lợi nhuận.
Do đó, xét về khía cạnh quốc tế hóa thì gia công quốc tế là hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ. Phần lớn các công ty kinh doanh ở các quốc gia phát triển đều thiếu lao động phổ thông nên chi phí lao động rất cao.
Trong tiếng anh Gia công quốc tế có tên gọi là International processing.
2. Đặc điểm của gia công quốc tế:
Gia công quốc tế mang những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, hoạt động gia công gắn liền với hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu: Bên đặt gia công quốc tế chuyển giao nguyên vật liệu để bên nhận gia công chế tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh và xuất khẩu trả lại cho bên đặt gia công. Chuỗi hoạt động đó liên quan đến các nghiệp vụ xuất khẩu và nhập khẩu nên có sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất gia công và ngoại thương (đây cũng là tính chất quốc tế của hoạt động gia công này).
Mặt khác, hàng hóa được gia công thường là những mặt hàng thông thường có sức lao động kết tinh trong giá trị lớn do đó không đòi hỏi nhiều chất xám. Từ đặc điểm đó dẫn đến hoạt động gia công quốc tế thường diễn ra theo một chiều. Phần lớn các nước phát triển là các bên đặt gia công và các nước kém phát triển là các bên nhận gia công bởi các nước kém phát triển thường có nguồn lao động thể lực lớn dồi dào còn các nước phát triển lại có nguồn lực kinh tế lớn để thuê gia công
Thứ hai, hoạt động gia công là hoạt động cung ứng dịch vụ giữa bên gia nhận gia công và bên đặt gia công: Công việc gia công quốc tế bản chất là hoạt động cung ứng dịch vụ gia công mà bên nhận gia công đang kinh doanh. Người đặt gia công sẽ sử dụng dịch vụ gia công này, tiến hành cung cấp các nguyên vật liệu cần thiết tạo ra sản phẩm để bên nhận gia công tiến hành gia công giúp bên đặt gia công thu lại số lượng sản phẩm gia công hoàn chỉnh từ phía bên nhận gia công, đổi lại họ sẽ chi trả những chi phí gia công cho bên nhận gia công; ngược lại bên nhận gia công có nghĩa vụ thực hiện công việc gia công theo yêu cầu của bên đặt gia công và theo sự thỏa thuận từ trước bên nhận gia công giao hàng đúng địa điểm, thời gian cụ thể cho bên thuê gia công và nhận thù lao;
3. Các hình thức gia công quốc tế:
Có nhiều tiêu chí khác nhau về hình thức gia công quốc tế cụ thể:
Xét về hình thức thanh toán phí gia công ta có: Hình thức gia công khoán và gia công thực thanh thực chi
– Hình thức gia công khoán: Có nghĩa là bên đặt gia công khoán cho bên nhận gia công một khoản chi phí nhất định để bên nhận gia công tự quản lý và hạch toán các khoản chi trong phạm vi của hoạt động gia công tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
– Hình thức thực thanh thực chi: Bên đặt gia công chỉ thanh toán những chi phí thực tế do bên nhận gia công chi ra. Chi phí gia công trong hình thức này được tính như là chi phí lương của lao động.
Xét về quyền chuyển giao sở hữu nguyên vật liệu và thành phẩm ta có: Hình thức giao nguyên vật liệu và nhận thành phẩm và hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm.
– Hình thức giao nguyên vật liệu và nhận thành phẩm: Về nguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động gia công sẽ không có sự chuyển giao quyền sở hữu.
– Hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm: Ngược lại với hình thức trên ở hình thức này có sự chuyển giao về sở hữu nguyên vật liệu trong giai đoạn gia công. Hình thức này thường áp dụng khi bên nhận gia công có trình độ quản lý cao và hệ thống hạch toán giá thành và chi phí chính xác.
Xét về chủ thể tham gia ta có: Gia công hai bên và gia công nhiều bên.
– Gia công hai bên: là hình thức gia công mà trong suốt quá trình gia công tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh chỉ có một bên đặt gia công với một bên gia công.
– Gia công nhiều bên: là hình thức gia công mà có một bên đặt hàng nhưng nhiều bên gia công. Hình thức gia công quốc tế này khác với hình thức gia công mà một bên nhận gia công cho nhiều bên tham gia.
4. Các lưu ý với hợp đồng gia công quốc tế:
Khi nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, đơn vị nhận gia công và đơn vị đặt gia công phải tiến hành thỏa thuận và giao kết hợp đồng gia công. Sau đây là một số lưu ý mà bạn cần phải chú ý khi giao kết hợp đồng gia công để tránh những thiệt hại, khó khắn không đáng có xảy ra.
Về Hình thức, nội dung hợp đồng gia công:
Quy định về hình thức, nội dung hợp đồng gia công theo quy định hiện hành như sau: Hợp đồng gia công được quy định tại Điều 179
Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của
– Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.
– Tên, số lượng sản phẩm gia công.
– Giá gia công.
– Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.
– Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.
– Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có).
– Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.
– Địa điểm và thời gian giao hàng.
– Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.
– Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Để thuận tiện trong quá trình làm các thủ tục, cũng như là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh sau này, hợp đồng gia công nên được lập bằng văn bản, có đầy đủ chữ ký và dấu của các bên liên quan. Đồng thời lưu lại một bản hợp đồng.
Về ngôn ngữ hợp đồng gia công
Theo quy định hiện hành, nếu ngôn ngữ hợp đồng gia công bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt thì khi làm các thủ tục liên quan không cần dịch. Do đó, để thuận tiện trong quá trình làm việc, hợp đồng gia công nên được thực hiện bằng tiếng Anh, hoặc tiếng Việt hoặc song ngữ cả tiếng anh và tiếng việt.
Về thông báo hợp đồng,
Theo quy định hiện hành (Điều 56.82 Thông tư 1 số 25/VBHN-BTC ngày 06/09/2018 Quy định về Thủ tục hải qua, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu; thuế nhập khẩu và Quản lý thuế đối với hàng hóa Xuất khẩu, nhập khẩu); người nhận gia công có trách nhiệm
“Trước khi thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, thiết bị, máy móc phục vụ hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm
Tổ chức, cá nhân chỉ thông báo một lần và thông báo bổ sung khi có sự thay đổi về các nội dung đã thông báo. Số tiếp nhận hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công được khai trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị và sản phẩm để thực hiện hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công tại ô giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu theo hướng dẫn tại mẫu số 01, mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.”
Về thanh lý hợp đồng gia công
Khi hợp đồng Gia công kết thúc, hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng, thống nhất phương án xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa. Theo quy định tại điều 64.88 Thông tư 1 số 25/VBHN-BTC ngày 06/09/2018, “Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc thực hiện các thủ tục giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công…“