Hiện nay, việc ghi lô đề online qua điện thoại, tin nhắn, zalo diễn ra khá phổ biến tại nước ta. Vậy hoạt động ghi lô đề online qua điện thoại, tin nhắn, Zalo bị xử lý thế nào? Dưới đây là bài phân tích làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Thế nào là ghi lô đề online qua điện thoại, tin nhắn, Zalo?
Lô đề là khái niệm chỉ trò chơi cá cược dự đoán kết quả xổ số kiến thiết hàng ngày, trong đó đoán 2 hoặc 3 số cuối của giải đặc biệt gọi là đoán đề, đoán 2 hoặc 3 số cuối của tất cả các giải gọi là đoán lô. Ghi lô đề được hiểu là việc các cá nhân, tổ chức tiến hành thực hiện ghi lại dự đoán kết quả xổ số hàng ngày cho người đánh. Về bản chất, mọi hành vi chơi lô đề đều hướng tới mục đích được, thua bằng tiền hoặc hiện vật, tài sản.
Thực tế hiện nay, hoạt động lô đề diễn ra như sau: Cá nhân có nhu cầu đánh lô đồ sẽ tìm đến người ghi lô đề. Lúc này, người đánh sẽ bỏ ra một số tiền nhất định để ghi con số mà mình muốn. Người ghi sẽ ghi lại con số và số tiền tương ứng. Nếu dự đoán kết quả này trùng với kết quả của xổ số, thì người ghi sẽ phải trả cho người đánh số tiền tương đương với mức giá theo quy định chung. Trong trường hợp kết quả không đúng với dự đoán, người đánh lô đề sẽ bị mất số tiền mà mình bỏ ra.
Đánh lô đề và ghi lô đề diễn ra hết sức phổ biến. Hoạt động đánh lô đề và ghi lô đề là bị cấm theo quy định của pháp luật. Nếu bị phát giác, đối tượng tham gia hoàn toàn có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, song song với sự phát triển của các nền tảng công nghệ số, hoạt động ghi lô đề cũng dần có sự chuyển biến. Trước đây, khi muốn đánh đề, các cá nhân sẽ phải đến trực tiếp nơi người ghi ở để ghi lô đề. Còn hiện tại, việc đánh và ghi lô đề còn được thực hiện online qua điện thoại, tin nhắn, zalo.
Ghi lô đề online qua điện thoại, tin nhắn, Zalo là việc cá nhân, tổ chức tiến hành ghi lại dự đoán kết quả xổ số của cá nhân khác qua điện thoại, tin nhắn. Hoạt động này diễn ra hết sức phổ biến. Nó gây ra những tác động nhất định cho lợi ích của các chủ thể tham gia, cũng như công tác quản lý Nhà nước của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
2. Ghi lô đề online qua điện thoại, tin nhắn, Zalo bị xử lý thế nào?
Ghi lô đề online qua điện thoại, tin nhắn, Zalo cũng được xem là hành vi đánh bạc trái phép. Do đó, nếu vi phạm, chủ thể vi phạm hoàn toàn có thể bị xử phạt hành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2.1. Xử phạt hành chính:
Hành vi mua số lô, số đề là hành vi đánh bạc trái phép. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi mua số lô, số đề bị xử phạt hành chính từ 200.000 đồng – 500.000 đồng. Đồng thời, điểm a Khoản 3 Điều luật này cũng quy định rõ, người bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô đề hoặc là người giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng cũng bị coi là hành vi đánh bạc trái phép và bị xử phạt từ 2 triệu – 5 triệu đồng.
Theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 28 Nghị định 144/2021, người thực hiện hành vi tổ chức đánh đề (tổ chức mạng lưới số lô, số đề) bị phạt từ 10 triệu – 20 triệu đồng.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn L, 36 tuổi, thường trú tại Quảng Ninh. Anh L thực hiện ghi lô đề từ năm 2019. Đến đầu năm 2020, anh L nhận ghi lô đề qua tin nhắn, zalo. Cuối năm 2022, anh L bị cơ quan chức năng có thẩm quyền phát hiện ra hành vi ghi lô đề. Qua điều tra, cán bộ chức năng phát giác anh L thu lợi từ việc ghi lô đề với số tiền là 4 triệu đồng. Hành vi của anh L được xét vào diện người thực hiện hành vi tổ chức đánh đề, và bị xử phạt hành chính với số tiền là 15 triệu đồng.
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Như đã nói ở trên, ghi, đánh lô đề cũng được xem là hành vi đánh bạc. Do đó, khi có đủ căn cứ chứng minh việc ghi lô đồ của các cá nhân, tổ chức, thì những đối tượng này hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đảm bảo những điều kiện nhất định theo quy định của
Như vậy, hành vi ghi lô đề online qua điện thoại, tin nhắn, zalo vẫn được xem là hành vi đánh bạc. Vậy nên, chủ thể vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Tùy vào số tiền mà mức xử phạt của từng đối tượng vi phạm cũng khác nhau. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định chặt chẽ của pháp luật trong việc xử lý các chủ thể đánh bạc (bao gồm cả ghi lô đề) giúp hạn chế đến mức tối đa hành vi vi phạm của các đối tượng này. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ như ngày nay, việc lợi dụng khoa học công nghệ để vi phạm diễn ra ngày càng nhiều. Điển hình là việc tổ chức ghi lô đề qua tin nhắn, zalo ngày càng phổ biến. Do đó, các quy định của pháp luật, cùng công tác điều tra, thắt chặt quản lý của cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ giúp hạn chế đến mức tối đa những hành vi vi phạm liên quan có thể xảy ra. Mục đích chung nhất là đảm bảo quyền và lợi ích của người dân, duy trì tình hình an ninh, chính trị ổn định, lâu dài,
3. Gửi tin nhắn đánh lô, đề qua điện thoại, zalo có bị coi là đánh bạc qua mạng hay không?
Hiện nay, việc gửi tin nhắn đánh lô, đề qua điện thoại, zalo diễn ra ngày càng phổ biến. Số tiền mà các chủ thể tham gia đánh và ghi cũng ở mức tương đối. Tất nhiên, đối với những hành vi vi phạm này, nếu bị phát hiện, hoàn toàn có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật về hành vi đánh bạc. Rất nhiều người cho rằng, ghi, đánh lô đề qua điện thoại, tin nhắn cũng mang đến những hệ lụy tương ứng với việc đánh lô đề trong thực tế. Bởi, nó gây ra các tệ nạn xã hội liên quan, ảnh hưởng đến nền tảng tài chính của các chủ thể tham gia, nên gửi tin nhắn đánh lô đề cũng được xem là đánh bạc qua mạng.
Tại Công văn 196/TANDTC – PC, về việc áp dụng điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự,
– Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự được hiểu là việc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để đánh bạc trực tuyến (như hình thành nên các chiếu bạc online hoặc sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để tổ chức đánh bạc, gá bạc).
– Việc người phạm tội sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử khác như là phương tiện để liên lạc với nhau (ví dụ: nhắn tin qua điện thoại, qua email, zalo, viber…. để ghi số đề, lô tô, cá độ đua ngựa…) mà không hình thành nên các trò chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến thì không thuộc trường hợp “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Bộ luật Hình sự.
Như vậy, theo quy định tại công văn này, việc nhắn tin qua điện thoại, qua email, zalo, viber…. để ghi số đề, lô tô, cá độ đua ngựa mà không hình thành nên các trò chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến thì không thuộc trường hợp “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để phạm tội”.
Vậy nên, việc gửi tin nhắn đánh lô, đề qua điện thoại, zalo không bị xem là hành vi đánh bạc qua mạng.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Công văn 196/TANDTC-PC;
Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình