Bán nhiều mặt hàng cho một khách hàng có thuế suất giá trị gia tăng khác nhau thì phải ghi hóa đơn giá trị gia tăng như thế nào cho đúng?
Có những doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại mặt hàng với các loại thuế suất khác nhau từ không chịu thuế, 0%, 5% hoặc 10%. Vậy các doanh nghiệp này khi bán hàng cho Doanh nghiệp khác có được lập hóa đơn với các mặt hàng có thuế suất khác nhau trên cùng một tờ hóa đơn không? Dựa vào các văn bản pháp luật về thuế và thông lệ về thuế hiện hành, Luật Dương Gia xin đưa ra tư vấn hướng dẫn cụ thể qua bài viết sau đây:
Mục lục bài viết
1. Có được viết hóa đơn nhiều loại thuế suất không?
Có những doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại mặt hàng với các loại thuế suất khác nhau từ không chịu thuế, 0%, 5% hoặc 10%.
Tại điều 4,
“…g) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ…”
Tại Phụ lục 04, điểm 2.6
Trường hợp hàng hoá bán ra có thuế suất thuế GTGT khác nhau phải lập bảng kê riêng cho hàng hoá bán ra theo từng nhóm thuế suất.
Căn cứ các hướng dẫn trên, Doanh nghiệp được phép thiết kế mẫu hoá đơn cho phù hợp. Để thuận tiện trong việc sử dụng của đặc thù kinh doanh, và tính thẩm mỹ của hoá đơn thì dòng thuế suất thuế GTGT được thiết kế thành cột riêng. Hoặc các mặt hàng có cùng loại thuế suất được viết thành từng mục riêng. Cuối mỗi loại mặt hàng có cùng thuế suất có dòng thuế suất ….%, tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán. Các nội dung bắt buộc khác thực hiện theo quy định. Ví dụ:
Đối với loại hóa đơn này, Doanh nghiệp vẫn đặt in và làm thông báo phát hành bình thường theo Quy định.
Nếu Doanh nghiệp đã đặt in và phát hành hóa đơn chỉ có 1 dòng thuế suất thuế GTGT, khi phát sinh bán hàng các mặt hàng có nhiều loại thuế suất khác nhau thì phải lập mỗi loại thuế suất một hóa đơn, hoặc dùng bảng kê để kê rõ những mặt hàng với từng nhóm thuế suất khác nhau để tổng hợp.
2. Hướng dẫn viết trên cùng 1 hóa đơn ghi hai mặt hàng không cùng thuế suất:
Theo
Tại thông tư 39/2014/TT-BTC có hướng dẫn việc lập hóa đơn GTGT tại điều 4 như sau:
“Điều 4. Nội dung trên hóa đơn đã lập
g) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.”
Cũng tại thông tư 39/2014/TT-BTC tại điểm b khoản 2.6 Phụ lục 4 thông tư 39 có hướng dẫn đối với việc doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa có nhiều mức thuế suất khác nhau như sau:
“Trường hợp hàng hoá bán ra có thuế suất thuế GTGT khác nhau phải lập bảng kê riêng cho hàng hoá bán ra theo từng nhóm thuế suất.”
Vậy theo thông tư 39/2014/TT-BTC Pháp luật không cấm việc lập hóa đơn có nhiều mức thuế suất khác nhau. Để đơn giản hóa thủ tục hành chính cũng như giúp doanh nghiệp chủ động trong việc tự thiết kế biểu mẫu hóa đơn riêng cho đặc thù từng doanh nghiệp Các mẫu hoá đơn tại phụ lục chỉ mang tính tham khảo. Vì thế nếu yêu cầu đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần thiết phải xuất hóa đơn có nhiều mức thuế suất khác nhau doanh nghiệp có thể thiết kế mẫu hóa đơn riêng thể hiện số dòng hoặc cột thuế xuất khác nhau để thể hiện được nhiều mức thuế suất trên cùng 1 hóa đơn chỉ cần đảm bảo đầy đủ các tiêu thức bắt buộc. Tuy nhiên trong trường hợp nếu hóa đơn doanh nghiệp đã thiết kế chỉ có 1 dòng thuế suất thì để đảm bảo việc viết hóa đơn dễ hiểm tránh hiểu lầm cho người đọc thì tốt nhất doanh nghiệp viết riêng các mặt hàng có cùng mức thuế suất trên 1 hóa đơn.
3. Làm gì khi hóa đơn đều chỉ có ghi một ô thuế suất?
Tóm tắt câu hỏi:
Doanh nghiệp tôi mới thành lập, và dự định sẽ đặt in hóa đơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp tôi có nhiều mặt hàng kinh doanh với mức thuế suất không giống nhau. Nhưng tôi thấy trên các hóa đơn đều chỉ có ghi một ô thuế suất. Vậy tôi phải làm gì đối với các loại hàng hóa có mức thuế suất khác nhau.
Luật sư tư vấn:
Khái niệm
– Người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-BTC năm 2018 thì người bán hàng và cung ứng dịch vụ bao gồm các đối tượng sau:
+ Các cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức tại Việt Nam hoặc các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài không tiến hành hoạt động kinh doanh nhưng có thực hiện việc bán hàng hóa, cung ứng các dịch vụ trên lãnh thổ nước Việt Nam;
+ Các cá nhân, tổ chức nước ngoài có kinh doanh buôn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam nhưng bán hàng ra nước ngoài;
+ Các tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam có kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam hoặc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.
– Các loại hóa đơn:
Hiện nay pháp luật nước ta quy định hóa đơn có 4 loại hóa đơn bao gồm:
– Liên hóa đơn là các tờ hóa đơn trong cùng một số hóa đơn.
Cách ghi hóa đơn bán hàng khi các mặt hàng có thuế suất khác nhau
Như bạn nêu trên thì doanh nghiệp bạn có những loại hàng hóa có các mức thuế suất khác nhau, vậy trường hợp này cách ghi hóa đơn sẽ được thực hiện như sau:
Theo quy định điểm b, mục 2.6 Phụ lục 4 của Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-BTC năm 2018 thì đối với những trường hợp mà các hàng hóa do các đơn vị cung ứng bán ra có mức thuế suất thuế giá trị gia tăng khác nhau thì phải tiến hành việc lập bảng kê riêng theo từng nhóm thuế suất cho các hàng hóa bán ra. Ví dụ một lần xuất hàng của doanh nghiệp của bạn có tổng 7 loại hàng với 03 loại thuế suất lần lượt là 0.5%, 1% và 2% thì doanh nghiệp của bạn sẽ phải lập bảng kê cho những hàng hóa có cùng mức thuế suất với nhau theo các mức thuế suất giống nhau.
Cũng tại quy định thì bản thân doanh nghiệp được tự lựa chọn hình thức, mẫu mã, chủng loại hàng hóa trên hóa đơn, bảng kê để đặt in nhưng vẫn phải đảm bảo các nội dung chính ghi trên hóa đơn.
Nếu trong trường hợp hóa đơn của doanh nghiệp đã thiết kế mà chỉ có 1 dòng thuế suất thì để đảm bảo việc viết hóa đơn có hiểu lầm cho người đọc thì tốt nhất doanh nghiệp viết riêng các mặt hàng có cùng mức thuế suất trên 1 hóa đơn.
Các hình thức của hóa đơn
Theo quy định của pháp luật thì hóa đơn gồm các hình thức sau:
– Hóa đơn điện tử. Đây là loại hóa đơn tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, loại hóa đơn được lập, khởi tạo, nhận, gửi, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản khác hướng dẫn thi hành;
– Hóa đơn tự in là loại hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra. Được in trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi thực hiện hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
– Hóa đơn đặt in là loại hóa đơn được do các tổ chức, cá nhân kinh doanh đặt các đơn vị in theo mẫu nhằm mục đích sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của mình hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in theo mẫu do bộ tài chính quy định để bán, cấp cho các cá nhân, tổ chức, hộ.
Các nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn
Một hóa đơn phải được thể hiện đầy đủ các nội dung trên 01 mặt giấy, các nội dung đó bao gồm:
– Tên loại hóa đơn.
– Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn, trong đó:
+ Ký hiệu hóa đơn là hệ thống các chữ cái tiếng Việt và hai chữ số cuối của năm một dấu hiệu để phân biệt hóa đơn bằng hệ thống chữ cái tiếng Việt và 02 chữ số cuối của năm in hóa đơn đặt in nếu là hóa đơn đặt in hoặc của năm bắt đầu sử dụng hóa đơn được ghi trên thông báo phát hành hoặc năm hóa đơn được in ra đối với hình thức hóa đơn tự in.
+ Ký hiệu mẫu số hóa đơn theo quy định được xác định là thông tin thể hiện ký hiệu của tên loại hóa đơn, số liên, số thứ tự mẫu trong 01 loại hóa đơn (lưu ý là 01 loại hóa đơn có thể có nhiều mẫu).
– Số thứ tự của hóa đơn.
Số thứ tự của hóa đơn là một số thứ tự được viết theo dãy số tự nhiên thuộc ký hiệu hóa đơn, gồm có bảy chữ số trong một ký hiệu của hóa đơn.
– Tên của liên hóa đơn.
Pháp luật Việt Nam quy định mỗi số hóa đơn bắt buộc phải có từ hai liên hóa đơn trở lên và số liên hóa đơn tối đa không quá 9 liên.
+ Đối với liên 01 dùng để người cung cấp hóa đơn lưu trữ.
+ Đối với liên 02 dùng để giao cho người mua hàng hóa, dịch vụ của bên bán.
+ Đối với các liên từ liên thứ 03 trở đi thì sẽ được đặt tên theo công dụng, mục đích cụ thể của người tạo hóa đơn, do họ tự quy định. Tuy nhiên đối với hóa đơn do cơ quan thuế cấp lẻ thì bắt buộc phải có 03 liên, trong đó liên thứ 3 là liên sẽ do cơ quan thuế lưu lại.
– Thông tin của người bán và người mua, bao gồm:
Tên (Họ và tên đối với cá nhân, tên đăng ký kinh doanh đối với các tổ chức, doanh nghiệp), địa chỉ cư trú hoặc địa chỉ đăng ký kinh doanh và mã số thuế.
– Các thông tin về hàng hóa:
Nội dung trên hóa đơn phải thể hiện các thông tin về hàng hóa bao gồm:
Tên của hàng hóa, dịch vụ; số lượng; đơn vị tính; đơn giá; thành tiền (mục này phải đảm bảo phải có chỗ để ghi cả bằng số và bằng chữ). Riêng đối với trường hợp các tổ chức kinh doanh, bán và cung ứng hàng hóa, dịch vụ mà có sử dụng phần mềm kế toán theo hệ thống phần mềm của công ty mẹ mà công ty mẹ là Tập đoàn đa quốc gia thì đối với mục đơn vị tính sẽ được sử dụng bằng tiếng Anh thay cho Tiếng Việt dựa trên hệ thống phần mềm của Tập đoàn đó.
– Chữ ký của người mua và người bán. Lưu ý bắt buộc phải ký và ghi rõ họ và tên, đóng dấu người bán (nếu có).
– Ngày, tháng, năm lập hóa đơn.
– Thông tin của tổ chức nhận in hóa đơn. Trên hóa đơn phải thể hiện các thông tin bao gồm tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn, bao gồm cả trường hợp tổ chức nhận in tự in hóa đơn đặt in.