Tai nạn giao thông là điều không ai mong muốn, tuy nhiên trên thực tế khi tham gia giao thông có rất nhiều tình huống bất ngờ xảy ra mà không ai mong muốn. Vậy gây tai nạn do tình huống bất ngờ là gì? Khi gây tai nạn trong tình huống bất ngờ có phải bồi thường không?
Mục lục bài viết
1. Gây tai nạn do tình huống bất ngờ là gì?
Gây tai nạn trong tình huống bất ngờ có thể hiểu là trong quá trình tham gia giao thông người điều khiển phương tiện đang di chuyển đúng theo quy định của luật giao thông đường bộ nhưng lại có một tình huống bất ngờ xảy ra khiến cho họ không xử lý kịp thời dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Trong những tình huống này họ không thấy trước được hậu quả và không buộc phải thấy trước được hậu quả của hành vi này.
Ví dụ: Chị A đang tham gia giao thông, điều khiển phương tiện của mình đi đúng làn đường dành cho xe ô tô. Tuy nhiên khi đang di chuyển thì có một chiếc xe đạp đi vào làn bên trong đang di chuyển thì bị một xe khác đi từ đằng sau húc vào làm người đi xe đạp ngã ra làn đường dành cho xe ô tô. Lúc này chị A đang di chuyển thì đã không kịp dừng xe mà đâm vào xe của họ làm xe đạp bị hư hỏng nặng.
Tại Điều 20 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về sự kiện bất ngờ như sau: Người nào thực hiện hành vi gây nguy hại cho xã hội nhưng trong trường hợp không thể thấy trước được hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hiểm đó thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
– Hành vi gây nguy hại cho xã hội có thể là hành vi hợp pháp hoặc hành vi bất hợp pháp.
Ví dụ: Ông C đang di chuyển trên đường theo đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ(hành vi hợp pháp), bỗng nhiên lại có một người khác cũng đang di chuyển trên đường tạt qua đầu xe anh C một cách đột ngột với khoảng cách gần đến mức không thể xử lý việc dừng xe, do đó anh C đã tông xe vào người này (hậu quả nguy hại) và người này tử vong ngay lập tức. Do đó có thể thấy người điều khiển phương tiện giao thông là anh C đã thực hiện một hành vi hợp pháp nhưng lại gây ra một hậu quả nguy hại cho xã hội.
Việc không thể thấy trước được hậu quả hoặc không bắt buộc phải nhìn thấy trước hậu quả. Ta tiếp tục phân tích ví dụ nêu trên, chúng ta thấy rằng việc anh C điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật về luật giao thông đường bộ thì chẳng có lý do gì để anh ta phải thấy trước được hậu quả của việc chết người xảy ra từ việc anh C đang lái xe theo đúng luật luật cả và cũng không bắt buộc anh C phải thấy được, lường trước được việc có người nào đó lao ra và tạt đầu xe anh C rồi gây ra hậu quả chết người.
2. Gây tai nạn giao thông do tình huống bất ngờ có phải bồi thường không?
Người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông mà gây tai nạn giao thông trong tình huống bất ngờ có thể sẽ bị xử phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường về mặt dân sự. Để đưa ra những biện pháp xử lý trong trường hợp này cần phải dựa vào nhiều yếu tố
Trước tiên ta cần phải xác định việc điều khiển xe gây tai nạn có vi phạm luật giao thông đường bộ hay không để xác định về trách nhiệm hành chính hoặc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
2.1. Người điều khiển xe gây tai nạn có lỗi:
Người điều khiển xe gây tai nạn có lỗi thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường về mặt dân sự, bị phạt xử lý vi phạm hành chính theo lỗi của mình gây ra quy định tại
– Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc những trường hợp sau đây sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng ngoài ra họ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Gây tai nạn dẫn đến hậu quả chết người
+ Gây tai nạn mà gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể trên 61% trở lên
+ Gây tai nạn mà gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%
+ Gây tai nạn mà làm thiệt hại về tài sản trị giá từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng
– Ngoài ra tại khoản 2 điều này người nào gây tại nạn mà thuộc những trường hợp sau đây có thể bị phạt tù từ 03 đến 10 năm từ giam
+ Người điều khiển xe gây tai nạn không có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật
+ Khi điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông mà có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép theo quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác
+ Khi gây tai nạn mà bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn
+ Gây tai nạn khi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông
+ Gây tai nạn khi tham gia giao thông mà làm chết 02 người
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỉ lệ tổn thương cơ thể của 02 người này từ 122% đến 200%
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỉ đồng
– Người nào gây tai nạn giao thông thuộc các trường hợp dưới đây sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Gây tai nạn khi tham gia giao thông làm chết 03 người trở lên
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này trên 201 %
+ Gây thiệt hại về tài sản trị giá 1,5 tỉ đồng trở lên
– Khi vi giao thông đường bộ trong khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thuộc các trường hợp nêu tại khoản 3 nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng và phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm
– Người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm các chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm một số công việc nhất định từ 01 đến 05 năm
2.2. Người điều khiển xe gây tai nạn không có lỗi:
Điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông mà người điều khiển xe gây tai nạn không có lỗi. Do tình huống bất ngờ mới xảy ra tai nạn tức là trong trường hợp không thể thấy trước được hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn giao thông quy định tại Điều 260
Người gây tai nạn trong tình huống bất ngờ có thể được loại trừ trách nhiệm xử phạt hành chính.
Họ có thể không phải bồi thường thiệt hại về mặt dân sự do tài sản bị thiệt hại bởi họ không có lỗi để xảy ra hậu quả bởi tình huống bất ngờ quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015.
3. Cần phải làm gì khi gây tai nạn giao thông?
Khi xảy ra tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn phải có trách nhiệm sau:
+ Dừng lại ngay phương tiện, xem xét tình hình của người gây tai nạn để đưa đi cấp cứu kịp thời tránh trường hợp xấu xảy ra, giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn
+ Phải ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu vì lý do đe dọa đến tính mạng, nhưng sẽ phải đến cơ quan công an gần nhất để trình báo
+ Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để điều tra xác thực thông tin về vụ tai nạn
– Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn phải có trách nhiệm bảo vệ hiện trường vụ tai nạn, giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn, báo tin luôn cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, phải bảo vệ tài sản của người bị nạn, phối hợp với cơ quan điều tra để xác thực về vụ tai nạn nếu có yêu cầu.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017