Trật tự công cộng thể hiện trạng thái ổn định trong hoạt động của chủ thể quản lý. Mang đến các tiếp cận quyền, lợi ích tham gia vào địa điểm công cộng của người dân. Hành vi gây rối trật tự công cộng là đang xâm phạm đến các quyền, lợi ích ấy. Trong một số trường hợp, hành vi này có thể bị khởi tố hình sự.
Mục lục bài viết
1. Gây rối trật tự công cộng là gì?
Khái niệm:
“Gây rối trật tự công cộng” là hành vi được thực hiện có chủ đích của các đối tượng. Cố ý với các hoạt động, tác động làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng. Mang đến các mất trật tự theo chủ đích của đối tượng đó. Thường mang đến lợi ích không chính đáng cho chính họ hoặc chủ thể khác trong ràng buộc lợi nhuận.
Với các hoạt động cũng như quy định trong sử dụng nơi công cộng được các cơ quan khác bảo đảm. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội. Làm khuấy động với các ổn định và bảo đảm trật tự đang được thực hiện. Và thường được thực hiện bởi một hay một nhóm người. Các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác sử dụng nơi công cộng bị xâm phạm.
Trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng với phạm vi tương ứng cách thức tiếp cận. Và nghiêm trọng hơn có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội. Các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ. Các quy định pháp luật không được bảo vệ và tôn trọng. Bị xâm phạm làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của nhà nước.
Hành vi gây rối trật tự công cộng:
Là các hành vi có chủ đích nhằm gây rối, mất an ninh, trật tự chung đang được thiết lập và thực hiện. Xâm phạm đến con người, đến quyền hoặc các lợi ích hợp pháp khác. Hoặc xâm phạm đến sở hữu, các giá trị lợi ích chung bị lôi kéo cho nhóm lợi ích riêng lẻ.
Diễn ra tại nơi công cộng, trong quản lý chung của nhà nước.
Nơi công cộng được xác định là:
Trong đó, nơi công cộng là nơi phục vụ chung cho nhiều người. Với các hoạt động được tổ chức sử dụng tự do trong khuôn khổ giữ gìn, tôn trọng trật tự chung và mọi người xung quanh. Được hiểu là:
– Những địa điểm “kín” như rạp hát, rạp chiếu bóng…. Phục vụ cho các nhu cầu có trả phí, có đơn vị tổ chức quản lý cụ thể.
– Hoặc địa điểm “mở” như sân vận động, công viên, đường phố,… Nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện tập thể.
Mà ở đó các hoạt động chung của xã hội được tổ chức. Được diễn ra thường xuyên hoặc không thường xuyên. Nhưng xác định là nơi công cộng có mục đích sử dụng chung. Không phân biệt về đối tượng, tuổi tác, giới tính,… trong các quyền lợi tiếp cận.
2. Gây rối trật tự công cộng tiếng Anh là gì?
Gây rối trật tự công cộng tiếng Anh là Disturbing public order.
3. Khi nào thì bị khởi tố hình sự?
3.1. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Được hiểu với các mức độ nghiêm trọng của hành vi. Và cần thiết có các biện pháp giáo dục, cưỡng chế. Điều 318
– Người nào thực hiện các hành vi gây rối trật tự công cộng.
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội/ Hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này/ Hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khi đó, đối tượng thực hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, với các tác động ảnh hưởng đến trật tự công cộng được bảo đảm. Khi đã được cơ quan nhà nước giáo dục, cưỡng chế với hành vi này trước đó. Và thực hiện tiếp tục các hành vi này chứng tỏ đối tượng chưa nhận thức được sai phạm của mình. Cần có biện pháp nghiêm khắc hơn, tước đi một số quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Với hình phạt được áp dụng có thể là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù.
Các quy định pháp luật hình sự:
Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội gây rối trật tự công cộng như sau:
“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
Như vậy:
Tội gây rối trật tự công cộng xác định với tội phạm được thực hiện. Bảo đảm các dấu hiệu cấu thành mặt khách quan và chủ quan. Là hành vi cố ý phá vỡ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng. Được xây dựng và bảo đảm trong quản lý của nhà nước hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao trách nhiệm.
Trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng. Phá vỡ nếp sống văn minh, các nguyên tắc tuân thủ chung trong quyền và nghĩa vụ của công dân. Cũng có thể thực hiện với các đe dọa, gây nguy hiểm.
Ở đây, các mức độ nguy hiểm xác định với các hình phạt tăng dần. Mang đến ràng buộc nhận thức và sửa đổi đối với các đối tượng trong quá trình chấp hành hình phạt.
3.2. Yếu tố cấu thành Tội gây rối trật tự công cộng?
Các yếu tố cấu thành tội phạm gây rối trật tự công cộng gồm 4 yếu tố cơ bản:
– Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:
+ Về hành vi.
Có hành vi gây rối trật tự công cộng. Được xác định tác động đến các quy định chung, các quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ. Phá vỡ các ổn định được xây dựng và thực hiện đối với các địa điểm công cộng đó. Và thường đã được phản ánh bằng quy định, nội quy hay điều luật cụ thể.
Đây là hành vi của những người có thái độ coi thường trật tự công cộng. Phản ánh thông qua hành vi cụ thể để tác động lên các chủ thể, các đối tượng. Cụ thể như:
– Có lời nói thô tục, thiếu chuẩn mực. Nhằm xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng;
– Có hành vi thô bạo, ảnh hưởng quyền lợi trong sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. Xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng. Đặc biệt là phụ nữ, người già và trẻ em;
– Có hành vi dùng vũ lực tác động lên các sự vật, hiện tượng. Để quậy phá, làm hư hỏng tài sản của nhà nước, của công dân ở nơi công cộng. Như đập phá tượng đài, làm hư các biểu tượng, tranh cổ động, xe ô tô,… Trong khi các tài sản đó mang đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được pháp luật bảo vệ.
+ Tính chất, mức độ của hành vi:
Thể hiện với một trong ba tính chất đánh giá về mức độ như sau:
– Hành vi nêu trên phải gây hậu quả nghiêm trọng. Các hậu quả được thể hiện với hướng dẫn đánh giá các tiêu chí cụ thể.
– Hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này. Đã có các hành vi tương tự với mức độ nghiêm trọng thấp hơn. Các xử phạt hành chính chưa làm tác động, thay đổi nhận thức của đối tượng. Cần thiết áp dụng các biện pháp cưỡng chế cao hơn trong cải tạo đối tượng. Trong đó, các xử lý hình sự được thực hiện.
– Hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới. Thời gian phạm tội và chấp hành hình phạt chưa lâu. Đối tượng vẫn tiếp tục thực hiện các hành vi tương tự trong gây rối trật tự công công. Thì đối tượng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
– Các hậu quả được xác định:
+ Xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng.
Các hậu quả nghiêm trọng hơn có thể gây ra. Không đơn giản là gây rối và làm mất an ninh, an toàn nói chung. Như:
+ Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;
+ Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tô chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
+ Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;
+ Làm chết người…
Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khỏe và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất đến an ninh, trật tự, quy định được thực hiện của các cơ quan quản lý.
– Khách thể: Hành vi nêu trên trước tiên có thể xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng. Với tính chất quy định, hiệu quả sử dụng nơi công cộng của con người. Đồng thời còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. Là các quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ. Hoặc chính các tài sản trong phạm vi quản lý của nhà nước.
– Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Tính chất chủ quan xác định với các chủ đích, tính toán tiếp cận mục tiêu. Đồng thời có các tác động trong hành vi thực hiện. Và dấu hiệu lỗi giúp xác định, quy trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội.
– Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Và phải chịu các trách nhiệm trong mức độ, hậu quả của hành vi gây ra.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.