Người đang bị tạm giữ, tạm giam có được gặp người thân? Người đang bị tạm giữ, tạm giam có được gặp luật sự không?
Trên thực tế thì hiện tượng những cá nhân, chủ thể vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật hình sự nói riêng là vộ cung nhiều trên vả quy mô phạm tội, hình thức phạm tội và tính chất phạm tội của từng loại tội phạm cũng khác nhau. Đối với những người vi phạm các quy định của pháp luật hình sự thì được gọi chung là người phạm tội thì đều để lại những hậu quả gây ảnh hưởng đến pháp luật và những người bị người phạm tội này gay hại đến. Bên cạnh đó, mức hình phạt của Luật hình sự và tố tụng hình sự không dừng lại ở mức phạt hành chính hay kỷ luật như các lỗi vi phạm khác mà theo như quy định của pháp luật hình sự thì người phạm tội sẽ phải chịu hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Chính vì để đảm bảo người có hành vi phạm tội không bỏ trốn, không gây ra thêm các hành vi phạm tội khác thì pháp luật này đã đưa ra các quy định về việc bắt tạm giữ, tạm giam đối với những đối tượng này.
Tuy nhiên trong quá trình người bị tạm giữ, tạm giam thì để đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể này thì pháp luật cũng có những quy định liên quan đến việc người bị tạm giữ, tạm giam được quyền gặp người thân, luật sư của. Vậy pháp luật đã quy định về nội dung cụ thể về việc gặp người thân, luật sư của người bị tạm giữ, tạm giam có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về gặp người bị tạm giữ, tạm giam như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ năm 2015
–
1. Người đang bị tạm giữ, tạm giam có được gặp người thân?
1.1. Quy định về quyền gặp người thân
Trên cơ sở quy định tại Điều 3 của Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ năm 2015 có định nghĩa về khái niệm của người bị tạm giam là: “Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ”
Theo quy định của pháp luật, cụ thể tại Điểm d, khoản 1, Điều 9 Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ năm 2015 về Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam quy định Người bị tam giam có quyền sau đây: “Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự”. Trong đó, theo khoản 8 Điều 3 luật này, thân nhân của người bị tạm giam, tạm giữ bao gồm:
– Người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại;
– Bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng;
– Vợ, chồng;
– Anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
– Cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.
Như vậy, người bị tạm giữ, tạm giam theo như quy định của pháp luật để có thể đảm bảo quyền lợi của những đối tượng này nhất có thể thì pháp luật hình sự và tố tụng hình sự hiện hành cũng đã đưa ra các quy đinh về việc người bị tạm giữ, tạm giam có quyền gặp người thân là vợ, chồng, bố, mẹ, ông bà, con cái, anh chị em… là những chủ thể được pháp luật quy định và cũng đã được tác giả nêu ra ở trên.
1.2. Thời gian gặp thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
– Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ.
– Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý.
– Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.
Trong đó, thời điểm thăm gặp do Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định và
1.3. Thủ tục để được thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Cũng dựa trên cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015; khoản 2 Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định thủ tục xin gặp người bị tạm giữ, tạm giam như sau:
Bước 1: Thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình, một trong các loại giấy tờ tùy thân sau:
Khoản 2 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam quy định: “Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ.”
Cụ thể, khi đến thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam phải xuất trình một trong các loại giấy tờ được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA như sau:
– Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh;
– Giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ chứng minh quan hệ thì phải có đơn đề nghị, có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền;
– Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì đơn đề nghị thăm gặp phải dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
Như vậy, nếu không có một trong các loại giấy tờ trên thì không được thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam.
Bước 2: Theo Khoản 1 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015; Khoản 3, 4, 5 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định thời gian thăm người bị tạm giữ, tạm giam, cụ thể:
– Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ, kể cả ngày nghỉ, mỗi lần gặp không quá một giờ.
– Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng, thời gian gặp trong giờ làm việc, mỗi lần gặp không quá một giờ.
– Trường hợp người bị tạm giữ chuyển sang bị tạm giam hoặc người bị tạm giam mà thời gian tạm giam không đủ một tháng trong tháng đó thì vẫn được giải quyết gặp thân nhân một lần.
Bước 3: Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp không quá 03 thân nhân trong mỗi lần gặp; các trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.
Bước 4: Ngôn ngữ sử dụng trong thăm gặp là tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt thì phải có phiên dịch hoặc cán bộ biết tiếng dân tộc hoặc tiếng nước đó tham gia.
Như vậy, để người thân của người tạm giam có thể gặp được những người bị coi là có tội đến một vụ án hình sự thì cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về việc chấp hành chuẩn bị về các giấy tờ mà pháp luật hiện hành đã quy định và được tác giả đã nêu ra ở bước 1 ở trên để có thể vào gặp người bị tạm giữ, tạm giam. Đồng thời thì thì việc gặp người thâm của người bị tạm giữ, tạm giam cũng được quy định số lần gặp và thời giam gặp của mỗi lần, số người tối đa được gặp cụ thể như đã được nêu thì cần phải thật sự lưu ý để không trái với quy định của pháp luật hiện hành.
2. Người đang bị tạm giữ, tạm giam có được gặp luật sư không?
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có quyền được mời luật sự bào chưa cho mình hoặc không mời. Chính vì thế mà đối với bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam, nếu có đơn yêu cầu người bào chữa thì Cơ quan điều tra, cơ sở giam giữ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết.
Cũng theo như định của pháp luật hiện hành, thì khi người bào chữa đề nghị gặp thân chủ, đã xuất trình văn bản thông báo người bào chữa và thẻ luật sư, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân thì cơ quan đang thụ lý vụ án phải bố trí để người bào chữa gặp mặt những bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam. Không những thế mà cơ quan điều tra cần đồng thời thực hiện việc phổ biến cho người bào chữa biết quy định của trụ sở cơ quan điều tra và yêu cầu chấp hành nghiêm chỉnh.
Khi người bào chữa đề nghị gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì cơ quan đang quản lý người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thực hiện theo quy định tại Điều 80 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Bên cạnh đó, Cơ quan đang quản lý người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết việc gặp của người bào chữa để cử người phối hợp với cơ sở giam giữ giám sát cuộc gặp nếu xét thấy cần thiết. Đồng thời, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì người bào chữa có thể thông báo trước việc gặp thân chủ cho điều tra viên đang thụ lý vụ án. Cơ quan điều tra, cơ sở giam giữ không được hạn chế số lần và thời gian trên một lần gặp của người bào chữa với người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam.