Trong thời gian gần đây, xã hội nổi cộm lên những vấn đề về tệ nạn xã hội, một vấn đề vẫn luôn hiện hữu trong đời sống mặc dù nhà nước ta đã đẩy mạnh công tác phòng chống các tệ nạn xã hội trên mọi phương diện. Một trong những tệ nạn phổ biến là gá bạc. Vậy gá bạc là gì? Dấu hiệu và mức xử phạt đối với hành vi gá bạc?
Mục lục bài viết
1. Gá bạc là gì?
Gá bạc được hiểu là hành vi cho thuê, cho mượn hoặc đi thuê, mượn địa điểm, phương tiện để cho người khác sử dụng làm nơi tụ tập để đánh bạc.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư thì : ” Gá bạc là hành vi cho sử dụng địa điểm làm nơi thực hiện việc đánh bạc để trục lợi. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự xã hội, tạo điều kiện cho hành vi đánh bạc là hành vi không chỉ ảnh hưởng xấu đến gia đình và cá nhân người chơi mà còn có thể là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội và tội phạm khác. Là hành vi giúp sức đánh bạc, thể hiện ở việc tạo điều kiện về địa điểm cho người có hành vi đánh bạc nhưng có thêm dấu hiệu riêng là mục đích trục lợi”.
Từ đó có thể thấy rằng, hành vi gá bạc là hành vi mà người thực hiện hành vi này không nhất thiết phải trực tiếp tham gia đánh bạc, nhưng người phạm tội gá bạc sử dụng lợi ích vật chất của mình để gián tiếp thực hiện hành vi đánh bạc, ví dụ như: Cho người khác mượn vật chất, tài sản là nhà cửa, xe cộ, tàu thuyền,… của mình để đánh bạc…với mục đích là thu lợi nhuận về cho cá nhân. Trên thực tế, có nhiều trường hợp người tổ chức đánh bạc, gá bạc, người đánh bạc đồng thời đều là cùng một người.
2. Đặc điểm của hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc:
Từ những phân tích nêu trên, có thể xác định được đặc điểm cơ bản của hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc bao gồm những đặc điểm sau:
Thứ nhất, Người phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là người có năng lực hành vi dân sự, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi để chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi này và thực hiện hành vi này xuất phát từ ý chí chủ quan của cá nhân người thực hiện một cách có lỗi cố ý trực tiếp.
Thứ hai, hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là hành vi mà người thực hiện tổ chức cho người khác thực hiện hành vi đánh bạc trái với quy định của pháp luật, thông qua các hành vi khách quan, điển hình như: Lôi kéo, rủ rê hoặc tạo điều kiện cơ sở vật chất cần thiết cho việc thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ ba, hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc là hành vi gây nguy hại mà khách thể là trật tự công cộng, an ninh xã hội. Hành vi này dẫn theo nhiều hệ lụy mà cả người chơi, người đánh bạc và người tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc đều phải chịu hậu quả.
3. Hậu quả của việc tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc:
Việc tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc gây ra những hậu quả không hề nhỏ đến đời sống kinh tế của người dân và thậm chí là nền kinh tế nước nhà, không những vậy hành vi này còn gây mất trật tự an toàn xã hội. Đây sẽ là cơ hội cho người dân tụ tập đánh bạc dẫn đến việc gây thiệt hại về kinh tế của người chơi, từ đó gây nguy cơ mất đoàn kết, mất cân bằng kiểm soát nhận thức của cá nhân những người chơi và đi đến hậu quả xâm phạm danh dự, nhân phẩm hoặc xâm hại tính mạng, sức khỏe của người khác, rộng hơn là ảnh hưởng đến an ninh trật tự của xã hội.
4. Quy định về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc:
Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy được hành vi gá bạc là một trong các tệ nạn xã hội cần được phải kiểm soát chặt chẽ và ngăn chặn kịp thời. Chính vì lẽ đó mà hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc đã được pháp luật Việt Nam quy vào trách nhiệm hình sự. Cụ thể, Điều 322
“1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;
d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.”
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, có thể thấy pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể, chi tiết để xử lý hành vi phạm pháp luật này. Ngoài việc chịu trách nhiệm pháp luật về hình sự thì trong một số trường hợp nhất định, người có hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái pháp luật còn có khả năng chịu hình phạt bổ sung, hình phạt bổ sung này có thể là phạt tiền số tiền từ 20.000.000 đồng, thậm chí lên đến 100.000.000 đồng, ngoài ra người vi phạm còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Từ những hậu quả mà hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc có thể gây ra, cùng những hình thức xử phạt nghiêm khắc do pháp luật quy định đối với hành vi vi phạm pháp luật này. Mỗi chúng ta nên nhận thức rõ được dấu hiệu, quy trình thực hiện, hậu quả và trách nhiệm pháp lý của hành vi này, để bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội tránh khỏi được sự đe dọa, ảnh hưởng xấu của các tệ nạn xã hội.
Trên đây là những nội dung liên quan đến hành vi gá bạc và hậu quả, trách nhiệm pháp lý của hành vi này. Luật Dương Gia rất mong đem lại được những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Như vậy, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc có cấu thành tội phạm như sau:
– Chủ thể: chủ thể của tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc không phải là chủ thể đặc biệt nên chủ thể khi đạt độ tuổi nhất định theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự có hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự.
– Khách thể: khách thể của tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là trật tự công cộng, trật tự an toàn xã hội.
– Lỗi: người tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc có lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp.
– Hành vi khách quan:
+) Tổ chức đánh bạc: là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, cưỡng bức, đe dọa người khác tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu người có hành vi tổ chức ra việc đánh bạc để thoả mãn việc đánh bạc của mình và cùng tham gia đánh bạc với những người mà mình tổ chức để đánh bạc thì người tổ chức đánh bạc chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
+) Gá bạc: là dùng địa điểm đang do mình quản lý sử dụng để cho người khác đánh bạc thu tiền. Chỉ coi là gá bạc nếu chứa chấp việc đánh bạc và lấy tiền còn nếu vì nể nang mà cho người khác dùng địa điểm đang do mình quản lý, sử dụng để đánh bạc thì không bị coi là gá bạc. Nếu người gá bạc mà còn cùng tham gia đánh bạc thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả tội đánh bạc nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội đánh bạc.
Hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có quy mô lớn. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thuộc một trong các trường hợp sau đây là với quy mô lớn:
a) Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
b) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; khi đánh bạc có phân công người canh gác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp, điện thoại… để trợ giúp cho việc đánh bạc;
c) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.